3 sai lầm trong sơ chế rau củ quả có thể khiến chất dinh dưỡng biến mất, thậm chí chuyển hóa thành chất độc gây hại và những lưu ý cần nhớ khi chọn lựa và chế biến

Minh Hà | 19-11-2021 - 19:29 PM

(Tổ Quốc) - Việc chế biến rau xanh không đúng sẽ làm mất chất dinh dưỡng, thậm chí còn ẩn chứa các nguy cơ gây bệnh.

Rau củ quả luôn là thực phẩm được khuyến khích ưu tiên dùng bởi những lợi ích to lớn mà chúng mang lại. Thế nhưng việc chế biến rau củ quả luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu bởi nếu không thực hiện đúng cách lượng dinh dưỡng trong rau củ có thể dễ mất đi.

3 sai lầm trong sơ chế rau củ quả có thể khiến chất dinh dưỡng biến mất, thậm chí chuyển hóa thành chất độc gây hại và những lưu ý cần nhớ khi chọn lựa và chế biến  - Ảnh 1.

Ăn và chế biến đúng cách để thực sự hấp thụ các chất dinh dưỡng. Ảnh: Zhihu

3 sai lầm khi chế biến rau xanh có thể khiến chất dinh dưỡng biến mất, thậm chí chuyển hóa thành chất độc gây hại

1. Tích trữ rau quá lâu

Để tiết kiệm thời gian, nhiều bà nội trợ thường chỉ đi chợ một lần cho cả tuần, mua đủ loại thực phẩm và rau quả về "chất" trong tủ lạnh. Mặc dù tiết kiệm được thời gian nhưng lại là nguyên nhân mất đi nhiều dinh dưỡng.

Ví dụ, các loại rau giàu vitamin C như rau ngót, rau cải sẽ hao tổn 84% vitamin C nếu để ở nhiệt độ 20oC trong 1 ngày. Nếu cần thiết phải "tích trữ" thì nên để ở nơi khô ráo, thoáng mát và không có ánh mặt trời.

2. Cắt trước khi rửa

3 sai lầm trong sơ chế rau củ quả có thể khiến chất dinh dưỡng biến mất, thậm chí chuyển hóa thành chất độc gây hại và những lưu ý cần nhớ khi chọn lựa và chế biến  - Ảnh 2.

Nên rửa sạch trước khi cắt rau để giữ nguyên chất dinh dưỡng. Ảnh: Sinanews

Đây là thói quen cực kỳ sai lầm mà nhiều bà nội trợ mắc phải. Lý giải cho trường hợp này đó là vitamin tồn tại ở trong rau dưới dạng nước nên dễ bị hòa tan trong nước khi rửa. Ngoài ra, vi khuẩn và chất bẩn có thể xâm nhập vào vết cắt làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Bên cạnh đó, việc cắt rau và rửa rau xong mà không nấu ngay cũng khiến cho lượng vitamin có trong rau thất thoát khá lớn qua quá trình bốc hơi nước. Khi nấu các loại rau củ không nên thái quá nhỏ sẽ dễ làm mất chất dinh dưỡng.

3. Không rửa rau kỹ

Rau trồng thông thường có chứa peptit như trong cần tây, rau chân vịt, ớt và cà chua. Nếu rửa rau không kỹ và nấu ngay, rất có khả năng bạn sẽ nuốt phải dư lượng hóa chất gây hại cho sức khỏe, có thể gây đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy. 

Do đó, hãy ngâm rau trong nước khoảng 10-15 phút rồi rửa lại bằng nước để đảm bảo loại bỏ hết hóa chất, ngay cả với rau hữu cơ.

3 bí quyết chọn mua rau củ quả nhất định phải biết 

3 sai lầm trong sơ chế rau củ quả có thể khiến chất dinh dưỡng biến mất, thậm chí chuyển hóa thành chất độc gây hại và những lưu ý cần nhớ khi chọn lựa và chế biến  - Ảnh 3.

Đây là một nguyên tắc đơn giản mà các bà nội trợ nên ghi nhớ. Việc chọn rau trái theo đúng mùa không những giúp hạn chế lượng thuốc trừ sâu, thuốc kích thích mà còn dễ "săn" được rau ngon, hàm lượng dinh dưỡng cao và giá cũng mềm hơn so với những rau quả trái mùa. Ảnh: Aboluowang

1. Mùa nào thức nấy

Đây là một nguyên tắc đơn giản mà các bà nội trợ nên ghi nhớ. Việc chọn rau trái theo đúng mùa không những giúp hạn chế lượng thuốc trừ sâu, thuốc kích thích mà còn dễ "săn" được rau ngon, hàm lượng dinh dưỡng cao và giá cũng mềm hơn so với những rau quả trái mùa.

Khoảng thời gian chính giữa mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 6), thuốc trừ sâu và hóa chất bảo quản được sử dụng "điên cuồng" nhằm đối phó với mùa phát triển của sâu bệnh cũng như với thời tiết khô nóng. Vì vậy, trong những tháng này, nên chọn mua các loại quả gọt vỏ được. Còn vào mùa đông sắp tới, các bà nội trợ có thể an tâm thở phào vì đây là mùa của rất nhiều loại rau như cải, súp lơ, cà rốt, khoai tây, khoai lang, táo, lê và các loại bí… 

2. Quan sát bên ngoài

Chỉ nên chọn những loại rau quả còn nguyên vẹn, có màu sắc tự nhiên và giòn chắc. Cảm giác nhẹ bỗng, thậm chí hơi hụt tay khi cầm rất có thể là dấu hiệu của việc "ngậm" thuốc tăng trưởng quá liều. 

Và đừng quên một mẹo nhỏ để phân biệt "chín cây" và "chín ép" đó là chọn quả có cuống còn xanh, lúc kéo nhẹ vẫn dính chặt phần trái, tránh xa những loại quả còn tươi nhưng núm cuống thâm nhũn hay thậm chí còn dính thuốc bảo quản dưới dạng hạt lấm tấm.

3. Ngửi mùi

Vào những mùa cao điểm, hóa chất bảo vệ được dùng nhiều đến mức tồn dư và có thể ngửi thấy mùi hắc hay thậm chí còn vết lấm tấm ngay trên bề mặt rau quả.

Mẹo chế biến rau củ giúp "khử" bớt hóa chất

Một bước không thể thiếu trước khi rửa rau củ là ngâm chúng trong nước khoảng 15 – 20 phút. Ngoài nước sạch thông thường, mọi người có thể có thể sử dụng nước muối 5%, dung dịch thuốc tím 1% hoặc nước vo gạo.

Tiếp theo, dùng vòi nước xối mạnh và rửa rau ít nhất 3-4 lần. Đối với các loại rau có lá rộng, cần rửa sạch từng lá một và nhớ đừng bỏ sót các kẽ lá.

Đối với các loại rau củ chịu được nhiệt độ cao, nên chần qua nước sôi khoảng 2 phút sau đó nấu ở nhiệt độ cao. Trong quá trình nấu, mọi người cũng có thể mở hé nắp vung để hóa chất có thể thoát ra ngoài theo đường hơi nước.

Ngoài các bước cơ bản trên, các bà nội trợ cũng lưu ý nên gọt vỏ đối với các loại củ quả và hạn chế sử dụng nước luộc rau khi không đảm bảo được nguồn gốc của rau củ.

Lưu ý, các loại rau cần phải phải nấu chín: bắp cải, các loại đậu, nấm, khoai, măng, sắn, cà tím... 

3 sai lầm trong sơ chế rau củ quả có thể khiến chất dinh dưỡng biến mất, thậm chí chuyển hóa thành chất độc gây hại và những lưu ý cần nhớ khi chọn lựa và chế biến  - Ảnh 4.

Lười tới mấy cũng phải nấu chín kỹ các loại rau củ này nếu không sẽ ăn phải độc tố. Ảnh: Internet

Các loại rau họ cải như bắp cải, súp lơ, cải thảo… có chứa nhiều chất chống oxy hóa và cũng là nguồn chất xơ phong phú.Tuy nhiên loại rau này khi ăn sống dễ gây đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy hoặc khó tiêu, làm gia tăng gánh nặng cho dạ dày dẫn đến tình trạng đau dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, những loại rau này cũng chứa một hàm lượng nhỏ goitrin có tác dụng chống oxy hóa nhưng lại làm cản trở khả năng hấp thụ iot gây ra bệnh bướu cổ. Do đó nên nấu chín trước khi ăn để loại bỏ chất có hại cho cơ thể.Vì vậy, các loại rau họ cải cần được nấu chín để loại bỏ các chất có hại. 

Đậu nành, đậu tây đỏ, đậu đen và các loại đậu khác có hàm lượng hemagglutinin cao. Ăn sống những loại đậu này có thể gây ra các triệu chứng ngộ độc như buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy trong thời gian ngắn. Ngoài ra, nếu ăn một lượng lớn sẽ dễ gây ra bệnh thiếu máu huyết tán. 

Sắn có chứa chất glycoside cyanogenic. Khi ăn sống có thể gây ngộ độc cyanide dẫn đến hẹp cổ họng, buồn nôn và nôn, đau đầu. Ăn 150-300g sắn sống có thể gây ngộ độc và thậm chí tử vong. Do đó, hãy nhớ nấu chín kỹ trước khi ăn. 

Thực phẩm thích hợp để ăn sống 

3 sai lầm trong sơ chế rau củ quả có thể khiến chất dinh dưỡng biến mất, thậm chí chuyển hóa thành chất độc gây hại và những lưu ý cần nhớ khi chọn lựa và chế biến  - Ảnh 5.

Những loại rau củ ăn sống 'tốt gấp nghìn lần' nấu chín. Ảnh: Internet

Các nhà dinh dưỡng học cho biết, cũng có rất nhiều loại rau sống thích hợp, giàu vitamin C như củ cải trắng, ớt ngọt, mướp đắng, cải xoăn, tỏi, hành, rau diếp, ô liu... Ngoài ra, mặc dù dưa chuột thông thường trên thị trường cũng rất giàu vitamin C nhưng lại có chất oxidase. Chất này sẽ phá hủy vitamin C của các thực phẩm khác, lúc này cho thêm một ít giấm trắng vào có thể ức chế chất oxy hóa. Ngoài ra, bạn có thể thêm một chút hạt hoặc giấm dầu để giúp cơ thể hấp thụ thuận lợi các chất dinh dưỡng tan trong chất béo.

Theo Aboluowang

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM

Tết an vui với ưu đãi miễn phí bảo dưỡng từ Panasonic

Dịp cuối năm là thời điểm mỗi gia đình đều chú trọng tân trang cho ngôi nhà của mình cũng như quan tâm đến sức khỏe cho các thành viên. Hiểu được mong muốn đó, Panasonic triển khai chương trình chăm sóc khách hàng thường niên 2024 với nhiều ưu đãi hấp dẫn, giúp bạn và cả nhà chuẩn bị một mùa Tết khỏe mạnh và an lành.