Trẻ em là niềm hy vọng của gia đình và chúng cần được bảo vệ và chăm sóc. Tuy nhiên, ngày nay, việc nuôi dạy con khó khăn hơn và nhiều vấn đề khác nhau thường xuyên xuất hiện.
Nhiều bậc phụ huynh loay hoay với vấn đề chiều cao của con mình. Không ít bậc cha mẹ chọn cho con những loại thuốc bổ, cá, cua, trứng, sữa... để cải thiện chiều cao cũng như bảo vệ sức khoẻ. Tuy nhiên, một số loại thức ăn có nhiều gia vị có thể ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển chiều cao của trẻ.
Sự tăng trưởng và phát triển của trẻ không thể thiếu các loại dinh dưỡng. Tuy nhiên, cha mẹ chỉ cần bổ sung với một lượng tương đối ổn định thì cơ thể mới có thể được duy trì ở trạng thái cân bằng.
3 món gia vị thường gặp trong các bữa ăn đã âm thầm "đánh cắp" chiều cao của trẻ:
1. Đường
Trong bữa tối, không nên cho con ăn đồ quá ngọt, nếu không sẽ dễ khiến trẻ chậm tăng cân, không cao lớn. Ngoài ra, sau khi ăn xong phải súc miệng, đánh răng để tránh ảnh hưởng xấu đến răng miệng.
Nhiều người nói rằng ăn đường làm cho con người hạnh phúc. Thực tế, đây là suy nghĩ sai lầm. Đường sau khi vào cơ thể sẽ nhanh chóng tham gia vào quá trình chuyển hóa, đẩy nhanh quá trình hình thành protein, thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của não bộ nên được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều đường sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển khỏe mạnh của trẻ.
Hàm lượng đường trong một số món ăn vặt thông thường đã vượt quá tiêu chuẩn. Nếu bạn nấu một số món ăn có hàm lượng đường cao khi nấu ăn chắc chắn sẽ khiến lượng đường vượt quá tiêu chuẩn. Đặc biệt, trong bữa tối, không nên cho con ăn đồ quá ngọt, nếu không sẽ dễ khiến trẻ chậm tăng cân, không cao lớn. Ngoài ra, sau khi ăn xong phải súc miệng, đánh răng để tránh ảnh hưởng xấu đến răng miệng.
2. Dầu, mỡ động vật
Theo nghiên cứu, dầu động vật còn chứa chất béo chuyển hóa (axit oleic), nguy hiểm hơn cả cholesterol. Những chất này được khuyến cáo không nên ăn quá nhiều đối với cả người lớn và trẻ em.
Dầu động vật là mỡ động vật, thường có nguồn gốc từ lợn, bò, cá, cừu, gà… Sau khi chế biến, chất béo được tạo thành. Dầu này có mùi thơm nồng và có tác dụng tăng độ lưu hương nhất định. Trên thực tế, thành phần chính của các loại dầu động vật này là axit palmitic, axit stearic, triglyceride.
Theo nghiên cứu, dầu động vật còn chứa chất béo chuyển hóa (axit oleic), nguy hiểm hơn cả cholesterol. Những chất này được khuyến cáo không nên ăn quá nhiều đối với cả người lớn và trẻ em.
Bên cạnh đó, còn có một số món ăn nhẹ cho trẻ em được chế biến bằng dầu động vật. Khi mua, bố mẹ phải đọc và tìm hiểu kỹ thành phần, đặc biệt là kem và bơ chứa một lượng lớn axit béo chuyển hóa, nếu ăn quá nhiều sẽ khiến trẻ chậm phát triển trí tuệ và ngừng phát triển cơ thể.
3. Bột ngọt
Trên thực tế, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bột ngọt và hạt nêm rất tốt cho sức khỏe nếu sử dụng với liều lượng nhất định và đúng phương pháp.
Ví dụ như bột ngọt, chất chính của nó là natri glutamat, là một trong những thành phần cơ bản của protein. Đây là chất được chiết xuất từ ngũ cốc, cách sử dụng đúng là tránh đun ở nhiệt độ cao kéo dài trước khi bắc ra khỏi nồi.
Theo nghiên cứu, việc ăn quá nhiều bột ngọt và hạt nêm một lúc, lâu dài chắc chắn sẽ làm tăng hàm lượng axit amin trong máu người, đồng thời khiến cơ thể hấp thụ canxi, magiê và các chất khác. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, ăn lâu dài cũng sẽ bị phụ thuộc, vì vậy cha mẹ nên bỏ lượng nhỏ khi nấu cho con.
Về việc nêm ném bột ngọt cho bữa ăn của trẻ, Tiến sĩ, bác sĩ Lưu Thị Mỹ Thục, Trưởng khoa dinh dưỡng - Bệnh viện Nhi Trung ương chia sẻ với báo Vnexpress như sau: "Có thể sử dụng bột ngọt trong chế biến món ăn cho trẻ em. Cũng nên lưu ý rằng bột ngọt chỉ là một loại gia vị, không có chức năng thay thế chất dinh dưỡng từ thực phẩm".
Phụ huynh cần kiểu đúng và đủ để nêm nếm vừa phải cho bữa ăn của con và cân bằng dinh dưỡng.
Theo Aboluowang