Uống nước chanh mỗi ngày mang lại nhiều lợi ích khác nhau cho sức khỏe bởi loại nước này có nhiều đặc tính như kháng khuẩn, kháng virus và xây dựng miễn dịch. Dưới đây là một số công dụng nổi bật của nước chanh:
- Tăng cường hệ thống miễn dịch: vitamin C và các chất chống oxy hóa khác có trong chanh có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, chống lại vi trùng gây cảm lạnh và cúm.
- Cải thiện hệ tiêu hóa: Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết uống nước chanh vào buổi sáng sẽ có tác dụng kích thích cho tiêu hóa cả ngày. Nước chanh không chỉ giúp giải nhiệt và thanh lọc cơ thể mà giúp gan sản xuất ra axit cần thiết cho hệ tiêu hoá của bạn.
- Giúp giảm cân: Để giảm cân bạn nên duy trì thói quen uống một cốc nước chanh mỗi ngày kết hợp cùng chế độ ăn uống khoa học và tập luyện đều đặn.
3 kiểu uống nước chanh hại hơn "uống thuốc độc"
Nước chanh là thức uống rất tốt cho sức khỏe thế nhưng việc pha chế không đúng cách hay thời điểm uống cũng có thể gây tác dụng phụ trên cơ thể con người. Nhiều người vẫn đang mắc những sai lầm căn bản khi tiêu thụ loại đồ uống này khiến cho sức khoẻ "vô tình" bị làm hại. Dưới đây là những kiểu uống như thế, bạn cần phải lưu ý tránh xa:
1. Pha nước chanh với nước quá nóng hoặc quá lạnh
Pha chanh với nước nóng sẽ làm phân hủy vitamin C và các chất dinh dưỡng, làm mất hiệu quả của loại nước này. Trong khi pha với nước lạnh có thể không chiết xuất hết các chất dinh dưỡng thiết yếu có trong chanh. Bên cạnh đó, uống nước chanh quá lạnh cũng có thể khiến cho cơ thể bị sốc. Do đó, chọn loại nước để pha cũng rất quan trọng vì nó quyết định phần lớn công dụng của nước chanh bạn uống.
Các chuyên gia chỉ ra rằng để chiết xuất tất cả các chất dinh dưỡng từ chanh, cần sử dụng nước ấm. Nhiệt độ cao hơn của nước có thể giúp chiết xuất tối đa lượng flavonoid có lợi trong chanh. Vì thế, tốt nhất chúng ta chỉ nên pha chanh cùng loại nước ấm vừa đủ để giữ được trọn vẹn dinh dưỡng và không ảnh hưởng đến dạ dày.
2. Uống nước chanh khi đói
Chanh là loại quả giàu axit, vì vậy không nên uống khi bụng rỗng. Uống vào lúc này sẽ làm tổn hại đến dạ dày, gây cảm giác cồn cào khó chịu. Tình trạng diễn ra thường xuyên, lâu dần sẽ khiến axit dạ dày tăng quá nhiều dẫn đến viêm loét dạ dày hoặc viêm loét tá tràng, thậm chí xuất huyết bao tử. Ngoài ra, người mắc bệnh dạ dày cũng không nên sử dụng nhiều loại nước này vì có thể làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng của bệnh.
3. Uống trực tiếp nước cốt chanh
Nước cốt chanh chứa rất nhiều vitamin cho cơ thể, thế nhưng nếu uống trực tiếp mà không pha loãng cùng với nước sẽ gây ra những nguy hiểm nghiêm trọng đối với sức khỏe. Nguyên nhân là vì tính axit trong chanh khá mạnh, uống trực tiếp lợi đâu chưa thấy mà dạ dày và đường tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, một số chất trong nước chanh có gây ra các vấn đề về răng miệng như sâu răng và ăn mòn. Để cho an toàn khi uống, bạn chỉ nên uống nước cốt chanh khi pha loãng với các loại dung dịch khác hoặc với nước lọc và nên uống sau bữa ăn khoảng 30 phút.
Những đối tượng không nên uống nước chanh hàng ngày
- Những người có bệnh lý về răng miệng cần kiêng uống nước chanh để không làm bệnh nghiêm trọng hơn.
- Các bệnh nhân mắc các bênh về dạ dày như bệnh trào ngược dạ dày thực quản, dễ ợ chua, ợ nóng cần kiêng uống nước chanh để tránh gây ảnh hưởng xấu tới tình trạng bệnh.
- Phụ nữ có thai và cho con bú, những bệnh nhân mắc các bệnh về máu hay những người đang chuẩn bị hoặc đang trong quá trình phẫu thuật, điều trị thuốc, … cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc nước chanh hàng ngày.
- Người đang sốt cao, mồ hôi ra đầm đìa, tay chân giá lạnh thì không nên uống nước chanh mát vì dễ bị thoát dương nặng thêm, bệnh trầm trọng hơn.
- Người hư nhược, già yếu xuất huyết nhiều nơi "do khí hư không cố nhíp được huyết". Phép trị chủ yếu bổ khí nhiếp huyết cũng không nên dùng nước chanh.
(Tổng hợp)