Trong khi đó, khoa học đã chứng minh rằng chỉ một vài ngày căng thẳng là đủ để làm giảm hiệu quả của các tế bào thần kinh ở vùng hippocampus - một vùng não quan trọng liên kết với tư duy và trí nhớ. Điều này cũng có nghĩa rằng, để bảo vệ sức khỏe tinh thần của chính mình, chúng ta nhất định phải biết cách xác định và tránh xa những kiểu bạn bè có ảnh hưởng tiêu cực đến mình, trong đó có 3 kiểu tiêu biểu sau đây:
1. Người tra tấn cảm xúc người khác
Tôi có một đồng nghiệp trong cơ quan tên là Jim (tên đã thay đổi). Phòng làm việc của anh ấy nằm trước phòng của tôi, vì vậy tôi phải đi qua đó mỗi ngày. Bất cứ khi nào như vậy, tôi đều cảm thấy rất nặng nề, quên đi tất cả những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Hành vi và lời nói của anh ta chứa rất nhiều năng lượng tiêu cực đến nỗi tôi cũng bắt đầu nhìn thế giới qua lăng kính của anh ta.
Đây là kiểu người với những đặc điểm như:
Khiến bạn cảm thấy khốn khổ bằng cách chỉ trích công việc/hành vi của bạn
Châm chọc bạn.
Xúc phạm bạn chỉ để khiến bạn cảm thấy thấp kém
Biến bạn thành vật tế thần trước mặt mọi người
Cố gắng kiểm soát/thao túng và khiến bạn cảm thấy như thể bạn phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình với họ
Nếu quanh bạn có một người khiến bạn cảm thấy kiệt sức, mệt mỏi, vô giá trị hoặc kém cỏi qua những đặc điểm như trên, đó chính là một người tra tấn cảm xúc người khác. Và bạn nên tránh xa họ càng sớm càng tốt
Những người như vậy cũng suy nghĩ tiêu cực đến mức họ tạo ra "bức xạ" tiêu cực xung quanh mình. Và khi bạn tiếp xúc với họ, bạn cũng bắt đầu hấp thụ năng lượng tiêu cực nặng nề, để rồi cảm thấy kiệt quệ theo.
2. Kẻ ngồi lê đôi mách
Có những người ngồi lê đôi mách vì đó là một phần tính cách của họ.
Nghiên cứu cho biết,
"Một người chưa trưởng thành về mặt cảm xúc, thiếu tự trọng và sự tự tin sẽ ngồi lê đôi mách về người khác để cảm thấy mạnh mẽ và được người khác chấp nhận."
Nếu bạn giao du với những kẻ thích ngồi lê đôi mách hoặc là một phần trong nhóm ngồi lê đôi mách:
Bạn sẽ tạo ra một hình ảnh tiêu cực về bản thân tại nơi làm việc.
Năng suất làm việc giảm xuống vì bạn không thể tập trung tốt hơn.
Bạn cảm thấy thấp thỏm do tiêu thụ quá nhiều năng lượng tiêu cực.
Mọi người mất đi sự tôn trọng dành cho bạn.
Việc nhìn vào những sai lầm cá nhân hoặc sai lầm nghề nghiệp của người khác ban đầu có thể thú vị, nhưng sẽ nhanh chóng trở nên mệt mỏi, khiến bạn cảm thấy dơ dáy và tội lỗi.
Có quá nhiều điều tích cực ngoài kia và có quá nhiều điều để học hỏi từ những người xung quanh, hơn là lãng phí thời gian để xoáy vào những bất hạnh của người khác. Do đó, hãy tránh xa những người muốn kéo bạn vào những cuộc trò chuyện, đồn thổi vô bổ. Và cũng cần ghi nhớ rằng, ai nói xấu với bạn cũng sẽ nói xấu về bạn.
3. Người chỉ muốn sự chú ý
Tôi có một người bạn luôn tìm đến tôi để xin lời khuyên mà không hề quan tâm đến cuộc sống của tôi. Bất cứ khi nào chúng tôi gặp nhau, anh ấy nói không ngừng về những vấn đề của mình mà không để ý đến tâm trạng và liệu tôi có sẵn sàng lắng nghe hay không.
Những người chỉ quan tâm đến bản thân sẽ kéo bạn xuống. Họ khiến chúng ta cảm thấy hoàn toàn đơn độc khi ở bên họ.
Cuối cùng, bạn sẽ cảm thấy mình giống như một công cụ mà họ sử dụng để xây dựng lòng tự trọng của họ. Nhưng nếu cố lờ họ đi, bạn lại cảm thấy tội lỗi, dù bạn chẳng có lỗi gì cả.
Kiểu người này mang những đặc điểm giao tiếp như:
Luôn phóng đại các vấn đề cá nhân, với mục đích đơn thuần là đạt được sự đồng cảm
Khao khát được đánh giá cao
Đánh giá không đúng mực về sự giúp đỡ của người khác
Lời kết:
Chúng ta không thể thay đổi bản chất của những kiểu bạn bè chỉ muốn sự chú ý hay tra tấn cảm xúc người khác. Đơn giản là vì họ bất chấp logic và thích sống theo phong cách riêng của họ. Nhưng ta có thể cắt đứt mối quan hệ với họ, tránh xa họ đề bảo vệ sức khỏe tinh thần của chính mình.
Hãy nhớ rằng, đừng tự thiêu mình để sưởi ấm cho người khác. Giữ khoảng cách với những người độc hại cũng đồng nghĩa với việc giữ an toàn cho bản thân.