Trên thế giới cứ 3 giây lại có 1 người mắc sa sút trí tuệ. Khoảng 60-80% người bị sa sút trí tuệ mắc bệnh Alzhimer – một trong những căn bệnh thần kinh nguy hiểm, không thể chữa khỏi và có thể dẫn đến tử vong.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, sa sút trí tuệ là một hội chứng có tính chất mạn tính hoặc tiến triển tự nhiên. Trong đó có sự suy giảm chức năng nhận thức (khả năng tư duy) không được như kỳ vọng mà người bình thường ở cùng độ tuổi có thể làm được. Hội chứng này gây ảnh hưởng đến trí nhớ, suy nghĩ, định hướng, năng lực học tập, ngôn ngữ, khả năng hiểu, tính toán và phán đoán nhưng ý thức không bị ảnh hưởng.
Không phải sa sút trí tuệ chỉ xảy ra ở người cao tuổi, mà ngay cả những người còn khá trẻ (từ 30 tuổi trở lên) cũng có thể mắc bệnh. Ảnh: Internet
Mặc dù tuổi tác là yếu tố nguy cơ cao nhất đối với căn bệnh sa sút trí tuệ, nhưng đó không phải là hậu quả tất yếu của lão hóa. Với vòng quay của cuộc sống hiện đại, sa sút trí tuệ giờ đây không còn là căn bệnh của riêng người già mà hiện nay rất nhiều bạn trẻ cũng đang mắc phải. Đặc biệt, tỷ lệ mắc bệnh sa sút trí tuệ ở người trẻ ngày càng tăng. Vậy hành vi nào lại khiến giới trẻ bị sa sút trí tuệ?
3 hành vi âm thầm "giết chết" não bộ
1. Nhịn tiểu
Nhịn tiểu dần trở thành một thói quen phổ biến ở thời hiện đại khi chúng ta ngày càng có nhiều công việc cần giải quyết trước. Ảnh: NetEast163
Thỉnh thoảng nhịn tiểu là điều bình thường, đặc biệt là ở giới văn phòng. Mặc dù vậy, việc "bình thường" này rất dễ khiến cơ thể gặp nhiều hệ lụy nếu lặp đi lặp lại quá nhiều.
Tiểu tiện rất quan trọng với quá trình bài tiết của cơ thể. Thận lọc nước dư thừa và chất thải ra khỏi máu thông qua nước tiểu. Nước tiểu sau đó được chứa ở bàng quang. Thông thường, nước tiểu trong bàng quang đạt 250 - 800 ml sẽ gây kích thích và muốn đi tiểu. Nhịn tiểu là hoàn toàn bình thường. Thỉnh thoảng nhịn tiểu không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu nhịn tiểu thường xuyên và diễn ra trong thời gian dài, bàng quang và các cơ vòng bên ngoài bàng quang có thể sẽ bị kéo căng để có thể trữ được nhiều nước tiểu hơn.
Nếu nhịn tiểu nhiều và thường xuyên, cơ thể có thể sẽ không còn khả năng kiểm soát được các cơ vòng bên ngoài bàng quang. Kết quả khiến nước tiểu bị rò rỉ. Lúc này, bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều hậu quả nghiêm trọng có thể xảy đến với sức khỏe, bao gồm nguy cơ nhiễm khuẩn niệu đạo, bàng quang hay thận rất cao. Việc liên tục nhịn tiểu sẽ khiến cơ bàng quang suy yếu, ức chế cơ thể truyền tín hiệu đến não để giải quyết nhu cầu. Về lâu dài, hành động này có thể dẫn tới tình trạng bí tiểu khi về già. Ngoài ra, điều này không chỉ ảnh hưởng đến trí thông minh của cơ thể con người, mà còn gây suy nhược thần kinh, mất ngủ...
2. Hút thuốc và uống rượu quá mức
Nghiện rượu và hút thuốc lá cũng là những tác nhân chính gây hại cho não. Rượu bia có thể làm cho thần kinh trung ương từ hưng phấn chuyển sang ức chế cao độ. Vì vậy, người uống rượu bia nhiều sẽ cảm thấy đầu óc nặng nề, dáng đi không vững, không phản ứng kịp. Hút thuốc không chỉ có hại cho phổi mà còn có thể gây hại cho não, có thể làm mỏng vỏ não và giảm khả năng nhận thức của con người.
3. Ngồi nhiều, lười vận động
Rèn luyện thể chất bằng các bài tập khác nhau là điều cần thiết để đảm bảo sức khỏe của não bộ. Ảnh: NetEast163
Ngồi nhiều sẽ khiến các mô liên quan đến trí nhớ của thùy thái dương bị co lại và mỏng hơn, dẫn đến suy giảm trí nhớ. Từ đó, các bộ phận của não không được cung cấp đủ máu gây ra rối loạn chức năng não. Hơn nữa, tổn thương não lâu dài dễ gây ra bệnh Alzheimer.
Vì vậy, trong cuộc sống bạn nên ăn nhiều thực phẩm có tác dụng thông khí huyết mạch, bổ não, có thể ăn thêm những thực phẩm sau:
1. Tỏi
Tỏi chứa một lượng lớn sunfua, có thể ức chế trực tiếp quá trình tổng hợp cholesterol trong gan, do đó làm giảm hàm lượng cholesterol trong cơ thể và giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu. Ngoài ra, tỏi cũng có tác dụng bổ não nhất định, vì tỏi có thể nâng cao tác dụng của vitamin B1. Đây là chất phụ trợ quan trọng tham gia vào quá trình chuyển hóa glucose thành năng lượng của não.
2. Lá thông
Lá thông giúp cải thiện chức năng của não bộ. Ảnh: NetEast163
Lá thông chứa nhiều flavonoid. Đây là một loại chất chống oxy hóa tự nhiên. Mỗi ngày ăn khoảng 20g lá thông tươi, hoặc pha 10g lá thông phơi khô với nước uống vào buổi sáng có tác dụng giảm xơ vữa động mạch và ngăn ngừa huyết khối não. Ngoài ra, lá thông có chứa axit α-aminobutyric giúp thúc đẩy hiệu quả sự phân hủy glucose, từ đó tăng cường trao đổi chất và chức năng của não.
3. Tảo bẹ
Tảo bẹ rất giàu chất dinh dưỡng và có thể ngăn ngừa, điều trị nhiều loại bệnh. Các chất axit linoleic và lecithin trong tảo bẹ có tác dụng tiếp thêm sinh lực cho não. Ngoài ra, chất mannitol giúp ngăn chặn và điều trị bệnh xơ cứng động mạch, tăng huyết áp, thiếu máu.
Các khuyến nghị để ngăn ngừa bệnh sa sút trí tuệ
1. Sử dụng não của bạn nhiều hơn và tập thể dục thường xuyên
Bạn nên để não vận động và làm các bài tập tư duy nhiều hơn. Một bộ não hoạt động sẽ giữ cho các dây thần kinh sọ não ở trạng thái hoạt động liên tục và sẽ không bị thoái hóa.
2. Chú ý đến chế độ ăn uống, duy trì tâm trạng tích cực
Bổ sung một số thực phẩm giàu protein như sữa vào bữa ăn hàng ngày, các sản phẩm từ đậu nành cũng là thực phẩm phù hợp để thêm vào chế độ ăn. Ba bữa ăn hàng ngày nên chú ý nêm nếm nhạt hơn và giảm ăn các thức ăn nhiều calo như chất béo. Ngoài ra. tinh thần lạc quan cũng giúp ích rất nhiều trong việc phòng chống bệnh Alzheimer.
Theo NetEast163