3 điều cần làm để tránh xa "sát thủ" gây ung thư phổi trong căn bếp

Phạm Trang | 17-06-2023 - 17:08 PM

(Tổ Quốc) - Thường xuyên tiếp xúc với khói dầu ăn trong quá trình nấu nướng có thể là một trong những nguyên nhân khiến nguy cơ mắc ung thư phổi tăng cao. Tuy nhiên, đa phần người Việt vẫn chưa chú ý nhiều đến vấn đề này.

Tác hại không ngờ của khói dầu với sức khỏe

Xào, nướng, chiên rán là những phương thức nấu ăn phổ biến nhưng cũng vô tình sản sinh ra lượng lớn khói dầu gây hại cho sức khỏe. Đặc biệt, đây là một trong những yếu tốt tăng nguy cơ gây ung thư phổi.

Với các bà nội trợ hoặc những người thường xuyên làm việc liên quan đến bếp núc, nếu mắc ung thư phổi nhưng hoàn toàn không trực tiếp hút hay thường xuyên hút thuốc lá thụ động thì nguyên nhân khả năng lớn liên quan lớn tới việc tiếp xúc nhiều với khói dầu trong bếp.

3 điều cần làm để tránh xa sát thủ gây ung thư phổi trong căn bếp mà người Việt không hề hay biết - Ảnh 1.

Nếu làm nóng dầu ở nhiệt độ nhất định, dầu ăn sẽ phân hủy và tạo ra các thành phần có hại cho sức khỏe như acrolein. Đặc biệt, những lợi dầu ăn kém chất lượng (phần lớn là dầu bán tinh) với thành phần chính là triglycerid rất dễ phân hủy thành glyxerin và các axit béo. Sau khi đun nóng ở nhiệt độ cao, glyxerin sẽ mất nước và bị oxy hóa, giải phóng các chất độc gây hại cho cơ thể, đặc biệt là phổi.

Không chỉ vậy, việc hít phải khói dầu trong thời gian dài có thể gây ra các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn và béo phì bất thường, thường gọi là "hội chứng say dầu". Hội chứng này xuất hiện khi dầu được đun nóng đến khoảng 150 độ C, làm bay hơi một lượng lớn các chất độc hại. Hội chứng say dầu dễ gặp ở các đầu bếp và các bà nội trợ thường xuyên nấu ăn.

3 điều nên làm để giảm thiểu tác hại của khói dầu

Để tránh hít phải khói dầu trong quá trình nấu ăn, nhiều người thường đeo khẩu trang, vừa đảm bảo vệ sinh, vừa giữ gìn sức khỏe của bản thân. Tuy nhiên, việc làm này chỉ có thể giảm thiểu phần nhỏ tác hại của khói dầu.

1. Tránh đun sôi dầu ở nhiệt độ cao, chọn dầu ăn chất lượng cao

Nhiều người thường chờ đến khi dầu ăn sôi và có khói bốc lên mới bắt đầu chiên xào vì tin làm vậy sẽ khiến món ăn thơm ngon hơn. Mặc dù việc này có thể giúp ích cải thiện hương vị món ăn nhưng đồng thời cũng tăng khả năng hít phải khói dầu.

Điểm sôi của dầu rất cao. Khi dầu sôi có khói bốc lên thực chất lúc này dầu ăn rất có khả năng cao sản sinh ra ra các chất gây độc. Các loại vitamin cũng như axit béo trong dầu lúc này sẽ bị phá hủy, có thể gây rối loạn cấu trúc tế bào và sản sinh ra các chất như fatty acid oxide, aldehyde... gây hại cho cơ thể. Chính vì vậy, khi thấy khói dầu bốc lên, cần lập tức điều chỉnh nhỏ lửa.

3 điều cần làm để tránh xa sát thủ gây ung thư phổi trong căn bếp mà người Việt không hề hay biết - Ảnh 2.

Cùng với đó, chất lượng của dầu ăn cũng khá quan trọng. Khi xào, rán ở lửa nhỏ, nhiệt độ trung bình là khoảng 140 - 180 độ C, rán ở lửa lớn, mức nhiệt có thể lên tới mức 180 - 200 độ C. Chính vì vậy, lựa chọn dầu ăn tốt nhất nên chọn loại dầu có điểm khói (nhiệt độ dầu ăn bắt đầu xuất hiện khói xanh nhạt) cao, khoảng 190 - 200 độ C.

Đồng thời, cũng nên chọn loại dầu ăn không dễ bị oxy hóa, ví dụ như dầu olive. Dù dầu đậu nành, dầu ngô dù có điểm khói cao nhưng độ ổn định oxy hóa thấp, dễ sản sinh nhiều chất có hại ở nhiệt độ cao.

2. Cải thiện hệ thống thông gió trong bếp

Theo quan niệm của người Việt xưa nay, nhà bếp thường là “công trình phụ” trong gia đình nên thường có không gian nhỏ. Hơn nữa, nhiều người thích đóng kín cửa khi nấu vì sợ khói dầu bay vào các phòng khác. Cũng có người đóng cửa sổ do lo lắng gió thổi vào sẽ ảnh hưởng đến quá trình nấu nướng.

Đây là những quan niệm sai lầm khiến khói dầu dễ tích tụ nhiều trong bếp khiến người nấu dễ hít phải, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

3 điều cần làm để tránh xa sát thủ gây ung thư phổi trong căn bếp mà người Việt không hề hay biết - Ảnh 3.

Chính vì vậy, khi nấu ăn, cần lưu ý mở các cửa sổ, cửa chính để không khí lưu thông, không gian bếp được thông thoáng. Với những gia đình ở các căn hộ chung cư, không gian bếp hẹp, không thể mở các cửa thì nên lựa chọn sử dụng các loại quạt thông gió, máy hút mùi trong bếp.

Ngoài ra, lhi sử dụng máy hút mùi cũng cần lưu ý không nên tắt máy ngay sau khi nấu. Bởi lúc này khói dầu cùng nhiều loại khí độc khác vẫn chưa bị hút hết. Nên tắt máy hút mùi sau khi nấu ăn xong ít nhất là 3 - 5 phút.

3. Ít chế biến thức ăn bằng phương pháp chiên rán

3 điều cần làm để tránh xa sát thủ gây ung thư phổi trong căn bếp mà người Việt không hề hay biết - Ảnh 4.

Giảm thiểu việc chế biến thức ăn bằng phương pháp chiên rán là cách thức trực tiếp nhất để giảm lượng khói dầu ăn hít phải. Đồng thời, việc ít sử dụng các thực phẩm chiên rán cũng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, giảm lượng chất béo có hại đi vào cơ thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như béo phì, tim mạch, tiểu đường… đẩy nhanh quá trình lão hóa.

Chúng ta có thể thay thế bằng các món như luộc hấp, ninh… vừa có thể thưởng thức hương vị nguyên bản của thực phẩm, vừa hạn chế tác hại của khói dầu ăn, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Nguồn và ảnh: Epochtimes, Pinterest

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM