Bên cạnh ung thư và tim mạch thì tiểu đường cũng là một căn bệnh phổ biến bậc nhất, căn bệnh này ảnh hưởng đến cuộc sống, thậm chí gây tử vong nhanh. Vì vậy chúng ta phải chú ý kiểm soát lượng đường trong máu để ngăn ngừa biến chứng.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện để đến viện kiểm tra đường huyết thường xuyên. Vậy có cách nào để tự đoán biết lượng đường trong máu quá cao không? Câu trả lời là có.
Nếu bạn thường xuyên nhận thấy có 3 dấu hiệu dưới đây khi đi tiểu thì điều đó có nghĩa rằng đường huyết của bạn tương đối cao.
1. Nước tiểu dính trên bồn cầu
Sau khi đi vệ sinh, chúng ta có thể quan sát trạng thái của nước tiểu khá dễ dàng. Ở người khỏe mạnh, nước tiểu khá loãng sẽ nhanh chóng hòa tan vào bồn cầu. Tuy nhiên, nếu bạn phát hiện thấy nước tiểu của mình dính trên thành bồn cầu, cần có sự tác động của nước thì mới có thể cuốn trôi thì đó rất có thể là biểu hiện của lượng đường trong máu tăng cao. Lý do là khi nước tiểu mang theo một lượng đường nhất định, nồng độ nước tiểu tăng lên, sẽ đặc hơn và bám trên thành bồn cầu lâu hơn.
2. Đi tiểu có kiến bu
Đường trong nước tiểu chỉ xuất hiện khi đường huyết sẽ ở mức cao hơn khả năng tái hấp thu của thận. Khi đó, lượng đường vượt ngưỡng sẽ bị bài tiết cùng với nước tiểu. Đường trong nước tiểu chính là nguyên nhân thu hút kiến. Khi bạn nhận thấy có dấu hiệu này, cần đến bệnh viện để khám và điều trị càng sớm càng tốt, tránh để bệnh tiến triển quá nặng dễ gây nên biến chứng cho tim mạch, .
3. Có nhiều bọt trong nước tiểu
Khi chúng ta đi vệ sinh, nước tiểu thi thoảng sẽ nổi bọt, nhưng số bọt này sẽ dễ dàng biến mất sau một thời gian ngắn. Nhưng nếu bạn thấy rằng số bọt này không biến mất trong một thời gian dài, đó thực sự là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Do lượng đường trong máu tăng cao, một số chất trong nước tiểu sẽ tạo thành bọt khí sau khi va chạm với nước, nếu xảy ra hiện tượng này, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.
Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường còn có số lần đi tiểu nhiều lần trong ngày. Nếu số lần bạn đi tiểu trong một ngày lớn hơn số 7, có thể bạn đã bị đái tháo đường. Nguyên nhân là do cơ thể bạn muốn loại bỏ lượng đường dư thừa, thận hoạt động mạnh hơn nên sẽ đi tiểu nhiều hơn.
1. Khoai lang
Khoai lang thuộc nhóm carb tiêu hóa chậm và tạo cảm giác no bụng lâu hơn. Trong khoai lang có chứa nhiều carotenoid, chất chống oxy hóa giúp ổn định lượng đường trong máu và giảm đề kháng insulin, giúp cơ thể bạn chuyển hóa calo thành năng lượng một cách hiệu quả chứ không được lưu trữ dưới dạng chất béo.
2. Củ riềng
Theo một nghiên cứu trên động vật năm 2015, chiết xuất methanolic của riềng có khả năng chống đái tháo đường. Khi các nhà khoa học lấy chiết xuất riềng cho chuột mắc bệnh tiểu đường sử dụng, kết quả cho thấy riềng làm giảm mức cholesterol và chất béo trung tính, cải thiện chuyển hóa lipid và ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường.
3. Quả bưởi
Bưởi rất giàu crom, có thành phần tương tự như tác dụng hạ đường huyết của insulin, có thể điều chỉnh lượng đường trong máu và còn có tác dụng giảm cân.
Đối với bệnh nhân đái tháo đường, tăng mỡ máu và tim mạch, bưởi có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt.
4. Củ hành tây
Hành tây cũng rất tốt để ổn định lượng đường trong máu. Ăn một ít hành tây có thể giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường trong thức ăn và giúp ổn định lượng đường huyết trong cơ thể. Hành tây có thể kết hợp với nấm và rong biển mỗi ngày. Nó rất thích hợp cho những người có lượng đường trong máu cao.
5. Khoai môn
Chất xơ có trong củ khoai môn làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường vì nó giúp điều chỉnh lượng glucose và insulin trong cơ thể. Củ khoai môn cũng là một lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường do chỉ số đường huyết thấp.