Cùng với sự phát triển của thời đại, nhịp sống của con người cũng dần trở nên nhanh hơn. Hiện nay, thức ăn nhanh và đồ ăn bán mang về đã làm phong phú thêm lựa chọn ăn uống của rất nhiều người.
Tuy nhiên, thức ăn nhanh và đồ ăn bán mang về cũng chính là những thói quen ăn uống không tốt, gây hại cho cơ thể, tạo điều kiện cho nhiều loại bệnh tật phát sinh. Những năm gần đây, các bệnh mãn tính như tăng đường huyết ngày càng trở nên phổ biến.
Khi nói đến hiện tượng đường huyết tăng cao, nhiều người thường chủ quan và không thực sự chú ý đến việc này. Tuy nhiên, nếu lượng đường huyết trong cơ thể con người ở mức cao trong một thời gian dài có thể dẫn đến tiểu đường.
Không chỉ vậy, nếu không kiểm soát được những biến chứng nguy hiểm do đường huyết tăng cao gây ra, cơ thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ bệnh tật vô cùng lớn. Vì vậy, trong cuộc sống hằng ngày, hãy chú ý đến những dấu hiệu phản ánh tình trạng đường huyết của cơ thể để đảm bảo sức khỏe của chính mình.
3 dấu đặc trưng cho thấy đường huyết tăng cao
Ở những bệnh nhân tăng đường huyết, một khi cơ thể xuất hiện 3 biểu hiện bất thường dưới đây, rất có thể bệnh đã bước vào thời kỳ diễn biến nặng.
1. Suy giảm thị lực
Khi lượng đường trong máu liên tục tăng cao, thị lực suy giảm đột ngột trong một thời gian ngắn chính là triệu chứng điển hình đầu tiên. Đi cùng việc suy giảm thị lực là một số biểu hiện khác như mờ mắt, thỉnh thoảng nhìn thấy có vệt đen ở trước mắt.
Tình trạng này xảy ra là do cơ thể ở trong trạng thái đường huyết cao lâu ngày khiến cho áp suất thẩm thấu của thủy tinh thể trong mắt yếu đi, làm thị lực suy giảm.
Nếu không phát hiện kịp thời, tình trạng này sẽ kéo dài khiến thị lực bị suy giảm nghiêm trọng một cách nhanh chóng.
2. Thường xuyên cảm thấy khát
Trên thực tế, nhiều bệnh nhân tiểu đường dù đã uống nhiều nước và uống rất thường xuyên nhưng vẫn cảm thấy vô cùng khát. Điều này cho thấy lượng đường huyết trong cơ thể người bệnh lúc này đã đạt ngưỡng cho phép.
Đường huyết tăng cao không chỉ kích thích cảm giác khát nước của con người mà còn dễ dàng gây ra hiện tượng lợi tiểu thẩm thấu, khiến nước trong cơ thể bị đào thải quá nhiều qua nước tiểu làm cơ thể bị thiếu nước trầm trọng.
Nếu tình trạng này kéo dài, lâu dần sẽ gây ra hiện tượng dù uống nước nhiều lần nhưng vẫn cảm thấy khát.
3. Tê bì chân tay
Tình trạng tê bì chân tay thực ra rất phổ biến trong cuộc sống. Khi giữ nguyên một tư thế quá lâu, mọi người đều sẽ cảm thấy tê chân tê tay.
Tuy nhiên, nếu chân tay không bị dồn nén mà có hiện tượng ngứa ran rõ ràng thì nên kịp thời kiểm tra lượng đường huyết có đang ở mức bình thường hay không.
Bởi vì nếu không phát hiện kịp thời mà cứ để cho lượng đường huyết tiếp tục tăng cao sẽ khiến các dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương. Điều này không chỉ gây rối loạn chức năng chuyển hóa mà còn khiến trung khu thần kinh suy giảm, gây hiện tượng tê bì chân tay một cách bất thường.
3 phương pháp giúp ổn định đường huyết
Nếu muốn ổn định lượng đường huyết trong cơ thể, hãy áp dụng tốt những phương pháp dưới đây:
1. Uống trà hoa cúc
Đối với những người có đường huyết không ổn định, việc bổ sung nước kịp thời không chỉ có tác dụng làm loãng độ nhớt trong máu mà còn có thể đẩy nhanh quá trình lưu thông máu một cách hiệu quả.
Thực ra, trong nước uống hằng ngày, bạn có thể thử ngâm thêm một số thảo mộc có lợi cho việc ổn định đường huyết, tiêu biểu như hoa cúc.
Hoa cúc là một loài hoa thuộc họ Cúc (còn gọi là họ Hướng dương). Trong hoa cúc có chứa nhiều thành phần hoạt tính có lợi như flavonoid, axit amin và selen.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng flavonoid có khả năng đẩy nhanh tốc độ tự sửa chữa của các tế bào B đảo tụy, thúc đẩy sự bài tiết bình thường của insulin và tăng tốc độ chuyển hóa glucose trong máu, chống oxy hóa và tăng cường miễn dịch.
Trong khi đó, axit amin là một sản phẩm thúc đẩy phân hủy tốt. Axit amin không chỉ có tác dụng đẩy nhanh quá trình phân hủy lipid trong máu, mà còn có thể ngăn máu trở nên quá nhớt và tránh tắc nghẽn mạch máu một cách hiệu quả.
Còn selen thì có thể giúp insulin phân hủy, đồng thời làm giảm lượng đường trong máu, tránh các biến chứng khác do không kiểm soát được lượng đường trong máu.
Như vậy, cho thêm hoa cúc vào sắc lên cùng nước uống sẽ có tác dụng ổn định đường huyết, đồng thời tăng cường sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe.
2. Tập thể dục đúng cách
Để giữ lượng đường trong máu ở mức ổn định, việc tập thể dục là một điều vô cùng cần thiết và quan trọng. Bởi vì nếu cơ không vận động trong thời gian dài không chỉ gây béo phì mà còn gây bất lợi cho quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Theo các nghiên cứu khoa học, những người thường xuyên tập thể dục thể thao thường xuyên có khả năng miễn dịch, chống lại bệnh tật cao hơn nhiều so với người bình thường.
Mỗi người nên dành ra khoảng nửa giờ mỗi ngày để những bài tập thể dục phù hợp với thể trạng. Việc này không chỉ giúp đánh tan mỡ thừa mà còn giúp phân hủy lượng đường dư thừa trong máu, cải thiện lượng đường huyết rất rõ rệt.
3. Ăn nhiều trái cây, rau xanh
Ăn nhiều rau và trái cây mỗi ngày có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Bởi hầu hết các loại rau đều chứa một lượng chất xơ nhiều và phong phú. Chất xơ có thể đẩy nhanh quá trình tiêu hóa cholesterol và bài tiết axit cholesteric có trong cholesterol ra khỏi cơ thể, từ đó giúp hạ lượng đường trong máu, ổn định đường huyết của cơ thể.