1. Những thủ đoạn lừa đảo qua điện thoại phổ biến hiện nay
Một số chiêu trò lừa đảo qua điện thoại phổ biến trong thời gian gần đây ai cũng nên biết để phòng tránh:
- Mới đây, Sở GD-ĐT Hà Nội đã có Công văn 677/SGDĐT-CTTT- KHCN về việc cảnh giác với thủ đoạn sử dụng mạng viễn thông để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Công văn khuyến cáo cha, mẹ học sinh trong toàn trường ở tất cả các cấp học nâng cao tinh thần cảnh giác, phòng ngừa với các phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng lừa đảo.
Ngoài ra, công văn cho biết, nếu trường hợp nhận được cuộc gọi hoặc nhắn tin từ số máy lạ thông báo về việc học sinh là con em của gia đình bị tai nạn đang cấp cứu tại bệnh viện thì cần bình tĩnh xác minh, tuyệt đối không chuyển tiền cho đối tượng với bất kỳ hình thức nào.
Đồng thời, bố mẹ cần liên hệ ngay với nhà trường để xác minh thông tin chính xác và trình báo cho cơ quan Công an nơi gần nhất để được hỗ trợ, giúp đỡ.
Sau TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, mấy ngày qua, chiêu trò lừa đảo "con nhập viện cấp cứu, cần chuyển tiền gấp" đã xuất hiện tại Hà Nội. Ngày 14/3, nhiều trường học ở Hà Nội đồng loạt thông tin cho phụ huynh cảnh giác với màn kịch lừa đảo này.
- Giả mạo Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án… gọi điện cho người dân để gây sức ép, yêu cầu nộp phạt. Các đối tượng lừa đảo sẽ sử dụng các đầu số giả mạo, sau đó giả làm Cảnh sát giao thông gọi điện thông báo phạt nguội, yêu cầu nạn nhân phải nộp phạt vào số tài khoản mà chúng chỉ định.
- Giả danh ngân hàng để gọi điện, gửi tin nhắn, email… mời chào, cung cấp các khoản vay online từ ngân hàng. Các đối tượng gọi điện hướng dẫn nạn nhân làm các thủ tục vay, mở tài khoản online, sau đó gửi yêu cầu xác nhận phê duyệt khoản vay và yêu cầu nộp các khoản tiền lệ phí, tiền trả góp… để chiếm đoạt.
Hoặc, khai thác các thông tin bảo mật số tài khoản của nạn nhân sau đó rút tiền trong tài khoản nạn nhân và biến mất.
- Giả danh nhân viên cửa hàng, công ty xổ số... gọi điện hoặc nhắn tin cho nạn nhân thông báo họ may mắn nhận được phần thưởng có giá trị cao của một chương trình nào đó.
Để nhận phần thưởng này, nạn nhân phải mua một sản phẩm của đối tượng có giá trị cao hơn giá trị ngoài thị trường hoặc chuyển trước một số tiền đóng thuế để nhận thưởng, sau đó chiếm đoạt.
2. Cách để kiểm tra số điện thoại có phải lừa đảo hay không?
2.1 Tra cứu số điện thoại lừa đảo thông qua tổng đài
Đây được xem là cách tra cứu nhanh chóng và đơn giản nhất tuy nhiên không phải ai sử dụng thiết bị di động đều nắm rõ. Theo đó, bạn có thể liên hệ vào hotline của tổng đài để được hỗ trợ. Hiện nay có 03 nhà mạng được dùng phổ biến và Viettel, Vinaphone, Mobifone, cụ thể:
- Đối với nhà mạng Viettel
Cách 1: Tra cứu số điện thoại Viettel lừa đảo thông qua hotline: 18008098
Cách 2: Tra cứu số điện thoại lừa đảo và thông báo số điện thoại lừa đảo cho công an với cú pháp TTTB gửi 1414 (miễn phí) hoặc gửi 195 (có tính phí).
Tin nhắn phản hồi sẽ cung cấp đầy đủ thông tin như: Họ tên, ngày tháng năm sinh, ngày kích hoạt số thuê bao, CMND, ngày cấp.
Cách 3: Kiểm tra số điện thoại thật hay ảo bằng cách soạn *0# hoặc *888# rồi nhấn nút gọi.
- Đối với nhà mạng Mobifone
Cách 1: Liên hệ hotline của tổng đài Mobifone 18009090, nhấn phím 4 để được cung cấp thông tin, kiểm tra số điện thoại lừa đảo.
Cách 2: Nhập cú pháp *555# rồi nhấn nút gọi (miễn phí).
- Đối với nhà mạng Vinaphone
Cách 1: Tra cứu số điện thoại Viettel lừa đảo thông qua hotline: 18009091, sau đó nhận phím 4. Lúc này, hệ thống sẽ thông báo cho bạn biết về thông tin số điện thoại của bạn.
Cách 2: Kiểm tra số điện thoại lừa đảo thông qua mã USSD bằng cách nhập *110# và ấn gọi.
2.2 Tra cứu thông tin của đối tượng nghi ngờ lừa đảo trên google
Trường hợp nhận được tin nhắn hay cuộc gọi thông báo trúng thưởng từ một chương trình nào đó, trước khi làm theo yêu cầu của phía bên kia, cần tìm hiểu kỹ thông tin của công ty cũng như thông tin của chương trình trúng thưởng.
Theo đó, có thể lên Google và kiểm tra bằng cú pháp Tên công ty + lừa đảo, Google sẽ trả lại loại kết quả tìm kiếm liên quan đến công ty này. Trường hợp đây là công ty chuyên lừa đảo và đã được cảnh báo trước đó thì người dân có thể dễ dàng nhận biết được.
Nêu như là số điện thoại, có thể kiểm tra bằng cách copy và dán số điện thoạitrên Google theo cú pháp Số điện thoại + lừa đảo.
Theo cảnh báo của nhà mạng VNPT, khách hàng sử dụng điện thoại nên cảnh giác với các cuộc gọi nhỡ quốc tế. Các cuộc gọi, tin nhắn quốc tế về sẽ hiển thị dấu cộng (+) hoặc 00 ở đầu, hai số tiếp theo không phải là 84 (Mã nước Việt Nam), ví dụ như: Modova (+373), Tunisia (+216), Equatorial Guinea (+240), Burkina Faso (+226)…
2.3 Kiểm tra thông tin qua Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia
Khi có nghi ngờ cuộc gọi đến là số điện thoại giả mạo có thể kiểm tra thông tin qua Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC). Các bước kiểm tra thực hiện như sau:
Bước 1: Truy cập vào Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia tại đường link https://tinnhiemmang.vn/
Bước 2: Nhập tên cơ quan, đơn vị muốn xác thực thông tin và chọn Tìm kiếm.
Bước 3: Sau khi đã chọn cơ quan, đơn vị cần xác thực thông tin thì tiến hành kiểm tra đối soát toàn bộ thông tin được cung cấp so với nội dung của cuộc gọi nghi ngờ để xác định xem đó phải là cuộc gọi lừa đảo hay không.
Ví dụ, khi kiển tra thông tin của cơ quan, đơn vị nào đó ở phần mô tả sẽ hiện ra thông tin địa chỉ, số điện thoại di động hoặc hotline. Người tra cứu thông qua các thông tin này để đối chiếu với số điện thoại mà mình nhận được.