Nhồi máu não là tình trạng lưu lượng tuần hoàn cung cấp cho não bị giảm bởi mạch máu não có kích thước hẹp hoặc tắc. Thiếu máu lên não là tình trạng một vùng của não không được cung cấp máu. Nếu như thiếu máu não kéo dài mà không được xử lý thì phần não ấy có thể bị hoại tử vì không đủ oxy và glucose. Phần não bị thiếu hụt máu gọi là nhồi máu não.
Bệnh này chiếm tỷ lệ đến 80% người bị đột quỵ não và 20% còn lại xuất huyết não. Trong khi đó người mắc xuất huyết não có tỷ lệ ít hơn nhưng lại dễ tử vong và tàn phế hơn. Tỷ lệ mắc bệnh hàng năm được xem là khá cao, khoảng 130/100.000 người/năm.
Ngoài ra, căn bệnh thiếu máu não thường được gọi là căn bệnh tuổi già bởi thời gian khiến thành mạch suy yếu dần, cùng các căn bệnh mạn tính làm tăng nguy cơ hẹp mạch máu như: thoái hóa cột sống cổ, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch…
Tuy nhiên, thiếu máu não xuất hiện ngày càng nhiều ở những người trẻ và tỉ lệ tử vong do thiếu máu não ở đối tượng này cũng không hề thấp. Khác với bệnh ở người già, thiếu máu não ở người trẻ có biểu hiện thường mờ nhạt hơn, khó nhận biết hơn nên dễ bị bỏ qua. Vì thế bệnh dễ tiến triển âm thầm, gây ra các biến chứng nghiêm trọng như đột quỵ, tai biến mạch máu não…
Theo Tổ chức Đột quỵ Mỹ năm 2019, số lượng bệnh nhân đột quỵ ở những người trẻ đã tăng hơn 44% trong 10 năm gần đây, và khoảng 15% bệnh nhân đột quỵ mỗi năm có độ tuổi từ 18 đến 50.
Dưới đây là câu chuyện đau lòng của cô gái 24 tuổi
Hình ảnh minh họa. Nguồn: Sohu
Tiểu Lệ (24 tuổi, người Trung Quốc) sau khi ăn cơm tối xong cô đi nghỉ ngơi thì thấy chóng mặt, cơ thể khó chịu, nôn ói kèm các triệu chứng như tê vùng mặt bên trái, tay chân bên trái khó điều khiển. Do vậy, người nhà đã nhanh chóng đưa cô đến bệnh viện cấp cứu.
Sau khi nhập viện, bác sĩ khám lâm sàng và phát hiện chân tay cô yếu, huyết áp và ôxy liên tục giảm, kiểm tra kỹ hơn thì bác sĩ chuẩn đoán Tiểu Lệ bị nhồi máu não. Do vậy, bác sĩ ngay lập tức đưa cô vào phòng phẫu thuật.
May mắn thay, sau ba giờ phẫu thuật, vì Tiểu Lệ được cấp cứu kịp thời nên đã thoát nạn, chỉ để lại di chứng liệt nửa người. Bên cạnh đó, bác sĩ còn cho biết thêm mạch máu của Tiểu Lệ bị tắc nghẽn một cách lộn xộn. Ở tuổi 24 mà mạch máu như 42 tuổi và cô cần điều trị tiêu huyết khối để có thể duy trì sự sống.
Thực ra, bác sĩ cũng rất khó hiểu, làm sao một cô gái trẻ như vậy lại mắc bệnh hiểm nghèo này? Và họ đã tìm ra nguyên nhân. Đó chính là do thói quen sống không lành mạnh của giới trẻ hiện nay.
1. Uống thuốc tránh thai
Để tránh thai, nhiều chị em lựa chọn thuốc tránh thai mà không biết rằng loại thuốc này tác hại rất lớn, dễ gây ra các bệnh về mạch máu não.
Uống thuốc tránh thai sẽ làm rút ngắn thời gian prothrombin và gây ra những bất thường trong cơ chế đông máu ngoại sinh, dẫn đến tình trạng đông máu gây ra nhồi máu não.
Vì vậy, đối với những phụ nữ uống thuốc tránh thai trong thời gian dài, tốt nhất nên tái khám định kỳ 3 - 6 tháng/lần để kiểm tra chức năng gan, thận… kiểm tra tình trạng chuyển hóa, chức năng sinh hóa và đông máu.
2. Thường xuyên ăn đồ ăn nhanh, không lành mạnh
Người trẻ ngày nay hiếm khi nấu ăn và cũng không có thời gian để ăn một bữa ăn hoàn chỉnh. Do đó, đồ ăn nhanh chính là nguồn "cứu cánh" của họ. Tuy nhiên, đồ ăn nhanh có lượng dầu và muối khá cao để tạo hương vị cho món ăn. Nếu ăn trong thời gian dài sẽ đẩy nhanh quá trình tích tụ mỡ trên thành mạch máu, lâu ngày sẽ gây tắc nghẽn mạch máu và gây nhồi máu não.
Các dấu hiệu của bệnh nhồi máu não, mọi người đừng bỏ qua nhé!
Lưỡi cứng
Nhìn chung, khi lượng máu cung cấp cho não không đủ, các dây thần kinh chức năng của cơ thể con người sẽ bị ảnh hưởng. Các triệu chứng thường gặp là đột ngột không nói được hoặc nói ngọng, thậm chí cứng lưỡi, khó nói nhưng thời gian kéo dài ngắn, không hơn một ngày.
Lúc này không được thả lỏng cảnh giác, phải kiểm tra CT não ngay.
Chảy nước dãi
Khi ngủ mà kèm theo hiện tượng chảy nước dãi một bên cũng có thể là dấu hiệu báo trước cho sự khởi phát của nhồi máu não. Đó là do mạch máu não bị tắc nghẽn và các dây thần kinh bị chèn ép khiến khuôn mặt bị méo miệng và mắt bị vẹo gây chảy nước dãi một bên.
Ngáp thường xuyên
Khi mạch máu não bị tắc nghẽn sẽ dẫn đến việc cung cấp máu và oxy lên não không đủ, làm cho hiệu suất ngáp tăng lên. Trên lâm sàng, khoảng 80% bệnh nhân nhồi máu não sẽ có hiện tượng này từ 5 đến 10 ngày trước khi phát bệnh!
Làm thế nào để ngăn ngừa nhồi máu não trong cuộc sống
1. Học cách ăn
Thường ăn nhiều thực phẩm có thể ngăn ngừa nhồi máu não như rau và hoa quả tươi (Cần tây, củ cải, chuối, kiwi, óc chó, nấm, nấm trắng, nấm đông cô...) Rau và hoa quả rất giàu vitamin C, E và B. Những loại vitamin này có thể nâng cao khả năng chống oxy hóa của cơ thể và bảo vệ mạch máu khỏi bị tổn thương do oxy hóa.
Ngoài ra, vitamin C và lysine giúp đẩy lùi tình trạng xơ cứng động mạch. Niacin có thể làm tăng lipoprotein mật độ cao của cơ thể và loại bỏ cholesterol.
2. Học cách thoát khỏi cám dỗ
Đó là bỏ thuốc lá, rượu bia, chất kích thích. Vì hút thuốc lá làm tổn thương mạch máu, khó phục hồi. Đồng thời, làm tổn thương nội mạc mạch máu, thúc đẩy các mảng xơ vữa tích tụ tại đây, tăng hình thành mảng xơ vữa, thúc đẩy quá trình xơ vữa gây tắc nghẽn mạch máu trầm trọng.
Theo báo cáo, nguy cơ đột quỵ ở người hút thuốc cao gấp 2-3,5 lần người không hút. Nếu đồng thời hút thuốc và cao huyết áp thì nguy cơ đột quỵ sẽ tăng gần 20 lần.
Uống rượu bia cũng có thể làm tổn thương mạch máu ở một mức độ nhất định, làm tăng tuần hoàn máu, tăng nhịp tim, tăng huyết áp, dễ gây xuất huyết não. Vì vậy, tốt nhất bạn nên bỏ thuốc lá và uống rượu để tránh chuốc thêm tác hại cho bản thân.
3. Học cách ngủ
Thời gian nghỉ ngơi vào ban đêm cũng là thời gian não bộ phục hồi, tuy nhiên thức quá khuya sẽ khiến não bộ không được nghỉ ngơi đầy đủ và khiến cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng.
Lúc này, cơ thể sẽ tiếp tục tiết ra các hormone như adrenaline, khiến mạch máu co bóp bất thường, dễ dẫn đến tăng huyết áp. Đối với những người mắc bệnh tim mạch sẽ đẩy nhanh quá trình hình thành huyết khối và dễ dẫn đến nhồi máu cơ tim cấp, nhồi máu não. Do đó, hãy cố gắng tránh thức khuya vào các ngày trong tuần, không đi ngủ muộn, tốt nhất là nên đi ngủ đúng giờ.
Như vậy, bất cứ ai cũng có nguy cơ bị thiếu máu não, kể cả người trẻ. Để phòng ngừa bệnh thiếu máu não, mọi người nên chủ động phòng ngừa bằng cách cải thiện lối sống, chế độ ăn uống và luyện tập thể thao khoa học, lành mạnh. Ngoài ra, cần thăm khám sức khỏe tim mạch nói chung và sức khỏe cơ thể chung thường xuyên để sàng lọc, ngăn ngừa sớm nguy cơ.
Tổng hợp