Chưa bao giờ việc chọn trường, chọn ngành của học sinh lớp 12 lại biến động nhiều đến vậy. Đứng trước những tiền lệ chưa từng có, nổi lên 2 kiểu chọn ngành, chọn trường trái chiều.
Phân vân lựa chọn “bến đỗ”, nhiều sĩ tử nhắm mắt chọn đại hoặc... trì hoãn
Sau một năm với quá nhiều biến động vì phải giãn cách xã hội, gián đoạn học tập, học online kéo dài đã khiến cho học sinh cuối cấp gặp không ít trở ngại và phần nào thiếu tự tin vào lực học của bản thân.
Các bạn học sinh lớp 12 cũng thiếu vắng cơ hội tiếp xúc trực tiếp với các hoạt động hướng nghiệp, tư vấn tuyển sinh, thiếu những thông tin về trường học, môi trường đào tạo.
Bên cạnh đó, các ngành vốn được coi là “hot” nay cũng điêu đứng vì dịch, sĩ tử 2K2 dao động không biết tương lai ngành nghề mình lựa chọn sẽ thế nào…
Tất cả những điều này rất dễ đẩy học sinh đến sự lựa chọn ngành học sai lầm khi không biết bản thân muốn gì, năng lực của mình đến đâu, nghề nghiệp nào phù hợp với bản thân và xu thế xã hội… từ đó dẫn đến chọn bừa, chọn đại ngành nghề, trường học.
Cùng với đó là việc các trường Đại học, Cao đẳng cũng căng mình xây dựng các phương án tuyển sinh sao cho phù hợp với tình hình thực tế, tại một số khu vực thí sinh chưa xác định được thời điểm thi tốt nghiệp đợt 2… Nhiều thí sinh có tâm lý trì hoãn, đợi diễn biến dịch, đợi tuyển sinh đợt 2 rồi mới “chốt" mình sẽ theo đuổi lĩnh vực nào. Sự trì hoãn đó khiến thí sinh mất đi tính chủ động và tự hạn chế nhiều cơ hội cho bản thân mình.
Tìm kiếm giải pháp an toàn, đi vào thực chất
Sau những tác động của đại dịch Covid-19, xã hội đang dần có nhiều thay đổi trong cách nhìn nhận mọi mặt của vấn đề đặc biệt là trong việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai. Những lời hào nhoáng, tung hô về ngành hot, thời thượng, lương cao vụt tan vỡ như bong bóng xà phòng. Thay vào đó việc lựa chọn những ngành nghề phù hợp với năng lực của bản thân, đáp ứng được thị trường lao động đang biến động bởi dịch bệnh là điều mà cả sĩ tử và phụ huynh quan tâm.
Bỏ qua những ảo tưởng về bằng cấp, trào lưu hay áp lực từ gia đình, việc gắn bó với một ngành nghề dựa trên yếu tố thực chất. Thí sinh hướng đến chọn những ngành nghề cụ thể như Thiết kế đồ hoạ, Digital Marketing, Lập trình máy tính & Thiết bị di động, Làm đẹp... thay về những ngành nghề chung chung.
Hơn nữa, tình hình thi cử biến động, điểm thi, điểm chuẩn khó đoán định khiến thí sinh có xu hướng an toàn, chọn các trường vừa sức hoặc dự phòng những nguyện vọng dưới sức, không dám mạo hiểm.
Bệnh dịch ảnh hưởng đến tình hình kinh tế nói chung, phụ huynh và thí sinh đều thận trọng lựa chọn ngôi trường - đầu tư tiền bạc, thời gian cho một nghề nghiệp tương lai. Không còn đặt nặng bằng cấp đại học hay cao đẳng, người học muốn gắn bó với những môi trường đào tạo thực hành, nhanh chóng trang bị kỹ năng nghề nghiệp và có thể đi làm sớm.
Bạn Nguyễn Minh Đức (Hà Nội) cho biết: “Sau khi nghiên cứu chương trình đào tạo Digital Marketing của nhiều trường khác nhau, cân nhắc thời gian học tập và kiến thức, kỹ năng đạt được sau thời gian học, em đã đăng ký ngành Digital Marketing tại Cao đẳng FPT Polytechnic. Hiện tại em chỉ đợi kết quả thi tốt nghiệp THPT để hoàn tất thủ tục nhập học. Đây là ngành mới mẻ và vẫn phát triển trong thời gian dịch Covid hoành hành. Em mong mình sẽ sớm tích luỹ “vốn liếng" nghề nghiệp, có thể mau chóng có việc làm đúng chuyên ngành”.
Tỉnh táo lựa chọn môi trường phù hợp, bước đi đúng của thế hệ Z
Dịch bệnh sớm muộn sẽ kết thúc, mọi việc học tập, trang bị nghề nghiệp sẽ đều trở lại bình thường nhưng trong giai đoạn nhạy cảm vì dịch ảnh hưởng mà đưa ra những quyết định chọn trường, chọn ngành sai lầm sẽ ảnh hưởng nặng nề đến con đường tương lai.
Là môi trường đào tạo trong lòng doanh nghiệp, Cao đẳng FPT Polytechnic mong muốn đem đến cho người học những giá trị đào tạo thực tế đúng với triết lý Thực học – thực nghiệp. Đặc biệt, với phương pháp đào tạo học tập qua dự án thật và phương pháp giảng dạy học tập tích hợp, cung cấp cho sinh viên tới 70% thời gian là thực hành, trải nghiệm môi trường học sát với thực tế. Thông qua các dự án với doanh nghiệp, các dự án theo nhóm, sinh viên có cơ hội trao đổi, gặp gỡ với những chuyên gia trong nghề ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Theo thống kê của phòng Quan hệ doanh nghiệp, 97,7% sinh viên Cao đẳng FPT Polytechnic tốt nghiệp có việc làm với mức lương cạnh tranh ngay trong năm đầu tiên ra trường, con số này đã khẳng định chất lượng đào tạo và uy tín của FPT Polytechnic trong lĩnh vực đào tạo.
Năm 2020, Cao đẳng FPT Polytechnic tuyển sinh 15 chuyên ngành đào tạo đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp thuộc 5 khối ngành chính là Công nghệ thông tin, Kinh tế - Kinh doanh, Cơ khí - (Điện) Tự động hoá, Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn, Chăm sóc sức khỏe và Làm đẹp.
Điều kiện xét tuyển: Tốt nghiệp THPT.
Thời gian đào tạo: 2 năm 4 tháng.
100% sinh viên được hỗ trợ giới thiệu việc làm.
Xét tuyển online, nộp hồ sơ từ xa TẠI ĐÂY.