Dưới đây là 19 loại thực phẩm tự nhiên được mệnh danh là "ngôi sao chống ung thư", chúng ta nên thường xuyên bổ sung để ung thư không có cơ hội phát tác.
1. Anh đào
Nghiên cứu chứng minh anh đào có thể làm thuyên giảm đau đầu và viêm xương khớp, đau khớp dạng gout.
Anh đào ngọt hay anh đào chua đều hàm chứa vitamin C, vitamin A, chất xơ và khoáng chất kali. Anthocyanidin giúp anh đào có khả năng chống oxy hóa và màu sắc đẹp mắt.
2. Dâu tây
Dâu tây chứa lượng lớn vitamin C, chất xơ, anthocyannidin, axit phenolic, butyl phenyl ete,…
Nhiều bằng chứng cho thấy chất xơ có thể giảm nguy cơ mắc ung thư đường tiêu hóa (miệng, họng, mũi họng, thực quản, ung thư phổi, ung thư ruột và dạ dày), còn giảm nguy cơ mắc ung thư phổi với người hút thuốc hoặc từng hút thuốc.
3. Nhân sâm
Các nghiên cứu khoa học phát hiện nhân sâm có thể ngăn chặn hoạt tính của virus enzym DNA polymerase, từ đó ngăn chặn virus sao chép, giảm số lượng virus ung thư gan.
4. Cám lúa mì
Trấu cám không chỉ chữa được các bệnh như tiểu đường, cholestereol và máu mỡ cao, táo bón, béo phì, sâu răng… mà còn có thể phòng ngừa ung thư ruột phát tác. Cám lúa mì chứa nhiều chất xơ. Chất xơ là loại chất không hòa tan, có thể pha loãng các chất gây ung thư trong đường ruột, gia tăng tốc độ thực phẩm qua đường ruột, thúc đẩy đi vệ sinh, làm giảm cơ hội tiếp xúc giữa chất ung thư và đường ruột.
5. Bắp ngô
Bắp ngô có công dụng phòng chữa huyết áp cao, xơ vữa động mạch, sỏi tiết niệu và chống ung thư. Giới y học Mỹ chỉ ra rằng, bột ngô xay thô hàm chứa nhiều axit amin, rất có hiệu quả trong việc ngăn ngừa táo bón, giúp làm giảm hoạt tính các chất hóa học gây ung thư.
6. Ô mai
Ô mai có thể gia tăng khả năng thôn tính của tế bào bạch cầu, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, hỗ trợ việc điều trị ung thư dương vật và ung thư cổ tử cung.
7. Củ giao bạch
Rau cần, giao bạch là các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ, giúp đẩy nhanh quá trình đào thải cặn bã thức ăn trong đường ruột, rút ngắn thời gian các chất độc hại tồn đọng trong cơ thể, thúc đẩy bài tiết axit trong túi mật, phòng chống ung thư ruột rất hiệu quả.
8. Lá trà
Các nhà khoa học trộn lá trà vào trong thức ăn gia súc, bón cho con chuột bạch có tế bào ung thư ăn. Kết quả phát hiện, sau 3 tuần, tế bào ung thư đã bị ức chế phát triển, và dần biến mất.
Theo một báo cáo khác, trong quá trình lưu thông, một chất trong lá trà có khả năng ức chế tế bào ung thư ở nhiều bộ phận trên cơ thể.
9. Các loại đậu
Isoflavones trong đậu là một loại estrogen có nguồn gốc từ thực vật. Nó có tác dụng điều chỉnh hai chiều đối với nồng độ estrogen trong cơ thể nữ giới: khi estrogen trong người có nồng độ thấp, Isoflavones sẽ bổ sung estrogen; khi estrogen trong người có nồng độ cao, Isoflavones có tác dụng làm hạ nồng độ estrogen.
Kết quả nghiên cứu dịch tễ học cho thấy, lượng đậu phụ nữ Châu Á hấp thụ có liên quan đến nguy cơ mắc ung thư vú. Isoflavones chủ yếu có trong các loại hạt đậu (đậu nành, đậu đen) và các sản phẩm từ đậu (đậu phụ, sữa đậu nành,…)
Mọi người nên ăn 30-50 gam đậu hoặc lượng sản phẩm từ đậu tương đương (tính theo lượng protein cung cấp, 40 gam đậu tương đương 20 gam tào phớ, 100 gam đậu phụ, 800 gam sữa đậu nành).
Chúng ta nên hấp thụ chất dinh dưỡng từ thực phẩm trước, nếu không thể đảm bảo chế độ ăn uống thì nên bổ sung các chất theo hướng dẫn sử dụng hoặc hướng dẫn của bác sĩ để tránh quá liều, hại cho sức khỏe.
10. Nấm
Nấm rất giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều axit, các loại vitamin và khoáng chất cơ thể cần phải có, chứa selen và vitamin D giúp tăng cường khả năng miễn dịch, có khả năng phòng chống ung thư dạ dày và ung thư thực quản.
11. Các loại rau thuộc chi Hành
Các thực phẩm như tỏi, hành tây, hành lá là thực vật thuộc chi Hành. Thí nghiệm trên động vật cho thấy, các loại thực phẩm này có khả năng phòng ngừa kết tràng, ung thư dạ dày, phổi, gan và các cơ quan khác. Một số thành phần trong tỏi còn làm rối loạn sự phân tán của các tế bào ung thư.
Thí nghiệm trong phòng nghiên cứu cho thấy, thành phần của tỏi có thể làm giảm hoặc ngăn chặn sự phát triển của các khối u trong tuyến tiền liệt, bàng quang, kết tràng hoặc dạ dày.
12. Khoai lang
Khoai lang được biết đến như một chuyên gia chống ung thư. Khoai lang chứa nhiều caroten, lysine và chất xơ có khả năng phòng ngừa tốt ung thư ruột và ung thư vú.
13. Rau màu xanh
Các loại rau màu xanh đậm có hiệu quả phòng ung thư rất tốt, ví dụ rau chân vịt, rau diếp,… Những loại rau này hàm chứa lượng lớn chất chống oxy hóa (vitamin B9, diệp hoàng tố,…)
Chuyên gia khoa học chỉ ra rằng rau có màu xanh càng đậm càng chứa nhiều chất chống oxy hóa, hiệu quả chống ung thư càng cao.
14. Măng tây
Măng tây là loại rau "chiếm lĩnh" bàn ăn của nhiều gia đình trong vài năm gần đây. Măng tây chứa nhiều vitamin, rutin, axit nucleic có hiệu quả trị liệu nhất định với ung thư hạch, ung thư bàng quang, ung thư da.
15. Táo
Nghiên cứu phát hiện vitamin C trong táo có thể ngăn chặn sự sinh trưởng của các chất gây ung thư trong cơ thể, sản sinh hoạt tính enzym trong quá trình tổn thương tế bào ung thư, thậm chí chuyển hóa các tế bào đã ung thư về trạng thái bình thường.
Táo chứa nhiều chất xơ và vitamin C. Một quả táo chứa 10% chất xơ và vitamin cần thiết cho cả ngày.
16. Chuối
Chuối chứa nhiều tinh bột, có thể giảm nguy cơ mắc ung thư ruột.
17. Các loại rong biển
Y học hiện đại chứng minh rong biển, rong biển khô và tảo quần đới đều có tác dụng chống ung thư nhất định.
Nghiên cứu phát hiện, máu của người mắc ung thư có tính axit cao, mà rong biển chứa nhiều canxi, có thể cân bằng độ pH trong máu.
Rong biển cũng chứa nhiều chất xơ, khó tiêu hóa nên sau khi ăn mọi người nên đi vệ sinh để thúc đẩy bài tiết chất ung thư trong ruột.
18. Sứa
Các nhà khoa học đã lấy aequorin từ trong con sứa, phát hiện nó có tác dụng sinh lý và dược lý vượt trội trong việc kháng khuẩn, kháng virus và chống ung thư.
19. Cá hố
Y học hiện đại chứng minh, lớp vảy mịn có bột bạc của cá hố chứa nhiều protein, muối vô cơ và dầu mỡ, sau khi xử lý axit có thể lấy ra nucleotit G – một trong các chất chính tạo thành sản phẩm chống ung thư, là chất hữu ích trong việc điều trị bệnh bạch cầu cấp tính và các bệnh ung thư khác.
Ăn uống chỉ có thể trợ giúp cho quá trình trị liệu, có tác dụng bảo vệ sức khỏe thường ngày. Nếu có dấu hiệu ung thư, người bệnh vẫn nên đi bệnh viện khám chữa. Chú ý cân bằng ăn uống hàng ngày, tăng cường vận động sẽ giúp nâng cao sức đề kháng và phòng tránh ung thư.
(Ảnh: Unsplash)
Theo Aboluowang