Có thể, chính việc vô tình duy trì 10 thói quen sau đây đã khiến ta nghèo vẫn hoàn nghèo:
1.Không lập và cập nhật ngân sách chi tiêu
Nếu không lập ngân sách, ta sẽ không biết phải kiếm, chi tiêu và tiết kiệm bao nhiêu tiền. Ta cũng không để hoàn thành các mục tiêu tài chính nếu không có một ngân sách cụ thể và rõ ràng. Từ cơ sở của việc lập ngân sách, ta có thể đặt các mục tiêu chi tiêu trong tương lai và có thể tiết kiệm một số tiền, vì biết rõ khả năng tài chính của mình đến đâu. Ngân sách cũng phải luôn được cập nhật mỗi ngày, để giúp ta kiểm soát và nắm chắc số tiền chảy vào và chảy ra khỏi túi.
2. Không kiểm soát được thói chi tiêu bốc đồng
Đây là thói quen rất nhiều người mắc phải. Chỉ cần ghé thăm một nơi hấp dẫn, nhiều món đồ đẹp, ta lập tức quên đi tình hình tài chính thực tế của mình, và sẵn sàng thoải mái ăn uống, mua sắm quần áo, đi cà phê, xem phim, hát karaoke với bạn bè, v.v… Nếu không biết mình đã tiêu bao nhiêu tiền, ta sẽ có xu hướng tiêu nhiều hơn. Nhưng nếu biết và đánh giá được những địa điểm, sự kiện có thể khiến bản thân phải tiêu nhiều tiền, ta sẽ dễ kiểm soát được xu hướng chi tiêu của mình hơn.
3. Mua sắm với số lượng quá nhiều
Đã bao giờ bạn mua một thứ gì đó, chỉ sử dụng một vài lần và sau đó không còn dùng đến nữa? Chắc hẳn mọi người đều đã làm điều này, và có lẽ cũng nhiều người từng tự hỏi tại sao mình lại mua nó lúc đầu.
Điều này có thể xảy ra vì khi đi mua sắm, ta không lập danh sách rõ ràng về những mặt hàng và số lượng cần mua. Và khi đó, ta dễ sa vào những mánh khóe của giới kinh doanh. Chỉ cần thực hiện những chiêu trò tiếp thị đầy hấp dẫn như khuyến mại, mua 2 tặng 1, v.v… , họ cũng đã khiến rất nhiều khách hàng phải mở thêm hầu bao.
4. Mua những thứ mang lại cảm giác giàu có giả tạo
Đã bao giờ bạn đến thăm một người có đầy ắp đồ đạc trong nhà? Khi ai đó mua và giữ nhiều thứ trong nhà, họ cảm thấy như mình là người giàu có. Ví dụ như có 2 ô tô, du thuyền, mô tô, đồ đạc, đồ decor…
Nếu thường xuyên diễn ra, thói quen xấu này có thể tồn tại lâu dài. Niềm tin rằng mua nhiều đồ sẽ khiến bản thân trông giàu có là một quan điểm sai lầm. Và việc vung tiền vào mua nhiều đồ như vậy chỉ khiến bản thân nhanh chóng sử dụng hết số tiền mình có trong tay.
5. Mua rẻ vì số lượng hơn là mua đắt vì chất lượng
Đã bao giờ bạn mua một món hàng chỉ vì số lượng thay vì chất lượng? Chắc chắn là có. Thói quen xấu này có thể khiến ta phải mua đồ với số lượng lớn trong thời gian ngắn, mặc dù chúng có cùng công dụng. Ví dụ, kính, giày, smartphone, đồng hồ, ... Nếu làm điều này thường xuyên trong tương lai, xét về tổng thể, ta sẽ phải chi nhiều hơn số tiền ban đầu, nếu mua vì chất lượng.
6. Không có mục tiêu dài hạn rõ ràng
Điều này phổ biến ở những người trẻ trong độ tuổi 20, nhưng cũng không phải là hiếm đối với những người lớn tuổi. Nếu không có tham vọng tài chính mạnh mẽ và rõ ràng, ta sẽ có xu hướng bất cẩn với tiền của mình trong tương lai. Ví dụ, nhiều người không hiểu vì sao phải có khả năng chi tiêu khi cần thiết, tiết kiệm nhiều hơn, đầu tư nhiều hơn...
Hãy đặt ra những mục tiêu cụ thể, chẳng hạn như muốn nghỉ hưu ở tuổi 40 hoặc có thể là 30, muốn mua nhà ở khu thượng lưu trong 5 năm, kinh doanh lớn trong 10 năm, đi du lịch nước ngoài trong 3 năm tới, … để từ đó biết phải tiết kiệm và chi tiêu sao cho hợp lí.
7. Không đầu tư
Đầu tư là một trong những giải pháp hiệu quả để mang lại sự ổn định tài chính. Đầu tư có thể có rủi ro nhất định, nhưng có thể được giảm thiểu và tránh né nhờ việc liên tục học hỏi. Các loại cổ phiếu tốt, trái phiếu, tiền gửi, … chắc chắn sẽ mang lại tỷ suất sinh lợi tốt và sẽ có tác động đến sự tăng trưởng tài sản trong tương lai. Nếu chỉ giữ tiền trong tài khoản tiết kiệm, ta sẽ phải gánh một tỷ lệ lạm phát cao hơn nhiều so với thu nhập từ lãi suất ngân hàng nhận được mỗi năm. Vì vậy, đừng ngần ngại mang tiền đi đầu tư.
8. Lạm dụng thẻ tín dụng
Một thói quen xấu có thể khiến ta nghèo đi là sử dụng thẻ tín dụng một cách bất cẩn, chẳng hạn như mua những thứ không hữu ích và không cần thiết. Lãi suất thẻ tín dụng tăng rất lớn sau từng tháng, và sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến tình hình tài chính chung của mỗi người. Điều nguy hiểm hơn là nhiều người vẫn không nhận ra điều này. Họ chỉ thấy cái lợi trước mắt – chi tiêu tiện lợi, mọi lúc mọi nơi, mà quên đi cái hại lâu dài – tiền lãi tích lũy lớn dần theo từng tháng.
9. Không tự tin khi nói đến tiền bạc
Nhiều người trong chúng ta luôn lo lắng khi nói về các vấn đề liên quan đến tiền bạc và tài chính. Điều này xuất phát từ một suy nghĩ tiêu cực, và có thể là gốc rễ khiến ta nghèo trong tương lai. Nếu không tự tin đối diện với đồng tiền, làm sao ta có thể đạt được những mục tiêu tài chính đã đặt ra? Hãy cố gắng tìm hiểu những kiến thức cơ bản về thế giới tài chính, cách quản lý tiền bạc hợp lý, cách ứng phó với những tình huống tài chính bất ngờ, v.v… để có thể tăng cường sự tự tin và mở mang tư duy kiếm tiền trong tương lai.
10. Tăng chi tiêu khi thu nhập tăng lên
Hầu hết mọi người sẽ tự cho phép mình sống sung sướng hơn khi có thể kiếm được nhiều tiền hơn, chẳng hạn như mua một chiếc ô tô mới, nhà mới, smartphone đắt tiền hơn, v.v... Đây là một thói quen tai hại, vì chi tiêu nhiều cũng đồng nghĩa với việc số tiền tiết kiệm sẽ ít đi. Nếu muốn tránh khỏi những vấn đề này, cách tốt nhất là tăng phần đầu tư. Đồng thời, phải biết cách kiểm soát bản thân, không để số tiền dư dả trong tay làm cho bản thân mất tỉnh táo, vội vã chi tiêu để rồi chẳng còn gì.