1 thói quen ảnh hưởng rất lớn đến thành công của trẻ trong tương lai, bất kể trẻ sinh ra trong gia đình giàu có hay không

An Chi | 18-12-2023 - 12:53 PM

(Tổ Quốc) - Cha mẹ nên rèn cho con điều này ngay từ khi còn nhỏ.

"Yêu thích đọc sách là chỉ số có liên hệ lớn nhất đến sự thành công trong tương lai của 1 đứa trẻ, bất kể đứa trẻ sinh ra trong gia đình giàu có hay không", đó là kết quả nghiên cứu từ tổ chức quốc tế OECD. Và cách để giúp 1 đứa trẻ rút ngắn khoảng cách giàu nghèo và thành công đó là cha mẹ cần cho chúng thấy 2 điều:

- Giáo dục luôn là lưu tiên trong gia đình.

- Đọc sách chính thói quen tốt của những người thành công.

Vậy làm thế nào để giúp 1 đứa trẻ từ không thích hoặc chưa thích đọc sách thành yêu thích đọc sách? Dưới đây là những lời khuyên đến từ tác giả cuốn sách "Làm mẹ không áp lực". 

Các nhà khoa học tại ĐH Oxford đã chia sẻ 5 bước để giúp trẻ trở nên yêu thích đọc sách như sau:

1. ĐỌC LỚN THÀNH TIẾNG CHO TRẺ NGHE

- Giai đoạn mang thai và trẻ dưới 1 tuổi: bạn nên đọc 1 mẫu chuyện ngắn ý nghĩa (50-100 từ) mỗi ngày như 1 dạng tâm sự sau khi thay tả, hoặc nằm chơi cùng trẻ.

- Với trẻ 1-3 tuổi, bạn không nên gập khuôn đọc từ A-Z, mà đọc tập trung phần trẻ thích nghe, hoặc quan tâm hỏi về nó.

- Với trẻ 3-6 tuổi, bên cạnh tập trung đọc phần trẻ quan tâm, bạn có thể cùng đọc với trẻ 1 vài đoạn hay và khuyến khích trẻ đọc to lại cho bạn nghe

- Với trẻ 6-10 tuổi, bạn khuyên khích trẻ đọc to lại 1 câu chuyện ít hơn 200 từ và tóm tắt lại câu chuyện đó.

2. XÂY DỰNG CHO TRẺ KHÔNG GIAN DÀNH RIÊNG CHO VIỆC ĐỌC SÁCH

- Giai đoạn mang thai và trẻ dưới 1 tuổi: không gian đọc sách của trẻ lúc này chính là không gian đọc sách của bạn. Bạn càng sớm xây dựng thói quen đọc sách và thường xuyên đọc cho trẻ ngay từ khi bắt đầu mang thai, trẻ càng sớm hình thành khái niệm “không gian đọc sách” cho riêng trẻ sau này.

- Trẻ 1-3 tuổi: bạn tự tạo 1 tủ sách nhỏ. Nhớ là tủ sách này là tủ sách hoạt động, chứ không phải tủ chỉ để chứa sách. Bạn không cần mua quá nhiều sách cho trẻ và trên kệ chỉ để những quyển trẻ và bạn thường xuyên đọc.

- Trẻ 3-6 tuổi: Trên kệ bạn chỉ để 2 không gian: 1 không gian về những quyển sách trẻ và bạn thường đọc và 1 không gian là những quyển sách mới trẻ chọn hoặc trẻ chưa thích đọc.

- Trẻ 6-10 tuổi: bạn khuyến khích trẻ để sách theo từng thể loại, và sắp xếp sách theo các thể loại.

1 thói quen ảnh hưởng rất lớn đến thành công của trẻ trong tương lai, bất kể trẻ sinh ra trong gia đình giàu có hay không - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

3. CHO TRẺ TỰ CHỌN SÁCH

- Giai đoạn mang thai và trẻ dưới 1 tuổi: bạn chọn sách theo chủ đề bạn yêu thích. Khuyến khích các chủ đề về cuộc sống, câu chuyện nhân nghĩa.

- Trẻ 1-3 tuổi: Bạn có thể giúp trẻ chọn sách trong giai đoạn này, tập trung chủ đề về các hoạt động hằng ngày trong cuộc sống.

- Trẻ 3-6 tuổi: khuyến khích trẻ chọn sách, hỏi lý do trẻ chọn và thảo luận thời gian đọc quyển sách mới đó. VD, Bin này, mẹ cũng thấy quyển này hay đó. Tối nay mình cùng đọc nhé! Càng thoả thuận sớm thời gian đọc sách, càng giúp trẻ thích đọc quyển sách trẻ vừa chọn. Trên kệ sách nên để sách bạn và trẻ cùng chọn, và sách trẻ chọn.

- Trẻ 6-10 tuổi. Độ tuổi này bạn cần quy định rõ thể loại sách trẻ cần đạt trong tháng. VD, 2 thể loại/tháng. Bạn cần cho trẻ biết rõ là truyện tranh chỉ là 1 thể loại. Trẻ cần phải chọn thêm 1 thể loại khác để đọc nữa.

4. TƯƠNG TÁC VỚI TRẺ KHI ĐỌC SÁCH

- Trẻ dưới 6 tuổi: Đọc sách lúc này nên hiểu là khoảng thời gian giao tiếp tích cực giữa bạn và trẻ. Không cần quyển sách đó ra sao hoặc phải đọc từ đầu đến cuối. Điều quan trọng là trẻ có quan tâm đến 1 điểm nào trong quyển sách khi đọc, trẻ có lập lại hoặc hỏi về nó. Với trẻ, đọc sách là 1 trò chơi, cha mẹ chính là người chơi cùng trẻ và quyển sách là 1 công cụ để lôi kéo sự chú ý và sự phát triển của trẻ. Với trẻ lớn nên được cho tự chọn sách và thảo luận về những điều được nói trong sách khi đọc hoặc khi lựa chọn.

- Trẻ từ 6-10 tuổi: Ngoài những giao tiếp tích cực trong đọc sách như hỏi, đáp và thảo luận. Đọc sách lúc này cũng nên cho trẻ hiểu như 1 công cụ quan trọng để tìm hiểu kiến thức, phát triển tư duy phản biện. Điều này có thể thực hiện thông qua hướng trẻ tìm hiểu về các kiến thức phổ thông, trả lời 1 vấn đề, kỹ năng tra cứu thông tin từ sách và internet.

5. ĐỌC SÁCH NÊN VÀO 1 THỜI GIAN CỐ ĐỊNH, THƯỜNG XUYÊN MỖI NGÀY

Đọc sách nên làm thường xuyên, vào 1 giờ cố định trong ngày. Đừng làm nó theo hứng hoặc theo cảm tính. Làm nó thành 1 việc làm hằng ngày sẽ giúp trẻ hình thành thói quen đọc sách. Đó là bước đầu tiên mà não bộ trẻ phát triển tình yêu với sách.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM