Quất là loại quả không còn xa lạ với người Việt. Quất có kích thước nhỏ, bên trong giống như quả cam, được chia thành các mũi mọng nước. Khi quả còn xanh có vị chua, khi chín vàng có vị chua ngọt.
Không chỉ có hương vị đặc trưng, quất còn rất giàu chất dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe. Loại quả này có chứa protein, vitamin, carbohydrate và khoáng chất. Đặc biệt, quất là thực phẩm tuyệt vời để bổ sung vitamin C cho cơ thể.
Chính vì thế, việc thêm quất vào chế độ ăn uống hàng ngày đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe người sử dụng
Cải thiện và hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu
Quất là loại trái cây tốt cho người tiểu đường vì nó có chỉ số đường huyết thấp và có khả năng giữ cho lượng glucose và insulin trong máu ở mức khỏe mạnh.
Một nghiên cứu năm 2019 được công bố trên tạp chí Biomolecules cho thấy một hợp chất gọi là isoflavone naringenin đã được tìm thấy trong nước ép quất có khả năng điều chỉnh đáng kể lượng đường trong máu. Nhờ đó, ăn loại trái cây này sẽ giúp điều tiết lượng glucose và insulin đi vào máu hiệu quả.
Ngoài ra, một nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra rằng quất có thể hỗ trợ làm giảm nguy cơ tăng đột biến lượng đường trong máu sau bữa ăn do hàm lượng chất xơ cao. Vì vậy, người bệnh đái tháo đường nên ưu tiên tiêu thụ các loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp để ngăn chặn lượng đường huyết tăng đột ngột sau bữa ăn.
Tăng cường sức khỏe đường ruột
Quất rất giàu chất xơ hòa tan. Chất xơ hòa tan được biết đến với vai trò ngăn chặn tiêu chảy. Nó hấp thụ lượng nước dư thừa từ ruột và tạo thành một chất giống như gel. Do đó, nếu bạn đang bị tiêu chảy liên tục, hãy bổ sung một nắm quất.
Ngoài ra, các nghiên cứu cho thấy rằng chất xơ đóng một vai trò trong việc hỗ trợ giảm cholesterol trong cơ thể bằng cách đưa nó ra ngoài qua phân. Hơn nữa, chúng được lên men trong ruột và hoạt động như thức ăn cho các vi khuẩn thân thiện trong đường ruột, giúp tăng cường sức khỏe đường ruột và khả năng miễn dịch.
Cải thiện sức khoẻ của mắt
Quất chứa một lượng hợp lý vitamin A dưới dạng beta carotene. Nó là một trong 11 loại carotenoid có trong quả quất. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra các carotenoid như beta carotene, zeaxanthin và lutein giúp cải thiện sức khỏe của mắt.
Đôi mắt của chúng ta chứa rhodopsin. Nó là một hợp chất protein cho phép chúng ta nhìn thấy ở những nơi thiếu ánh sáng. Tuy nhiên, việc sản xuất rhodopsin không đầy đủ có thể gây ra bệnh quáng gà. Vitamin A là một thành phần thiết yếu để sản xuất rhodopsin. Do đó, quất có chứa một lượng lớn vitamin A, đóng vai trò quan trọng đối với thị lực khỏe mạnh.
Cải thiện sức khỏe xương
Cơ thể chúng ta cần canxi để hình thành và duy trì răng và xương khỏe mạnh. Vì vậy, bạn có thể thêm quất vào thực đơn mỗi ngày để bổ sung canxi cho cơ thể.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng quả quất có chứa các khoáng chất như canxi và phốt pho rất quan trọng để duy trì xương chắc khỏe và ngăn ngừa các tình trạng như loãng xương. Canxi cũng đóng vai trò trong chức năng cơ và dẫn truyền thần kinh. Một khoáng chất khác được tìm thấy ở calamansi là phốt pho. Phốt pho cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất năng lượng và sửa chữa tế bào.
Ngoài ra, lượng vitamin C dồi dào trong loại quả này còn giúp hình thành collagen, từ đó có thể cải thiện sức khỏe của da và xương. Bên cạnh đó, quất là loại quả có tính kiềm, nên chúng sẽ hỗ trợ làm giảm nguy cơ phát triển bệnh loãng xương, giúp hệ xương khớp khỏe mạnh hơn.
Hỗ trợ giảm cân
Một flavonoid khác có trong quả quất, được gọi là Poncirin, có thể có vai trò đáng kể trong việc ngăn ngừa béo phì. Một nghiên cứu cho thấy Poncirin có thể làm giảm nguy cơ tăng cân bằng cách ngăn chặn sự hình thành của các tế bào mỡ mới trong cơ thể.
Ngoài ra, loại quả này giàu chất xơ. Nhờ thế khi sử dụng loại quả này bạn sẽ có cảm giác no lâu hơn. Chúng sẽ làm giảm cảm giác thèm ăn và xu hướng ăn vặt không lành mạnh.
Tổng hợp