Lá trà xanh hay còn gọi là chè xanh, là một loại thảo mộc không còn xa lạ với mọi người. Loại lá này trước khi chế biến hoặc sau khi chế biến đều có thể dùng để hãm nước uống cực kỳ thơm ngon và nhiều người ưa chuộng. Không chỉ mang hương thơm đặc trưng, mùi vị dễ chịu, các hợp chất dinh dưỡng trong lá trà xanh còn có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị cực nhiều các loại bệnh, trong đó có cả ung thư.
Ngăn ngừa ung thư hiệu quả
Theo 1 báo cáo đăng trên tạp chí Oral Oncology (Mỹ) vào năm 2021, các nhà nghiên cứu Mỹ đã phân tích 19 nghiên cứu với 4.675 người cho thấy, uống trà xanh có tác dụng bảo vệ và ngăn ung thư miệng.
Cũng theo 1 phân tích khác trên 51 nghiên cứu với 1,6 triệu người ở Mỹ cũng cho thấy, trà xanh giúp giảm nguy cơ ung thư phổi, nhất là ở nam giới. Tiêu thụ trà xanh có thể giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.
Trong trà xanh có chứa các hợp chất chống oxy hóa mạnh gọi là EGCG (epigallocatechin gallate) ảnh hưởng đến các enzym quan trọng trong tế bào ung thư tuyến tụy. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng EGCG làm gián đoạn quá trình trao đổi chất của tế bào ung thư này.
Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, EGCG trong trà xanh giúp ngăn chặn sự tăng trưởng của tế bào ung thư vú; Hạn chế hoocmon nam gây ung thư tuyến tiền liệt; Ngăn ngừa sự tăng trưởng của tế bào ung thư cổ tử cung và hạn chế hoạt động của tế bào ung thư đại trực tràng.
Uống trà xanh đều đặn, đúng cách là hiệu quả sẽ là liều thuốc bổ trợ cực kỳ tốt cho cơ thể khi mắc các bệnh nan y như ung thư.
Hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tim mạch
Một nghiên cứu được thực hiện ở 40.530 người lớn ở Nhật Bản phát hiện ra rằng những người tham gia uống nhiều hơn 5 tách trà xanh mỗi ngày sẽ giảm được 26% nguy cơ tử vong do nhồi máu cơ tim hay đột quỵ và thấp hơn 16% nguy cơ tử vong do nhiều nguyên nhân khác so với những người uống ít hơn một tách trà xanh/ngày.
Trong trà xanh có chứa các chất chịu khả năng kiểm soát lượng cholesterol cũng như giúp điều hòa huyết áp, ngăn chặn xơ vữa động mạch. Thậm chí nếu ai từng bị đau tim, trà xanh có thể giúp ngăn ngừa tế bào bị phá hủy và tăng tốc quá trình phục hồi tế bào tim mạch.
Một nghiên cứu năm 2004 cho thấy tiêu thụ trà xanh cao hơn sẽ giảm nguy cơ bệnh động mạch vành, làm cho hàm lượng cholesterol thấp hơn, giảm nguy cơ bị cục máu đông, đột quỵ và chống viêm.
Do đó, hãy uống trà xanh một cách thông minh giúp cải thiện sức khỏe và ổn định tim mạch của bạn.
Giúp cơ xương khỏe mạnh
Trà xanh rất giàu Polyphenol, đây là hợp chất từ thực vật có tác dụng chống viêm mạnh, rất có lợi đối với bệnh viêm khớp. Trong trà xanh chứa epigallocatechin 3-gallate (EGCG) đã được chứng minh là có hoạt tính chống oxy hóa mạnh hơn gấp 100 lần so với vitamin C và vitamin E. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nó cũng giúp bảo tồn sụn và xương.
Thành phần catechin trong trà xanh góp phần làm chậm quá trình lão hóa của xương, giúp hạn chế nhuyễn xương và loãng xương.
Giúp cơ thể sạch và đẹp hơn
Không chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý, uống trà xanh cũng hỗ trợ cực tốt cho việc làm sạch và đẹp cơ thể của chúng ta.
Trà xanh giúp làm mờ các nếp nhăn trên khuôn mặt của bạn. Polyphenols trong lá trà là một chất chống lại các gốc tự do, giúp làm chậm quá trình lão hóa.
Thêm vào đó, trà xanh có thể giúp đốt cháy mỡ và tăng cường khả năng trao đổi chất một cách tự nhiên. Uống trà thường xuyên cũng có thể ngăn chặn quá trình chuyển hóa glucose thành tế bào mỡ. Do đó, bạn có thể giảm cân nếu kết hợp uống trà xanh mỗi ngày với luyện tập thể thao và ăn uống lành mạnh.
Khi trong gan của chúng ta chưa nhiều độc tố hay bị quá tải sẽ gây ra những nốt mụn, sần trên da, khiến da tối màu, kém sắc. Nếu gặp tình trạng như vậy, hãy thử thêm trà xanh vào chế độ ăn uống hằng ngày, bởi chúng sẽ có tác dụng làm mát cơ thể, cải thiện chức năng gan, ngăn ngừa quá trình thải độc cho da.
Một số lưu ý khi dùng trà xanh
Mặc dù tác dụng mà lá trà xanh đẹp lại là cực là kỳ tốt và hiệu quả, tuy nhiên chúng ta cũng không nên dùng quá nhiều trà xanh trong một ngày, bởi chúng có thể đem lại các tác dụng phụ như:
Gây thiếu máu, gây bệnh loãng xương, điều là bởi năng lượng canxi được đào thải qua đường tiết niệu. Thêm vào đó là gây mất ngủ, bởi trà cũng là nguồn caffeine.
Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai, sắp sinh, cho con bú cũng không nên uống trà nhiều. Bởi trong những thời điểm này, cơ thể cần bổ sung sắt, tuy nhiên trong trà lại chứa nhiều tanin và acid oxalic làm hạn chế niêm mạc dạ dày hấp thu chất này.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo