1 loại cây quý là “thần dược” hạ đường huyết: Ăn tươi hay nghiền bột đều vô cùng bổ dưỡng

Ánh Lê | 05-03-2024 - 22:00 PM

(Tổ Quốc) - Nhân sâm là một loại thuốc quý tuy nhiên không phải ai cũng biết hết công dụng tuyệt vời của loại thảo dược này.

Nhân sâm là một loài cây thân thảo sống lâu năm, thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae). Loài thực vật này sinh trưởng chủ yếu ở vùng núi cao, lạnh, tuyết. Theo y học cổ truyền, nhân sâm là dược liệu đứng đầu trong Tứ đại danh dược. Từ xa xưa, nó thường dùng để chữa bệnh hoặc được chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng phục vụ cho giới hoàng tộc các nước phương Đông.

Nhân sâm tươi chứa 17 axit béo, 8 axit amin thiết yếu và hơn 20 nguyên tố vi lượng cung cấp cho cơ thể nhiều chất dinh dưỡng quan trọng. Loại thảo dược này có thể sử dụng dưới dạng rễ tươi, khô, chiết xuất, dung dịch, viên nang, viên nén, soda, trà … mang lại rất nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.

1. Hạ đường huyết

Nhân sâm luôn là một phần không thể thiếu trong y học phương Đông. Loại thảo dược này có đặc tính tăng cường miễn dịch cao và có thể chống lại bệnh tiểu đường. Theo đó, tiêu thụ nhân sâm sẽ giúp làm giảm tốc độ hấp thụ carbohydrate trong cơ thể. Ngoài ra, hoạt chất ginsenoside trong loại thảo dược này cũng kích thích việc sản xuất insulin của tuyến tụy, cải thiện tình trạng kháng insulin. Khi insulin tăng lên sẽ giúp lượng đường trong máu đi vào các tế bào của cơ thể để được chuyển hóa thành năng lượng.

Một nghiên cứu khác kéo dài 8 tuần cho thấy dùng 3g nhân sâm mỗi ngày làm giảm đáng kể lượng đường trong máu lúc đói và cải thiện huyết sắc tố A1c, một dấu hiệu kiểm soát lượng đường trong máu lâu dài, so với giả dược ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.

1 loại cây quý là “thần dược” hạ đường huyết, dưỡng thận hiệu quả: Ăn tươi hay nghiền bột đều vô cùng bổ dưỡng - Ảnh 1.


Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường, không nên sử dụng cùng một lúc thuốc với nhân sâm để tránh có thể làm cho lượng đường huyết bị giảm xuống mức quá thấp. Trước khi sử dụng nhân sâm, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa Nội tiết.

2. Ngăn chặn ung thư

Ngoài tác dụng hạ đường huyết, ginsenoside có trong nhân sâm còn giúp chống oxy hóa, duy trì sự khỏe mạnh của tế bào và ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư. Một đánh giá của một số nghiên cứu đã kết luận rằng những người dùng nhân sâm có thể giảm 16% nguy cơ phát triển ung thư. Nhân sâm cũng có thể giúp cải thiện sức khỏe của những người đang hóa trị và có thể làm giảm tác dụng phụ cũng như tăng cường hiệu quả của một số phương pháp điều trị ung thư.

3. Bổ não, cải thiện trí nhớ hiệu quả

Các thử nghiệm cho thấy thành phần ginsenoside và hợp chất K có trong nhân sâm có thể giúp các tế bào não không bị gây hại bởi các gốc tự do, giúp cải thiện trí nhớ, xoa dịu thần kinh. Bên cạnh đó, nhân sâm còn hỗ trợ làm giảm viêm nhiễm của các tế bào não và ngăn ngừa suy giảm trí nhớ.

Một nghiên cứu ở 6.422 người lớn tuổi cho thấy rằng việc tiêu thụ nhân sâm thường xuyên trong ít nhất 5 năm có liên quan đến việc cải thiện chức năng nhận thức sau này. Một nghiên cứu nhỏ khác cho thấy dùng 200 miligam (mg) nhân sâm giúp cải thiện đáng kể trí nhớ làm việc sau 3 giờ so với dùng giả dược.

Đặc biệt còn hỗ trợ những người bị Alzheimer cải thiện nhận thức và hành vi.

3. Bổ thận tráng dương

Ngoài những công dụng trên, nhân sâm có chức năng bổ thận tráng dương, khôi phục thể lực, tăng cường sinh lý. Nghiên cứu cho thấy, cistanche có trong loại thảo dược này có thể làm giảm mệt mỏi, giãn mạch máu, bảo vệ gan và thận.

1 loại cây quý là “thần dược” hạ đường huyết, dưỡng thận hiệu quả: Ăn tươi hay nghiền bột đều vô cùng bổ dưỡng - Ảnh 2.


Các chuyên gia cũng cho biết người bị bệnh về thận có thể sử dụng sâm để bồi bổ và điều trị. Bởi vì khi sử dụng nhân sâm hàng ngày, bệnh nhân sẽ cải thiện được chức năng sinh lý, hồi phục chức năng thận. Tuy nhien, không phải trường hợp nào cũng có thể sử dụng sâm để điều trị. Do đó nếu muốn đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

2 lưu ý khi dùng nhân sâm

Nhân sâm là một vị thuốc bổ cho cơ thể. Tuy nhiên, khi sử dụng nhân sâm bạn có thể gặp một số tác dụng không mong muốn. Hãy ghi nhớ những lưu ý dưới đây để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và tận dụng tối ưu công dụng của loại thảo dược này:

1. Phụ nữ mang thai và trẻ em không nên dùng nhân sâm

Nhân sâm có tác dụng giống estrogen nên không nên dùng cho phụ nữ người mang thai, phụ nữ đang cho con bú vì có thể gây ra tình trạng hen, tăng huyết áp, đánh trống ngực và chảy máu tử cung ở những phụ nữ sau khi mãn kinh.

Nhân sâm có thể thúc đẩy sự phát dục của tuyến sinh dục, đó là điều nên tránh đối với trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 năm càng cần tránh dùng nhân sâm, kể cả thanh niên, nếu dùng cần cân nhắc kỹ.

1 loại cây quý là “thần dược” hạ đường huyết, dưỡng thận hiệu quả: Ăn tươi hay nghiền bột đều vô cùng bổ dưỡng - Ảnh 3.


2. Người bị thương phong cảm mạo phát sốt không nên dùng nhân sâm

Nhân sâm bổ khí có thể làm cho ngoại tà lưu trệ trong cơ thể không thể phát tiết ra ngoài được, ảnh hưởng tới hiệu quả trị liệu, kéo dài bệnh tình.

Do đó, việc thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi sử dụng nhân sâm là quan trọng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn.

(Tổng hợp)

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM

Tết an vui với ưu đãi miễn phí bảo dưỡng từ Panasonic

Dịp cuối năm là thời điểm mỗi gia đình đều chú trọng tân trang cho ngôi nhà của mình cũng như quan tâm đến sức khỏe cho các thành viên. Hiểu được mong muốn đó, Panasonic triển khai chương trình chăm sóc khách hàng thường niên 2024 với nhiều ưu đãi hấp dẫn, giúp bạn và cả nhà chuẩn bị một mùa Tết khỏe mạnh và an lành.