Xu hướng phát triển bền vững và thách thức cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

| 13-06-2023 - 18:00 PM

Xu hướng phát triển bền vững ngày nay không còn quá xa lạ với cộng đồng các nước trên thế giới. Tuy nhận được nhiều sự ủng hộ nhưng xu hướng này ở Việt Nam vẫn còn là một "nút thắt" lớn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Nguyên nhân xuất phát từ việc các sản phẩm thân thiện với môi trường luôn đi kèm với những tiêu chuẩn kiểm định gắt gao và sự tỉ mỉ trong bước gia công, đòi hỏi chi phí sản xuất và nhân công thường tốn kém hơn các sản phẩm đại trà thông thường. Với nhu cầu sử dụng đơn thuần, phần lớn các sản phẩm có giá thành thấp hơn luôn là lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng.

Tuy nhiên, với sự thịnh hành của lối sống bền vững, các sản phẩm thuộc danh mục thân thiện với môi trường ngày càng được người tiêu dùng chú ý hơn đến các lợi ích lâu dài mà nó mang lại, từ đó quy mô sản xuất các sản phẩm này cũng phát triển rộng rãi hơn, giá thành cũng được tối ưu hóa nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhiều người hơn.

Nỗ lực của chính phủ Việt Nam và vai trò của doanh nghiệp trong việc giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu

"Với việc đóng góp hơn 70% lượng khí thải các-bon trên toàn cầu, doanh nghiệp cần phải có những cam kết và hành động mạnh mẽ để hướng tới nền kinh tế xanh thông qua việc chuyển đổi công nghệ sản xuất, sử dụng năng lượng hiệu quả,..." - Ông Trần Ngọc Liêm, Giám đốc VCCI Chi nhánh TP.HCM chia sẻ. Ngoài ra, theo "Cẩm nang Hướng dẫn doanh nghiệp: Hướng tới một tương lai Carbon thấp & phát thải ròng bằng không", từng doanh nghiệp nắm giữ những vai trò then chốt trong việc giảm thiểu hiện tượng nóng lên toàn cầu thông qua việc tiếp cận với sự đổi mới và công nghệ bền vững, đầu tư vào nghiên cứu và triển khai các công nghệ năng lượng mới cũng như việc áp dụng các biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả.

Xu hướng phát triển bền vững và thách thức cho doanh nghiệp vừa và nhỏ - Ảnh 1.

Xu hướng phát triển bền vững và thách thức cho doanh nghiệp vừa và nhỏ - Ảnh 2.

Các doanh nghiệp cần có những biện pháp cụ thể để giải quyết vấn đề khí thải các-bon trên toàn cầu

Song, việc nỗ lực cải thiện các vấn đề môi trường hiện nay không chỉ là trọng trách trên vai những "người khổng lồ" như chính phủ hay các doanh nghiệp lớn, mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có thể hưởng ứng và ủng hộ qua nhiều khía cạnh khác nhau. Một trong những đóng góp cơ bản và thiết thực nhất mà các doanh nghiệp có thể thực hiện ngay chính là việc thay đổi thói quen sử dụng điện và lựa chọn các thiết bị văn phòng hàng ngày với tiêu chí ưu tiên tiết kiệm năng lượng và nguyên liệu sử dụng.

Máy in công sở chiếm một phần điện năng tiêu thụ thường nhật của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, do đó, việc cân nhắc lựa chọn những dòng máy in không nhiệt với độ bền và tuổi thọ cao, ít phải thay thế linh kiện là một bước đệm quan trọng trong việc đáp ứng đủ tiêu chí phát triển bền vững.

Dòng máy in trắng đen EcoTank thuộc thương hiệu Epson được đánh giá là một trong những sản phẩm bền vững mà doanh nghiệp có thể đầu tư để gia tăng hiệu suất làm việc mà vẫn đảm bảo các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường. Sở hữu khả năng in ấn tối ưu lên đến 20 trang mỗi phút theo tiêu chuẩn ISO, Epson EcoTank M1170 và M2170 mới sẽ đáp ứng nhu cầu in ấn tài liệu trắng đen của doanh nghiệp với cường độ sử dụng hàng ngày. Với mỗi bình mực có giá hơn 270 nghìn cho ra đến 6000 trang in, doanh nghiệp chỉ tiêu tốn trung bình 45 đồng cho mỗi trang in - một con số ấn tượng thể hiện lợi ích lâu dài từ việc tiết kiệm chi phí mà các doanh nghiệp cần để tâm. Không những thế, với chế độ bảo hành đầu phun 4 năm hoặc 50,000 trang (tùy điều kiện nào đến trước), các doanh nghiệp hoàn toàn có thể yên tâm về phần bảo quản và duy trì linh kiện của máy.

Xu hướng phát triển bền vững và thách thức cho doanh nghiệp vừa và nhỏ - Ảnh 3.

Xu hướng phát triển bền vững và thách thức cho doanh nghiệp vừa và nhỏ - Ảnh 4.

Dòng máy Epson EcoTank M1170 và M2170 giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu suất kinh doanh

Bằng việc xác định "kim chỉ nam" của phát triển bền vững chính là sự thay đổi tích cực từ những thói quen tiêu dùng hàng ngày, mỗi doanh nghiệp vừa và nhỏ đều có thể trở thành một phần trong sự nghiệp to lớn và tưởng chừng như rất "đắt đỏ" này. Việc hội nhập nền kinh tế với các cuờng quốc trên thế giới cơ bản cũng bắt nguồn từ sự đổi mới trong tư duy phát triển hướng đến lợi ích lâu dài của toàn xã hội.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM