Giá dầu tăng
Giá dầu tăng khoảng 1 USD/thùng sau số liệu kinh tế từ châu Á và châu Âu tăng, song các nhà đầu tư vẫn thận trọng về các trường hợp nhiễm virus corona mới trên toàn cầu gia tăng.
Chốt phiên giao dịch ngày 29/6, dầu thô Brent tăng 69 US cent tương đương 1,7% lên 41,71 USD/thùng và dầu thô Tây Texas WTI tăng 1,21 USD tương đương 3,1% lên 39,7 USD/thùng. Tính đến hết tháng 6/2020, giá dầu Brent có tháng tăng thứ 3 liên tiếp sau khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh được gọi là OPEC , gia hạn cắt giảm nguồn cung 9,7 triệu thùng/ngày đến tháng 7/2020.
Số liệu Ủy ban châu Âu cho biết, nền kinh tế khu vực euro zone trong tháng 6/2020 hồi phục, tăng lên 75,7 điểm trong tháng 6/2020 từ mức 67,5 điểm trong tháng 5/2020, song vẫn thấp hơn so với dự kiến.
Tại Trung Quốc, lợi nhuận của các doanh nghiệp công nghiệp tăng lần đầu tiên trong 6 tháng trong tháng 5/2020. Ngoài ra, các chỉ số chứng khoán Mỹ tăng cũng hỗ trợ giá dầu.
Giá khí tự nhiên cao nhất 2 tuần
Giá khí tự nhiên tại Mỹ tăng hơn 10%, sau khi giảm xuống mức thấp nhất hơn 25 năm trong phiên trước đó, do dự báo thời tiết ấm hơn thúc đẩy kỳ vọng nhu cầu nhiên liệu làm mát tăng cao.
Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 8/2020 trên sàn New York tăng 16,5 US cent tương đương 10,7% lên 1,709 USD/mmBTU, trong phiên có lúc đạt 1,753 USD/mmBTU, cao nhất kể từ ngày 15/6/2020.
Trong phiên trước đó, giá khí tự nhiên chạm mức thấp nhất kể từ tháng 8/1995, khi thị trường tập trung vào nhu cầu bị ảnh hưởng bởi virus corona, tồn trữ tăng và xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng hồi đầu tháng giảm.
Giá vàng gần mức cao nhất 8 năm
Giá vàng thay đổi nhẹ, song vẫn gần mức cao nhất 8 năm trong tuần trước đó, do virus corona lây lan mạnh đe dọa sự phục hồi nền kinh tế.
Vàng giao ngay trên sàn LBMA giảm 0,1% xuống 1.769,52 USD/ounce, chỉ giảm 9,54 USD/ounce từ mức cao nhất kể từ tháng 10/2012 trong ngày 24/6/2020. Giá vàng cũng có tháng tăng thứ 3 liên tiếp và có quý tăng mạnh nhất hơn 4 năm. Trong khi đó, vàng kỳ hạn tháng 8/2020 trên sàn New York tăng 0,1% lên 1.781,2 USD/ounce.
Giá đồng tăng
Giá đồng tăng lên mức cao nhất gần 5 tháng do nguồn cung tại nước sản xuất đồng hàng đầu – Chile – gián đoạn, nhu cầu tại nước tiêu thụ hàng đầu thế giới – Trung Quốc – tăng và tồn trữ giảm.
Giá đồng trên sàn London tăng 0,1% lên 5.963 USD/tấn, đóng cửa phiên trước đó đạt mức cao đỉnh điểm 6.006 USD/tấn. Tính đến nay, giá đồng tăng khoảng 35% kể từ mức thấp nhất trong tháng 3/2020.
Sản lượng đồng tại Chile có thể giảm 200.000 tấn tương đương 3,5% sản lượng đồng năm 2019, do virus corona tăng.
Đồng thời, lợi nhuận của các công ty công nghiệp Trung Quốc tăng lần đầu tiên trong 6 tháng trong tháng 5/2020. Hoạt động nhà máy của Trung Quốc tăng tháng thứ 4 liên tiếp trong tháng 6/2020, song tốc độ có thể giảm. Ngoài ra, tồn trữ đồng tại London giảm 2.450 tấn xuống 112.850 tấn, thấp nhất kể từ ngày 17/1/2020. Tồn trữ đồng tại Thượng Hải chạm 99.971 tấn, thấp nhất kể từ tháng 1/2019.
Giá quặng sắt và thép đều giảm
Giá quặng sắt và thép tại Trung Quốc đều giảm khi thị trường mở cửa trở lại sau kỳ nghỉ lễ, trong bối cảnh triển vọng nhu cầu đối với nguyên liệu công nghiệp quan trọng suy giảm, do virus corona bùng phát và thời tiết khắc nghiệt.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Đại Liên giảm 4,2% xuống 733 CNY (103,58 USD)/tấn, đóng cửa phiên trước đó giảm 3,8% xuống 736 CNY/tấn.
Đồng thời, trên sàn Thượng Hải giá thép cây kỳ hạn tháng 10/2020 giảm 1,7% xuống 3.552 CNY/tấn, giá thép cuộn cán nóng giảm 1,3% xuống 3.560 CNY/tấn. Giá thép không gỉ kỳ hạn tháng 8/2020 tăng 0,1% lên 13.160 CNY/tấn.
Nhu cầu sản phẩm thép giảm tuần thứ 3 liên tiếp trong tuần trước. Trong khi đó, triển vọng nhu cầu không chắc chắn khi Bắc Kinh đang nỗ lực ngăn chặn một làn sóng lây nhiễm mới.
Giá cao su giảm
Giá cao su tại Tokyo giảm phiên thứ 4 liên tiếp do đại dịch Covid-19 trở nên tồi tệ hơn, làm gia tăng mối lo ngại về các hạn chế kinh tế ảnh hưởng đến nhu cầu hàng hóa như cao su.
Giá cao su kỳ hạn tháng 12/2020 trên sàn TOCOM giảm 1,2 JPY tương đương 0,8% xuống 154 JPY/kg.
Đồng thời, giá cao su kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Thượng Hải giảm gần 3% xuống 10.060 CNY/tấn.
Giá đường tăng
Giá đường thô kỳ hạn tháng 7/2020 trên sàn ICE tăng 0,16 US cent lên 11,71 US cent/lb.
Đồng thời, giá đường trắng kỳ hạn tháng 8/2020 trên sàn London tăng 1 USD lên 352,2 USD/tấn.
Giá cà phê tăng
Giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn ICE tăng 3,45 US cent tương đương gần 4% lên 100,1 US cent/lb, trong phiên có lúc đạt 103,15 US cent/lb, cao nhất 1 tháng.
Giá cà phê robusta giao cùng kỳ hạn trên sàn London tăng 25 USD lên 1.178 USD/tấn.
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong nửa đầu năm 2020 dự kiến tăng 3,7% so với cùng kỳ năm trước đó.
Giá đậu tương, lúa mì và ngô đồng loạt tăng
Giá ngô tại Chicago tăng do hoạt động mua bù thiếu và Trung Quốc tăng cường mua ngô Mỹ sau khi giá chạm mức thấp nhất 7 tuần trong tuần trước đó.
Trên sàn Chicago, giá ngô kỳ hạn tháng 7/2020 tăng 7 US cent lên 3,24 USD/bushel, giá lúa mì giao cùng kỳ hạn tăng 13 US cent lên 4,87 USD/bushel và giá đậu tương kỳ hạn tháng 7/2020 tăng 3-1/2 US cent lên 8,68-1/2 USD/bushel.
Giá dầu cọ giảm 1,8%
Giá dầu cọ tại Malaysia giảm phiên thứ 4 liên tiếp do giá dầu thực vật khác rẻ hơn và đồng ringgit tăng mạnh khiến dầu cọ ít hấp dẫn đối với khách mua hàng.
Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Bursa Malaysia giảm 1,8% xuống 2.325 ringgit (542,72 USD)/tấn.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 30/6