Shark Dzung tiết lộ lý do bỏ chức Giám đốc CyberAgent Việt Nam & Thái Lan: Thoát khỏi vùng an toàn, dồn lực hỗ trợ các startup Việt trong khủng hoảng Covid-19

Thủy Trương - Đồ họa: Xuân Trần | 08-09-2020 - 09:53 AM

(Tổ Quốc) - "Khủng hoảng không phải là thời điểm tốt để gọi vốn, nhưng là thời điểm tuyệt vời để hỗ trợ Real Entrepreuners (những doanh nhân thực thụ)", Shark Dzung Nguyễn nhìn nhận. Để dồn mọi nguồn lực hỗ trợ cho các Founders Việt Nam, anh đã rời CyberAgent Capital, cùng với Lê Hoàng Uyên Vy sáng lập Do Ventures...

Do Ventures vừa ra mắt cộng đồng khởi nghiệp và thông báo kết thúc vòng gọi vốn đầu tiên của quỹ Do Ventures Fund I. Quỹ đầu tư mới ra mắt nổi lên hai cái tên đình đám trong giới khởi nghiệp: Nguyễn Mạnh Dzung (Shark Dzung) và Lê Hoàng Uyên Vy. Họ đã rời vai trò cũ tại CyberAgent Capital và ESP Capital để bắt đầu một hành trình mới.

"Startup Việt trong thời Covid-19 ít có nguồn lực hỗ trợ. Quỹ hỗ trợ hầu hết là những quỹ nhỏ, quỹ lớn không có, quỹ nước ngoài không đến Việt Nam. Đây là một thời kỳ rất khó khăn cho startup, tuy nhiên, lại là thời điểm tuyệt vời để hỗ trợ Real Entrepreuners (những doanh nhân thực thụ)", Shark Dzung trải lòng với Trí thức trẻ.


Shark Dzung tiết lộ lý do bỏ chức Giám đốc CyberAgent Việt Nam & Thái Lan: Thoát khỏi vùng an toàn, dồn lực hỗ trợ các startup Việt trong khủng hoảng Covid-19 - Ảnh 1.

* 13 năm gắn bó với CyberAgent Capital ở cương vị Giám đốc Quỹ đầu tư tại Việt Nam và Thái Lan, sao anh lại quyết định ra đi?

Shark Dzung tiết lộ lý do bỏ chức Giám đốc CyberAgent Việt Nam & Thái Lan: Thoát khỏi vùng an toàn, dồn lực hỗ trợ các startup Việt trong khủng hoảng Covid-19 - Ảnh 2.

Shark Dzung Nguyễn: Tôi đã ở CyberAgent Capital (CAC) đủ lâu. Là người tham gia quỹ từ những ngày đầu, và cũng hỗ trợ CAC xây dựng nền tảng ở Việt Nam, sau một thời gian, tôi thấy đủ để làm mới chính mình. Bởi tôi đang ở trong vùng Comfort Zone (Vùng thoải mái), không bị ai gây áp lực, tự làm mọi thứ, tự kiểm soát.

Cái nguy hiểm nhất là một khi ở trong vùng Comfort Zone bị chây ì và không muốn làm gì nữa, trong khi mình đang rất trẻ, đang ở tuổi cần làm nhiều thứ hơn.

Điều quan trọng hơn là, cho dù tôi là Giám đốc Quỹ đi chăng nữa, quyết định cuối cùng vẫn do CEO và quản lý phía trên phê duyệt, dẫn đến việc những công ty tôi muốn hỗ trợ, mặc dù chưa bị từ chối nhưng mất nhiều thời gian chờ đợi, nhưng nếu là quỹ của chính tôi, việc ra quyết định sẽ nhanh hơn. Tôi có thể ra quyết định ngay tức khắc nếu cảm thấy có team phù hợp để đầu tư.

Chính vì thế, tôi nghĩ là đây là thời điểm tốt để làm một điều gì đấy cho cộng đồng startup trong nước và cho chính bản thân mình, với nhiều năng lượng hơn.

* Vì sao anh lại chọn thời điểm này rời CAC?

Khi các nhà đầu tư rút ra dẫn tới việc chúng ta có cơ hội để đầu tư vào startup với giá phù hợp hơn. Ngoài ra, chúng ta hãy thử nhìn lại những cuộc khủng hoảng thế giới từng đi qua và xem chuyện gì xảy ra sau đó.

Khi các NĐT nước ngoài không đến được Việt Nam và trào lưu startup chìm xuống, những người khởi nghiệp thực sự, có khát khao cháy bỏng và ý tưởng đột phá sẽ xuất hiện

Đại dịch SARS năm 2003 kết thúc kéo theo sự ra đời của Taobao, sàn giao dịch điện tử khổng lồ góp phần thay đổi hoàn toàn hành vi mua sắm của người Trung Quốc từ offline sang online. Năm 2009, trên tàn dư đổ nát do cuộc khủng hoảng tài chính năm trước đó để lại, những công ty như Uber hay Airbnb xuất hiện và viết ra khái niệm nền kinh tế chia sẻ, kéo theo đó là sự cất cánh của fintech (công nghệ tài chính) và cryptocurrency (tiền số).

Bản thân tôi cũng từng nếm trải khủng hoảng từ những ngày đầu gia nhập CyberAgent. Không lâu sau khi tôi trở về Việt Nam năm 2008, thế giới rơi vào cuộc suy thoái khiến hoạt động đầu tư đóng băng. Nhưng cũng tại thời điểm đó, những công ty như Tiki, Foody, NhacCuaTui, Vexere..., ra đời và đến nay vẫn góp phần thay đổi mạnh mẽ hành vi tiêu dùng của người Việt Nam.

Khi ấp ủ ý tưởng rời khỏi CAC, tôi không nghĩ việc Covid-19 sẽ đến. Nhưng khi Covid-19 xảy ra, tôi đón nhận nó như một cơ hội. Khi các nhà đầu tư nước ngoài không đến được Việt Nam và trào lưu startup bị chìm xuống, những người khởi nghiệp thực sự, có khát khao cháy bỏng và ý tưởng đột phá - mà mình đang mong chờ - sẽ xuất hiện. Và tôi muốn tham gia để hỗ trợ những người đấy. Ở góc nhìn nào đấy, đây không phải là thời điểm fund raising tốt nhưng là thời điểm tốt để đầu tư.

Shark Dzung tiết lộ lý do bỏ chức Giám đốc CyberAgent Việt Nam & Thái Lan: Thoát khỏi vùng an toàn, dồn lực hỗ trợ các startup Việt trong khủng hoảng Covid-19 - Ảnh 4.

Shark Dzung tiết lộ lý do bỏ chức Giám đốc CyberAgent Việt Nam & Thái Lan: Thoát khỏi vùng an toàn, dồn lực hỗ trợ các startup Việt trong khủng hoảng Covid-19 - Ảnh 5.

* Do Ventures hướng tới đối tượng startup nào?

Các startup trong các ngành liên quan đến việc sử dụng công nghệ phục vụ người tiêu dùng, doanh nghiệp, vẫn là lĩnh vực B2C hoặc B2B (Merchants - người bán, Enterprises - doanh nghiệp).

Giai đoạn nhắm tới sẽ rộng hơn, từ lúc ý tưởng (pre-seed), nếu có team tốt tôi sẵn sàng bỏ tiền, giống ngày xưa từng làm với các dự án Foody, ViCare, và nếu họ làm tốt tôi sẽ đầu tư thêm tiền vào series A và sẵn sàng follow đến series B. Nghĩa là phạm vi startup để rót vốn sẽ rộng hơn, từ pre-seed đến tận series B.

Về các khoản rót vốn, đối với vòng Seed - nằm trong khoảng 500.000 USD - 1.000.000 USD tùy theo quy mô công ty, các khoản follow thì một công ty sẽ rót tối đa 5 triệu USD. Tức, Do Ventures có thể lead cả series A và follow series B, tối đa 5 triệu USD.

* 13 năm làm nhà đầu tư mạo hiểm, theo anh, đâu là những sai lầm lớn nhất của các Founders dẫn đến startup phải phá sản, cho dù sản phẩm đã được thị trường chấp nhận và đã huy động được vốn triệu USD?

Startup thất bại ban đầu khi khởi nghiệp thường do chưa làm ra Product-Market Fit (sản phẩm phù hợp với thị trường), hoặc quy mô thị trường quá nhỏ, quá ngách, dẫn đến startup dễ ‘chết’ sớm. Nhưng ngay cả các startup có Product-Market Fit rồi, huy động được vốn, nhưng vẫn ‘chết’.

Shark Dzung tiết lộ lý do bỏ chức Giám đốc CyberAgent Việt Nam & Thái Lan: Thoát khỏi vùng an toàn, dồn lực hỗ trợ các startup Việt trong khủng hoảng Covid-19 - Ảnh 6.

Cái sai lớn nhất của các startup là Founder rất non về quản trị tài chính, quản trị doanh nghiệp, quản trị dòng tiền kém. Cho nên, ‘đốt’ nhanh và thu không có. Khi dòng tiền bị ‘burn’ nhanh quá, dẫn đến việc startup đấy rơi vào khủng hoảng tài chính của chính doanh nghiệp - khủng hoảng dòng tiền.

Kinh nghiệm ấy tôi nhìn ra khá nhiều chứ không phải startup chết là do sản phẩm không được người dùng đón nhận hay không phải không có thị trường, mà chủ yếu do chính mình.

Đấy là góc nhìn tôi đang thấy. Cho nên, khi đầu tư tôi sẽ phải xem xét khả năng có người hỗ trợ quản lý phần tài chính ấy, theo dõi sát sao hơn cash flow (dòng tiền) hàng tháng chứ không phải chỉ chờ hàng năm theo báo cáo tài chính, dẫn đến việc dễ ‘chết’.

Thứ 2, có một số vấn đề như founder không được minh bạch (transparent) lắm. Không minh bach ở đây là những khoản nợ, hoặc khoản thu khó đòi, hầu như Founder không chia sẻ, giấu đi..., dẫn đến việc khi nhìn ra thì đã là khối u, không kịp cứu chữa. Nếu Founder khắc phục được những vấn đề ấy, nhà đầu tư và Founder dễ nhìn ra cách giải quyết hơn.


Shark Dzung tiết lộ lý do bỏ chức Giám đốc CyberAgent Việt Nam & Thái Lan: Thoát khỏi vùng an toàn, dồn lực hỗ trợ các startup Việt trong khủng hoảng Covid-19 - Ảnh 7.

* Vì sao anh và Vy lấy tên quỹ là Do Ventures?

Shark Dzung tiết lộ lý do bỏ chức Giám đốc CyberAgent Việt Nam & Thái Lan: Thoát khỏi vùng an toàn, dồn lực hỗ trợ các startup Việt trong khủng hoảng Covid-19 - Ảnh 8.

Ông Dzung Nguyễn cùng đồng sáng lập Lê Hoàng Uyên Vy.

Khi chúng ta nói đến startup hay bất kỳ việc gì, câu chuyện thường là: Ý tưởng thì nhiều người na ná giống nhau, nhưng câu chuyện điều chỉnh ý tưởng cho nó phù hợp với người dùng, cho đối tượng khách hàng thì chỉ có LÀM (DO) mới biết được.

Hai là, người ta bàn bạc quá nhiều, nói quá nhiều! Im lặng mà làm thì tốt hơn.

Người ta bàn bạc quá nhiều, nói quá nhiều! Im lặng mà làm thì tốt hơn!

Cuối cùng, tập trung vào ‘DO’ thôi. Những startup ‘làm nhiều hơn nói’, chúng tôi sẽ hỗ trợ.

* Tầm nhìn của Do Ventures trong 5 năm tới?

Do Ventures khi sinh ra không phải để xây dựng những công ty có valuation (định giá) cao, mà nhắm mục tiêu là cố gắng tạo ra được những sản phẩm - dịch vụ phục vu tốt hơn cho nhu cầu trong cuộc sống con người, có thể đi được ra khu vực (go regional).

* Mọi người hay nói câu chuyện đi tìm Unicorn (startup định giá 1 tỷ USD trở lên) của Việt Nam, nhưng vừa rồi anh có nói Do Ventures không theo đuổi câu chuyện định giá. Vì sao vậy?

Khi mình nhắm đến tầm nhìn đi tìm Kỳ lân (Unicorn), vậy nếu đạt được Kỳ lân rồi thì mục tiêu sắp tới là gì? Nhắm đi tìm Kỳ lân, tức là mình chỉ nhìn con số chứ không nhìn thấy giá trị thực sự của nó.

Shark Dzung tiết lộ lý do bỏ chức Giám đốc CyberAgent Việt Nam & Thái Lan: Thoát khỏi vùng an toàn, dồn lực hỗ trợ các startup Việt trong khủng hoảng Covid-19 - Ảnh 10.

Ở góc nhìn ngược lại, khi một sản phẩm - dịch vụ có giá trị, giá trị của nó sẽ phản ánh, có thể là Unicorn hoặc Decacorn... Vậy mình đi tìm giá trị thực sự, và khi giá trị được phát huy, được mọi người đón nhận (có thể là doanh nghiệp hoặc người tiêu dùng), thì chắc chắn công ty ấy sẽ có giá.

Khi công ty ấy có giá, giá 100 triệu USD, 500 triệu USD, hay 1 tỷ USD, nó chỉ là con số phản ánh mức độ được xã hội thừa nhận. Cho nên, chúng tôi không đi tìm kỳ lân, mà đi tìm những công ty, những Founders cùng chung tay để xây lên những giá trị thực sự.

Từ giá trị được xã hội thừa nhận ấy sẽ sản sinh ra những công ty đủ lớn, đủ có tầm ảnh hưởng.

* Xin cảm ơn anh!

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM