Rắn lục đụng độ thành viên "Tứ đại nọc độc" trong đêm: Đại chiến kết thúc ra sao?

Hoa Hướng Dương | 05-04-2021 - 20:48 PM

(Tổ Quốc) - "Tứ đại nọc độc" là tên gọi của một nhóm gồm 4 loài rắn độc ở Ấn Độ, gồm: Hổ mang Ấn Độ, cạp nia thông thường, rắn hổ bướm và rắn lục vảy cưa.

Một con rắn lục xanh (Tên khoa học: Trimeresurus stejnegeri) đang bò trên đường thì bất ngờ bị một kẻ đi săn trong đêm tấn công từ phía sau, đáng sợ hơn đó lại là một thành viên trong 'Tứ đại nọc độc' của Ấn Độ.

Kẻ đó chính là một con rắn cạp nia thông thường (Tên khoa học: Bungarus caeruleus) - loài rắn gây chết người nhiều nhất ở Ấn Độ với nọc độc cực mạnh, trong khi đó con mồi của nó là rắn lục xanh lại là một loài rắn có nọc độc trung bình.

Do đó trong cuộc chiến này, rõ ràng rắn cạp nia có ưu thế về cả kích thước lẫn độc tố, con rắn lục đã cố gắng cắn mạnh để tiêm nọc vào người đối thủ nhưng vẫn không 'xi nhê' gì so với rắn cạp nia, cuối cùng thì phần thắng đã thuộc về loài rắn thuộc 'Tứ đại nọc độc'. 

Xem video clip thế giới động vật:

Rắn cạp nia tấn công rắn lục

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM