PGS.TS Nguyễn Huy Nga: Vi khuẩn biến đổi làm bệnh truyền nhiễm thêm nghiêm trọng

| 17-07-2023 - 16:00 PM

Bệnh truyền nhiễm luôn là mối lo của toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh các vi khuẩn gây bệnh liên tục biến đổi.

Vi khuẩn liên tục biến đổi, vì đâu?

Theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, trong quá trình tiến hóa, các vi khuẩn và virus liên tục biến đổi. Đây là quá trình chọn lọc tự nhiên để thích nghi với môi trường mới xảy ra ở bất kỳ sinh vật nào.

"Riêng với vi khuẩn, chúng rất dễ phát sinh biến đổi do các biến dị thường là đơn bào, sinh sản nhanh, số lượng nhiều, tiếp xúc trực tiếp với môi trường sống. Các biến dị dẫn tới thay đổi về hình thái, cấu tạo, kiểu trao đổi chất, sản phẩm trao đổi chất, tính kháng nguyên, tính đề kháng của vi khuẩn. Đây là nguyên nhân khiến cho các bệnh truyền nhiễm trở nên nguy hiểm và phức tạp hơn", PGS.TS Nguyễn Huy Nga cho hay.

Trẻ em là đối tượng dễ bị vi khuẩn tấn công

Trong quá trình biến đổi, vi khuẩn thay đổi một số đặc điểm sinh học khiến cho hệ thống miễn dịch của con người không vô hiệu hóa được vi khuẩn bằng các kháng thể có sẵn và cuối cùng sẽ bị nhiễm bệnh.

Trẻ em là đối tượng có sức đề kháng kém. Chính vì thế, trẻ dễ bị nhiễm các bệnh gây ra bởi vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn đã biến đổi có độc lực nguy hiểm hơn.

Theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga, vi khuẩn biến đổi không ngừng ngoài việc để thích nghi với môi trường mới còn làm mất tác dụng của thuốc điều trị. Điều này có thể dẫn tới kháng kháng sinh, một vấn đề đang được cảnh báo rất nhiều trong thời gian gần đây. Đặc biệt, sau đại dịch COVID-19, kháng kháng sinh ở trẻ em có dấu hiệu gia tăng nhanh chóng.

PGS.TS Nguyễn Huy Nga cho biết: "Kháng kháng sinh rất nguy hiểm vì có thể làm trầm trọng tình trạng bệnh ở trẻ em, khiến bệnh trở nên phức tạp hơn và có thể mất rất nhiều thời gian để chữa trị, hồi phục".

PGS.TS Nguyễn Huy Nga: Vi khuẩn biến đổi làm bệnh truyền nhiễm thêm nghiêm trọng - Ảnh 1.

Trẻ em là đối tượng dễ bị vi khuẩn tấn công (Ảnh minh họa)

Bảo vệ trẻ trước vi khuẩn biến đổi

Trong bối cảnh hiện tại, COVID-19 vẫn là bệnh lưu hành dù đã biến đổi thành những biến thể được chứng minh có khả năng gây bệnh nhẹ hơn. Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Huy Nga nhấn mạnh: "Trẻ em là nhóm đối tượng có hệ miễn dịch còn non yếu và nằm trong nhóm có nguy cơ trở nặng khi mắc COVID-19. Chính vì thế, cha mẹ cần nâng cao cảnh giác trong việc phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn biến đổi cho trẻ trong bối cảnh COVID-19 vẫn tồn tại".

Cụ thể, cha mẹ cần thực hiện:

Cho trẻ ăn một chế độ ăn cân bằng, đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu.

Tăng cường cho trẻ tham gia các hoạt động thể chất, đặc biệt là hoạt động ngoài trời.

Tiêm phòng đầy đủ các mũi vaccine cần thiết được khuyến nghị bởi các chuyên gia y tế.

Một điểm cần đặc biệt lưu ý đó là vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể trẻ bằng nhiều con đường như tiếp xúc bề mặt, hít phải các giọt bắn đường hô hấp có chứa mầm bệnh. Do đó, cha mẹ nên chủ động phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn cho trẻ bằng các cách thức như lau dọn nhà cửa sạch sẽ, đeo khẩu trang cho trẻ khi đến những nơi đông người hoặc công cộng, dạy trẻ thói quen thường xuyên rửa tay bằng nước rửa tay và tắm hai lần mỗi ngày bằng sữa tắm có tính kháng khuẩn.

Với sứ mệnh cao cả "Vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn" và được biết đến là nhãn hiệu sạch khuẩn bán chạy hàng đầu thế giới, nhãn hàng Lifebuoy không ngừng lan tỏa kiến thức cũng như thói quen vệ sinh tốt, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng, giúp phòng chống dịch bệnh.

Đặc biệt, trong hoàn cảnh vi khuẩn biến đổi không ngừng, Lifebuoy ra mắt nước rửa tay và sữa tắm Lifebuoy công thức Vitamin+ giúp nâng cao hàng rào đề kháng da, bảo vệ khỏi 99,9% vi khuẩn, kể cả vi khuẩn biến đổi, bảo vệ trẻ hiệu quả trước các bệnh truyền nhiễm.

Tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm: https://www.lifebuoy.vn/products/sua-tam.html

Mua hàng tại đây

Sản phẩm được phân phối bởi Công ty TNHH Quốc Tế Unilever Việt Nam

Địa chỉ: Lô A2, 3 KCN Tây Bắc Củ Chi Xã Tân An Hội, Xã Tân An Hội, Huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh

theo prlayout.cnnd.vn

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM