Ai cũng biết tuổi thọ của con người không cố định. Cho dù tuổi thọ trung bình của thế giới là 67 tuổi thì không có nghĩa là tất cả mọi người đều sống tới năm 67 tuổi. Người lập kỷ lục Guinness Thế giới và được công nhận là người đàn ông sống thọ nhất thế giới hiện nay là cụ ông Emilio Flores Márquez sinh ngày 8/8/1908. Đến nay, cụ ông đã 113 tuổi.
Sức khỏe và tuổi thọ luôn là mục tiêu mà mọi người theo đuổi. Để làm chậm quá trình lão hóa, một số người không ngần ngại sử dụng một số sản phẩm thực phẩm chức năng tốn kém, các biện pháp can thiệp bằng ngoại lực bên ngoài cũng không kém phần đắt đỏ.
Thậm chí, có người tin vào những quảng cáo thiếu uy tín, sử dụng nhiều phương pháp không chính thống, không rõ ràng về nguồn gốc, gây hậu quả nghiêm trọng.
Emilio Flores Márquez là người đàn ông sống lâu nhất trên thế giới ở tuổi 112, theo Sách Kỷ lục Thế giới Guinness. Ảnh: CNN
Có một sự thật là cơ thể chúng ta sẽ bắt đầu chuẩn bị cho quá trình già cả từ rất sớm. Chẳng hạn như bộ não sẽ bắt đầu lão hóa ở độ tuổi 20. Từ khi được sinh ra cho đến tuổi trưởng thành, con người có khoảng 100 tỷ tế bào não. Tuy nhiên, sau tuổi 20, con số này bắt đầu giảm dần và não cũng teo nhỏ lại. Số tế bào não mà chúng ta mất đi mỗi ngày ở độ tuổi 40 thậm chí lên tới 10.000.
Ngoài ra, sau tuổi 25, da cũng dần bị lão hóa khi cơ thể giảm sản xuất collagen. Đó là lý do mà phụ nữ rất chú ý tới quá trình chăm sóc, bảo dưỡng làn da của mình ngay từ độ tuổi đôi mươi để hạn chế số lượng nếp nhăn, tàn nhang… xuất hiện.
Do đó, thay vì tìm kiếm những hy vọng từ bên ngoài, mọi người nên duy trì thói quen sinh hoạt tốt đẹp, thay đổi cơ thể từ bên trong thì tự nhiên vận mệnh trường thọ sẽ đến. Có sức khỏe là có tất cả. Một cơ thể khỏe mạnh chính là nguồn tài sản quý giá nhất, là nền móng vững chắc để không ngừng phát triển.
Ở vào giai đoạn độ tuổi quan trọng của cuộc đời, những người còn duy trì lối sống lành mạnh, tốt đẹp sẽ giữ được những đặc điểm này cho cơ thể, là tín hiệu tích cực cho sự trường thọ, khỏe mạnh trong tương lai:
Hiệp hội Ung thư Mỹ (American Cancer Society) khuyến cáo 2,5-5 giờ hoạt động thể chất vừa phải (đi bộ, làm vườn) cho mỗi tuần, hoặc 1-2,5 giờ cho các hoạt động thể chất mạnh mỗi tuần, ví dụ chạy bộ, thể dục nhịp điệu.
1. Có giấc ngủ ngon và sâu giấc
Giấc ngủ chất lượng tốt cho phép cơ thể và não bộ của chúng ta được nghỉ ngơi hoàn toàn, cơ thể cũng có thể được thư giãn. Tiêu chí để đánh giá chất lượng giấc ngủ là ngủ nhanh, không mất ngủ, ít khi thức giấc giữa chừng giấc ngủ hay rơi vào trạng thái mộng mị.
Hơn nữa, một giấc ngủ ngon và sâu có thể tiêu trừ mệt mỏi về thể chất, thúc đẩy quá trình phục hồi của các cơ quan trong cơ thể, giúp bạn thức dậy với trạng thái tinh thần khỏe mạnh.
2. Duy trì sự năng động, dẻo dai
Những người trường thọ thường có một đặc điểm chung là có thói quen vận động nhiều, thường xuyên rèn luyện sức khỏe. Tập thể dục có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất và tuần hoàn máu của cơ thể, củng cố trạng thái chức năng của các cơ quan trong cơ thể, ngăn ngừa lão hóa.
Thói quen này đóng vai trò quan trọng, đặc biệt đối với người trung niên, hệ miễn dịch suy giảm, cơ thể thường mắc một số bệnh mãn tính về lão hóa, xương khớp suy yếu, khả năng vận động và tập luyện trong cuộc sống hàng ngày sẽ bị giảm đáng kể.
3. Chức năng miễn dịch tốt
Miễn dịch là cơ chế bảo vệ của cơ thể mỗi người, có thể ngăn chặn và loại bỏ rất nhiều vi rút và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể; đối với những người có khả năng miễn dịch tốt thì khả năng mắc các bệnh truyền nhiễm khác nhau là rất thấp, và khi họ mắc bệnh, hệ miễn dịch sẽ nhanh chóng hoạt động, “đánh bại” nguy cơ từ bên trong.
Tình trạng thể chất tốt sẽ giúp cơ thể tránh được các bệnh cảm, ho, sốt… thông thường. Ảnh: Aboluowang
4. Trạng thái tinh thần tích cực, lạc quan
Đúng với câu nói “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”, tình trạng sức khỏe tinh thần rất quan trọng đối với tuổi thọ. Những người có mệnh trường thọ thường sở hữu nền tảng tâm lý rất vững vàng.
Họ biết cách chăm sóc cho nhu cầu và sở thích cá nhân, quản lý cảm xúc tiêu cực và dành thời gian để nuôi dưỡng những cảm xúc tích cực thông qua nhiều hoạt động thư giãn yêu thích như trồng hoa, đi du lịch, đọc sách, v.v. Những điều này đóng vai trò rất quan trọng đối với tâm lý của một người.
5. Tiêu hóa khỏe mạnh, bài tiết đều đặn
Tiêu hóa và bài tiết có mối quan hệ mật thiết với nhau, có cơ chế hoạt động bù trừ cho nhau. Với những thức ăn được đưa vào cơ thể, hệ tiêu hóa hoạt động để hấp thụ chất dinh dưỡng quan trọng. Với những cặn bã mà cơ thể không tiêu hóa được hết thì hệ bài tiết sẽ hoạt động để đào thải ra ngoài. Quá trình chuyển hóa năng lượng và thải độc này sẽ giúp cơ thể hoạt động khỏe mạnh hơn.