"Nó quá tốn kém" - Nhiều người không dám sinh em bé thứ 2 do áp lực chi phí sống

Rika | 06-05-2022 - 19:43 PM

(Tổ Quốc) - Cuộc sống thời nay không còn giống câu tục ngữ "Trời sinh voi sinh cỏ", câu chuyện sinh con thứ 2 đang được nhiều cặp đôi trì hoãn do các tác động tài chính.

01

Trước khi con trai chào đời, Chen Huijuan thường xuyên mua sắm các sản phẩm chăm sóc da, quần áo và giao lưu với bạn bè. Bây giờ, cô thậm chí còn do dự khi mua một chiếc váy mới.

Sống ở Tô Châu, phía đông tỉnh Giang Tô, Chen Huijuan kiếm được 5.000 nhân dân tệ/ tháng (17,2 triệu) với tư cách là giáo viên trung học. Thu nhập của chồng cô là 16.000 nhân dân tệ (55 triệu) mỗi tháng khi làm việc cho bộ phận bán hàng của một công ty Mỹ ở Thượng Hải.

Việc nuôi dạy đứa con 2 tuổi, Xiyan, ngốn ít nhất 1/3 thu nhập hàng năm của gia đình. Tương tự, ở Mỹ, một gia đình có vị thế tương tự chỉ phải trả 1/5 thu nhập của họ để nuôi dạy một đứa trẻ.

Nó quá tốn kém - Nhiều người không dám sinh em bé thứ 2 do áp lực chi phí sống - Ảnh 1.

Những vấn đề tài chính của Chen Huijuan phản ánh những khó khăn mà hàng triệu gia đình trung lưu khác đang phải đối mặt trên khắp Trung Quốc. Gần đây, Trung Quốc đã nới lỏng chính sách một con gây tranh cãi và thực thi quyết liệt, vốn hạn chế các cặp vợ chồng chỉ có một con duy nhất và đã được áp dụng trong 4 thập kỷ. Tuy nhiên, hơn 50% gia đình không có ý định sinh con thứ hai, theo một nghiên cứu năm 2017 - và chi phí sống là một trong những lý do chính.

"Tôi sẽ không bao giờ tính đến chuyện sinh con thứ hai. Nó quá tốn kém", Chen Huijuan chia sẻ. Các bậc cha mẹ và các chuyên gia cho biết chi phí nuôi dạy trẻ ở Trung Quốc đã tăng mạnh do mức sống ở nước này được cải thiện và nhiều người ưa thích đồ ngoại hơn là các sản phẩm nội địa đã yếu đi. Ví dụ, Chen Huijuan chưa bao giờ mua sữa bột trẻ em của Trung Quốc cho con trai mà chọn những nhãn hiệu nước ngoài đắt tiền. Đồng thời, con trai của cô, Xiyan chỉ ăn thịt bò, cá tuyết và cá hồi nhập khẩu.

02

Theo Wang Dan, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Wah Ching của Đại học Hồng Kông, chi phí giáo dục và giải trí cũng là một vấn đề nghiêm trọng. Cho đến những năm 1990, hầu hết người dân ở Trung Quốc sử dụng giáo dục công, miễn phí hoặc có chi phí tối thiểu. "Nhưng giờ đây, giáo dục đã trở thành một ngành công nghiệp lớn. Tất nhiên, chi phí (tổng thể) sẽ được đẩy lên".

Cảm thấy áp lực của một xã hội ngày càng cạnh tranh, Chen Huijuan bắt đầu chi nhiều tiền hơn để đầu tư giáo dục cho Xiyan khi cô đang mang thai để con trai không "thua ngay từ vạch xuất phát".

Manhong Lai, phó giáo sư tại Đại học Hong Kong cho biết, các gia đình Trung Quốc luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học tập khi còn nhỏ. Mặt khác, Manhong Lai cho biết chính sách một con khiến cha mẹ tập trung hơn vào con, tạo ra xu hướng đầu tư nhiều hơn trong giáo dục. "Việc cạnh tranh vào trường tốt rất gay gắt nên phụ huynh thường đặt áp lực cạnh tranh cao cho con em mình".

Nó quá tốn kém - Nhiều người không dám sinh em bé thứ 2 do áp lực chi phí sống - Ảnh 2.

Chen Huijuan và chồng chi 5.000 nhân dân tệ mỗi tháng - bằng tiền lương hàng tháng của cô - cho chương trình học song ngữ của con trai họ. Nó không chỉ là giáo dục cơ bản - các hoạt động ngoại khóa đang trở thành gánh nặng chi phí hàng năm của nhiều gia đình.

Fan Meng và chồng là những người có thu nhập khá tốt, làm việc toàn thời gian tại Bắc Kinh, nhưng cả hai đều nói rằng họ sẽ không sinh con thứ hai. Cô nàng chia sẻ, "Ngày nay, việc nuôi dạy một đứa trẻ thực sự rất tốn kém đối với một gia đình".

Con gái 5 tuổi Qi Xuanru của họ không chỉ chơi nhạc cụ - guzheng, đàn tranh cổ của Trung Quốc - mà cô bé còn thích trượt tuyết và lặn biển. Fan cho biết họ muốn ủng hộ con gái, ngay cả khi chi phí cao. "Những đứa trẻ ngày nay không giống như khi chúng tôi còn nhỏ. Chúng tôi đơn giản chỉ cần được đến trường. Giờ con gái tôi có những sở thích riêng, và số tiền trả cho những hoạt động này không hề nhỏ".

03

Nhiều bậc cha mẹ lo lắng rằng dịch vụ chăm sóc y tế cơ bản do chính phủ tài trợ không đủ để trang trải các bệnh nặng. Ví dụ, con trai của Chen Huijuan đã bị các vấn đề về đường ruột và dạ dày, phải đến bệnh viện khám mỗi tháng một lần trước khi được 2 tuổi. Cô đã bảo bỏ ra một số tiền không ít mỗi tháng cho những chi phí lặt vặt, nhưng tổng lại rất lớn khi con trai phải đi khám.

Ngoài bảo hiểm công, cô còn có chi phí kê đơn và hóa đơn hàng năm 15.000 nhân dân tệ (51,6 triệu đồng) cho bảo hiểm y tế tư nhân của con trai. "Tôi luôn muốn mang đến cho con mình những gì tốt nhất. Hệ thống y tế tốt nhất, đồ chơi tốt nhất, nền giáo dục tốt nhất".

Các nhà chức trách tại Trung Quốc đã cung cấp các khoản trợ cấp cho các bậc cha mẹ sinh con thứ hai, chẳng hạn như hỗ trợ tài chính cho sữa bột trẻ em, và thời gian nghỉ thai sản đã được kéo dài.

Nó quá tốn kém - Nhiều người không dám sinh em bé thứ 2 do áp lực chi phí sống - Ảnh 3.

Nhưng Chen Huijuan nói rằng cha mẹ phải một mình quyết định sinh bao nhiêu con. "Có con hay không là một lựa chọn đơn giản. Đó là sự lựa chọn quyết định cuộc sống của chính bạn sau này." Cùng quan điểm với Chen Huijuan, Fan Meng nói rằng trong khi cha mẹ cô có lẽ thích có một ngôi nhà "đầy đủ con cháu", cô lại cảm thấy khác.

"Đối với tôi, một em bé là đủ. Một em bé là những gì tôi có thể chăm sóc và kiểm soát tốt, cả về sức lực và tiền bạc".

Ảnh: Tổng hợp

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM

Cơn sốt của giới trẻ yêu nghệ thuật gọi tên "Chocopie Đậm Tình Việt Nam"

(Tổ Quốc) - Vừa qua, Orion phát động cuộc thi sáng tác tranh mang tên ‘Đậm Tình Việt Nam’ nhân dịp bánh ChocoPie 50 năm toàn cầu. Với mong muốn lan tỏa và truyền cảm hứng về nét đẹp ‘tình’ trong các nét vẽ, cuộc thi nhanh chóng nhận được sự quan tâm hưởng ứng nhiệt liệt của các bạn artist trẻ.