Cổ phiếu ngân hàng, thép “dậy sóng”, VN-Index áp sát mốc 1.030 điểm

Long Nhật | 07-12-2020 - 10:11 AM

(Tổ Quốc) - Đà tăng không chỉ tập trung ở nhóm Bluechips mà lan tỏa ra nhiều nhóm ngành khác, tiêu biểu là chứng khoán với hàng loạt mã tăng như AGR, BSI, BVS, CTS, HCM, MBS, SHS, SSI, VND…

Càng về cuối phiên, diễn biến thị trường càng trở nên tích cực với sự bứt phá mạnh của các cổ phiếu ngân hàng như BID, VCB, VPB, HDB, TCB…Bên cạnh đó, nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn như BVH, GAS, HPG, VNM, SAB, BHN, PLX, MWG…cũng tăng điểm giúp sắc xanh thị trường được củng cố và VN-Index có lúc vượt mốc 1.030 điểm.

Đà tăng không chỉ tập trung ở nhóm Bluechips mà lan tỏa ra nhiều nhóm ngành khác, tiêu biểu là chứng khoán với hàng loạt mã tăng như AGR, BSI, BVS, CTS, HCM, MBS, SHS, SSI, VND…

Nhóm cổ phiếu thép sau vài phiên chững lại gần đây đã "dậy sóng" trở lại với HSG, NKG, HPG, TLH, VGS, VIS…tăng điểm, trong đó HSG, NKG thậm chí tăng trần.

Cổ phiếu DGW cũng có phiên giao dịch tích cực khi tăng 1,9% lên 75.600 đồng với khối lượng giao dịch 351 nghìn cổ phiếu. Trong quý 3/2020, DGW ghi nhận doanh thu thuần 3.624 tỷ đồng, tăng 38,6% và lợi nhuận sau thuế 75,3 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng trưởng này hoàn toàn đến từ các ngành hàng cốt lõi. Trong đó, mảng điên thoại di động (ĐTDĐ) tăng mạnh 84%, và mảng máy tính xách tay (MTXT) và máy tính bảng (MTB) duy trì tăng trưởng hai chữ số trong quý 3, đạt 13% so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế 9 tháng đầu 2020, doanh thu thuần của DGW đạt 8.517 tỷ đồng ( 42,1%) và LNST đạt 168,3 tỷ đồng ( 49,2%), hoàn thành 76,8% kế hoạch doanh thu và 78% kế hoạch LNST. Biên lợi nhuận gộp trong 9T2020 đạt 6,4%, đi ngang so với cùng kỳ.

Theo đánh giá của CTCK Phú Hưng (PHS), sự bứt phá mạnh của mảng ĐTDĐ trong quý 3 chủ yếu đến từ sự tăng trưởng ổn định của thị phần Xiaomi và đóng góp từ quan hệ đối tác mới với Apple trong quý 3. Trong quý 4, DGW sẽ phân phối thêm một số sản phẩm điện thoại cao cấp của Xiaomi và Apple như Xiaomi Mi 10T Pro 5G và Iphone 12. PHS kỳ vọng mảng ĐTDĐ có thể đạt mức tăng trưởng 70% trong quý 4.

Cũng theo PHS, nhu cầu sử dụng laptop dự kiến sẽ tiếp tục sụt giảm trong quý 4 khi ngày hội tựu trường đã qua và tình trạng làm việc, học tập từ xa trong mùa Covid-19 không còn nữa. Vì vậy, DGW đã bắt đầu phân phối thêm các sản phẩm có giá bán cao trong quý 3 hơn để tăng doanh thu dù sản lượng có thể không tăng. Trong quý 4, công ty sẽ tiếp tục phân phối các sản phẩm laptop có giá bán cao của Huawei và Macbook của Apple. PHS kỳ vọng mức tăng trưởng của mảng MTXT và MTB khoảng 20%YoY.

Ngoài ra, DGW cũng đẩy mạnh mảng chăm sóc sức khỏe và dự kiến tăng trưởng mạnh trong cuối năm 2020 và năm 2021 khi DGW phân phối thêm thuốc về xương khớp của đối tác Italia.

Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index tăng 8,49 điểm (0,83%) lên 1.029,98 điểm; HNX-Index tăng 1,13% lên 154,2 điểm và UPCom-Index tăng 0,13% lên 68,7 điểm. Thanh khoản toàn thị trường duy trì mức cao với giá trị giao dịch 3 sàn đạt 11.500 tỷ đồng.

Giao dịch khối ngoại là điểm sáng khi họ mua ròng trên cả 3 sàn với tổng giá trị 250 tỷ đồng. Lực mua tập trung vào các Bluechips như VJC, HPG, VNM, FUEVFVND…

======================================

Càng về cuối phiên sáng, diễn biến càng trở nên tích cực với dòng tiền đổ mạnh vào thị trường. Dẫn dắt đà tăng lúc này là nhóm ngân hàng với nhiều mã tăng mạnh, có thể kể tới như BID, CTG, VCB, VPB, HDB, TCB, TPB…

Bên cạnh đó, một số cổ phiếu vốn hóa lớn như BVH, HPG, REE, VNM, SAB, PLX, MWG…cũng tăng điểm giúp sắc xanh thị trường được củng cố vững chắc.

Nhóm chứng khoán (AGR, BVS, BSI, HCM, SSI, VND, SHS…) cũng thu hút dòng tiền khá mạnh trong bối cảnh thanh khoản thị trường liên tiếp lập kỷ lục và chỉ số VN-Index lên mức cao nhất từ đầu năm. Các cổ phiếu cảng biển CLL, DXP, GMD, VSC, CDN…cũng tăng điểm tích cực.

Ngoài ra, nhóm viễn thông, công nghệ cũng đang giao dịch sôi động với nhiều mã tăng như FOC, FOX, ADG, ELC, VGI, VTP, CTR…

Tạm dừng phiên sáng, chỉ số VN-Index tăng 3,71 điểm (0,36%) lên 1.025,2 điểm; HNX-Index tăng 0,02% lên 152,51 điểm và chỉ có UPCom-Index giảm nhẹ 0,23% xuống 68,45 điểm. Thanh khoản thị trường duy trì mức cao với giá trị giao dịch 3 sàn đạt hơn 5.000 tỷ đồng.

Khối ngoại hiện mua ròng gần 40 tỷ đồng trên HoSE, lực mua tập trung vào chứng chỉ quỹ FUEVFVND (35,8 tỷ đồng).

========================================

Tiếp nối đà tăng thời gian gần đây, thị trường duy trì sắc xanh ngay từ những phút mở cửa phiên 7/12. Đà tăng được dẫn dắt bởi các cổ phiếu Bluechips như BVH, REE, SAB, PLX, MWG…cũng như các cổ phiếu ngân hàng BID, CTG, VCB, VPB, TCB, HDB…

Bên cạnh đó, nhóm chứng khoán cũng giao dịch khởi sắc với nhiều mã tăng như AGR, BSI, CTS, HCM, VDS, VND, SHS, SSI, VCI…

Nhóm Khu công nghiệp, cao su giao dịch với sự phân hóa mạnh. PHR, GVR, SNZ, BAX hiện đang tăng điểm, trong khi các mã tăng "nóng" thời gian qua như NTC, SIP đang chịu áp lực chốt lời.

CVT sau chuỗi 3 phiên giảm sàn liên tiếp đã hồi phục và hiện tăng nhẹ 1,08% lên 42.000 đồng. Ngược lại, một số cổ phiếu cảng biển như GMD, VSC vẫn hút tiền và tăng khá tốt.

Tại thời điểm 10h20’, chỉ số VN-Index tăng 2,33 điểm (0,23%) lên 1.023,82 điểm, trong khi HNX-Index giảm 0,08% xuống 152,35 điểm và UPCom-Index giảm 0,06% xuống 68,57 điểm. Thanh khoản thị trường duy trì mức cao với giá trị giao dịch 3 sàn đạt 3.000 tỷ đồng.

===========================================

Dữ liệu từ iShare MSCI Frontier 100 ETF (quỹ ETF sử dụng tham chiếu là bộ chỉ số MSCI Frontier 100 Index) cho biết, tại ngày 3/12, quy mô danh mục quỹ đạt 407 triệu USD. Trong đó, tỷ trọng đầu tư vào thị trường Kuwait đã giảm xuống còn 21,78%, trong khi tỷ trọng đầu tư vào thị trường Việt Nam đã nhích nhẹ lên 14,15% (tương ứng giá trị 57,6 triệu USD).

iShare MSCI Frontier 100 ETF hiện có tổng cộng 114 cổ phiếu trong danh mục, bao gồm 30 cổ phiếu đến từ Việt Nam. Trong đó, VNM là cổ phiếu Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn nhất với 2,32%, tiếp theo lần lượt là VIC (2,2%), HPG (1,7%), VHM (1,67%), MSN (1,06%)…

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM