Nhiều gia đình Mỹ bất đồng vì thiếu sự thảo luận về tiền bạc

Như Anh - Thiết kế: Huyền Trang | 15-08-2022 - 08:00 AM

(Tổ Quốc) - Dù khó khăn đến đâu, những cuộc trò chuyện trung thực về tài chính giữa các thành viên trong gia đình hầu như luôn là lựa chọn tốt nhất.

01.

Sự im lặng đã khiến nhiều gia đình tan vỡ. Các gia đình giàu có, nổi tiếng đã phải ly tán, công khai "tan vỡ" bởi sự im lặng trong chuyện tiền bạc. Lấy ví dụ như gia đình của Abram Pritzker, người có khối tài sản hàng tỷ đô la tăng phần lớn nhờ chuỗi khách sạn Hyatt và bị tan vỡ vì một vụ kiện về việc một số thành viên trong gia đình không chia sẻ thông tin với những người khác. Hoặc gia đình Astor: Cháu trai của Brooke Astor, một nhà xã hội và từ thiện, đã đưa cha mình ra tòa vì đã tước đi sự chăm sóc thích hợp của bà Astor; người cha sau đó bị kết tội bòn rút hàng triệu USD.

Song, người trải qua những thương tổn liên quan đến tiền bạc không nhất thiết phải là các gia đình giàu có. Đó có thể là một thành viên nói về một kỳ nghỉ tuyệt vời mà cô ấy đã trải qua, trong khi chị gái của cô ấy cảm thấy khó chịu vì biết rằng mình không đủ khả năng tài chính để làm điều tương tự. Một người anh họ được vào trường đại học mà anh ấy chọn; một người khác gánh trên vai nợ nần. Cha mẹ có thể sẽ cho người con này nhiều tiền hơn những người khác bởi vì họ nghĩ rằng đứa trẻ đó cần nhiều hơn, mặc dù tất cả chúng đều muốn một thứ giống nhau. 

Theo một nghiên cứu tại Mỹ, có ít hơn 10% anh chị em ở độ tuổi trưởng thành thảo luận về tiền bạc một cách thường xuyên. Và khi họ nói chuyện, chủ đề phổ biến nhất là cách các thành viên khác trong gia đình xử lý tài chính của họ (58%) .

Cuộc khảo sát với khoảng 2.000 người Mỹ trong độ tuổi từ 25 đến 70 cho thấy gần 70% những bất đồng về tiền bạc giữa anh chị em tập trung vào các vấn đề như cách phân chia tài sản thừa kế. Ngoài những bất đồng này, các chủ đề khác gây ra các cuộc cãi vã giữa anh chị em bao gồm bất đồng quan điểm về tiền bạc hoặc thói quen chi tiêu, mức thu nhập khác nhau và các vấn đề liên quan đến việc trả nợ.

Dù ít dù nhiều, nói về tiền bạc có thể là một trong những vấn đề khó khăn nhất mà các gia đình phải đối mặt. Alison Comstock Moss, chuyên tư vấn cho các gia đình giàu có, cho biết: "Nghề nghiệp của tôi tồn tại bởi vì mọi người rất khó nói chuyện. Có những rủi ro khi im lặng." Rủi ro tiền bạc bị lãng phí, đầu tư không đúng cách, thất thoát vì không cẩn thận trong ghi chép sổ sách, cho đi mà không suy nghĩ.

Nhiều gia đình ở Mỹ bất đồng vì thiếu sự thảo luận về tiền bạc - Ảnh 1.

02.

Một điều khiến cho những cuộc trò chuyện về tiền bạc giữa các thành viên trong gia đình trở nên khó khăn là bởi vì nhiều người cho rằng kết quả sau các cuộc thảo luận sẽ tiêu cực. Chẳng hạn, nhiều bố mẹ không muốn con cái tiếp xúc với tiền bạc khi còn bé bởi vì cho rằng trẻ em sẽ "hư".

Bà Moss nhấn mạnh: "Điều hoang đường thường đó là các bậc phụ huynh cho rằng con cái của họ sẽ bị hư hỏng bởi tiền, rằng tiền sẽ là thứ hủy hoại tất cả mọi người. Trên thực tế, thứ mà tôi thấy nhiều hơn là những người mắc các sai lầm tiền bạc thường thiếu kiến thức cũng như những chỉ dạy về tài chính. Những quyết định tồi tệ được đưa ra bởi vì họ không biết bất kỳ điều gì khác."

Một số cố vấn tài chính gợi ý rằng cách để bắt đầu cuộc trò chuyện gia đình là tập trung vào các giá trị tài chính, thay vì tài sản, ít nhất là ngay từ đầu. Họ chia sẻ rằng việc truyền tải những giá trị đó sẽ giúp việc nói về tài chính dễ dàng hơn.

James Grubman, nhà tâm lý học và là người sáng lập FamilyWealth Consulting: "Cha mẹ hay ông bà thường không bao giờ dành thời gian chuẩn bị cho con cái về cuộc sống khi trưởng thành và những gì sẽ xảy ra trong tương lai".

Nhiều gia đình ở Mỹ bất đồng vì thiếu sự thảo luận về tiền bạc - Ảnh 2.

03.

Thomas Lloyd, người hiện chuyên làm việc về các cuộc thảo luận tiền bạc giữa thành viên gia đình cho biết, hầu hết anh chị em đều không hiểu làm thế nào để có những cuộc trò chuyện về tiền bạc. Stacy, một trong những khách hàng của Thomas chia sẻ: "Trở ngại lớn nhất đối với tôi là làm thế nào để liên hệ với em trai, người không hiểu biết về các cuộc thảo luận về tiền bạc và không thoải mái khi nói về điều đó. Có cảm giác như em ấy là một người ngoài nhìn vào câu chuyện này".

Cuối cùng, vào năm ngoái, hai anh em đã có một cuộc trò chuyện mang tính đột phá trên nền tảng mang lại lợi ích cá nhân cho cả hai người. Thomas đã yêu cầu ý kiến đóng góp từ Stacy trước khi anh quyết định rằng bản thân sẽ thảo luận, bàn bạc gì với nhà đầu tư quỹ trong cuộc họp thường niên.

Sau đó, Stacy bắt đầu hỏi những câu hỏi mà Thomas chưa bao giờ nhận ra rằng em trai đang thắc mắc. "Đó là một cách để giải tỏa.", Thomas chia sẻ. Hai người đã lắng nghe nhau.

Thomas chia sẻ: "Đó không chỉ là một cuộc trò chuyện với em trai, nó còn là một sự thừa nhận rằng những suy nghĩ của em ấy rất quan trọng và có liên quan. Tôi cũng nhận ra rằng suy nghĩ của bản thân về chuyện em ấy không muốn dính líu đến cuộc thảo luận tài chính gia đình là hoàn toàn sai."

Bài học kinh nghiệm. "Khi bạn thảo luận tiền bạc với các thành viên gia đình, họ cần phải cảm thấy rằng ý kiến của mình quan trọng. Đối với tôi, đó là chủ đề về những gì tôi thấy rất nhiều gia đình, không chỉ vậy, tôi cũng từng phải trải qua điều đó.", Thomas chia sẻ.

Nhiều gia đình ở Mỹ bất đồng vì thiếu sự thảo luận về tiền bạc - Ảnh 3.

Các vấn đề luôn có hai mặt. Khi đề nghị thảo luận, tất nhiên vẫn có thể xảy ra những kết thúc không có hậu, chẳng hạn như thành viên gia đình trở nên bực tức với nhau và không tìm được tiếng nói chung. Song, chúng ta vẫn phải trao đổi, nếu đó là chuyện quan trọng, hãy chia sẻ với nhau.

Thomas Lloyd nói: "Một khi chúng tôi đã có 1 cuộc trò chuyện với nhau, bây giờ tôi có cảm giác, giống như bây giờ tôi là đồng đội của em trai, thay vì em ấy hay tôi phải cố gắng bơi một mình qua những rắc rối tài chính. Nó cũng đi sâu vào mối quan hệ cá nhân của chúng tôi."

Theo: The New York Times

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM