Không học cấp ba, vẫn có thể trở thành nhà thiết kế?

Quang Vũ | 06-04-2022 - 13:22 PM

(Tổ Quốc) - Không học cấp 3 mà theo học thiết kế khi 16 tuổi, Nguyễn Khánh Ngân - cô bé có quyết định đầy táo bạo với quyết tâm đi trên con đường của riêng mình: "Vạch đích nên do mình tự tạo ra, chứ cứ đua mãi làm sao mà tới được".

Không học cấp 3 - quyết định bồng bột hay cú nhảy ngành định mệnh?

Có niềm yêu thích đặc biệt với vẽ nên ngay từ khi còn nhỏ Khánh Ngân đã rất thích được ngắm nhìn những tác phẩm nghệ thuật đầy sắc màu. Đến khi học cấp 2, Ngân cũng chỉ có hứng thú với môn Văn và Mỹ thuật. Lúc đó, Ngân cũng chưa thực sự biết mình muốn gì và cũng chưa hề biết đến khái niệm Mỹ thuật Đa phương tiện.

Với sở thích vẽ, Khánh Ngân đã từng muốn trở thành một thợ xăm (tattoo artist) nhưng ba mẹ không đồng ý. Lúc ấy, Ngân khá mông lung với con đường phía trước, nhưng có một điều chắc chắn là em muốn được làm những công việc sáng tạo.

Không học cấp ba, vẫn có thể trở thành nhà thiết kế? - Ảnh 1.

16 tuổi, cái độ tuổi mà đáng lẽ ra đang ngồi trên ghế nhà trường như bao bạn bè đồng trang lứa khác thì Khánh Ngân phải học cách trưởng thành trước những tiêu chuẩn xã hội khi có quyết định đầy táo bạo - không học cấp 3. Đằng sau vẻ ngoài nhỏ bé, hồn nhiên lại là một cô nàng mạnh mẽ đương đầu với những ánh mắt phán xét của mọi người xung quanh để theo đuổi đam mê.

Từ cô bé thích vẽ đến "see tình" với thiết kế 3D

Trên hành trình đi tìm con đường của riêng mình, Ngân biết đến FAN - FPT Arena Multimedia như một cơ duyên. Trong một lần tình cờ tham gia lớp học trải nghiệm tại "Trạm sáng tạo" FAN về 3D, lần đầu tiên được làm quen với các khái niệm: lưới, texture, modeling… Ngân cảm thấy mọi thứ thật lạ lẫm nhưng cũng rất hào hứng và như có một cái gì đó từ sâu bên trong thôi thúc em khám phá nhiều hơn về 3D.

Vốn là một cô bé năng động, Ngân bắt tay ngay vào tự học thiết kế trên internet với phần mềm Illustrator và sau đó là Photoshop. Tuy nhiên, quá trình tự học có những khó khăn khi thiếu sót nhiều kiến thức hay thắc mắc mà không biết tìm câu trả lời ở đâu. Quyết định phải học qua trường lớp thật bài bản để nghiêm túc theo đuổi ước mơ, cô bé quyết định chọn FPT Arena Multimedia - Hệ thống đào tạo thiết kế chuẩn quốc tế làm "bệ phóng" cho hành trình trở thành nhà thiết kế chuyên nghiệp của mình.

16 tuổi, trở thành sinh viên thiết kế. Điều gì khiến Khánh Ngân tin tưởng vào quyết định của bản thân đến vậy? Đã có rất nhiều lần Ngân hoài nghi, trăn trở về con đường mình đang đi, nhỡ đâu mình... thất bại thì sao? Nhưng có lẽ chính bởi môi trường đào tạo tại FPT Arena Multimedia luôn tôn trọng người học, không yêu cầu thi đầu vào hay phải tốt nghiệp loại gì đã tạo cho Khánh Ngân một niềm tin mạnh mẽ và cùng với sự nhiệt huyết của tuổi trẻ, Ngân không ngần ngại: "Được rồi, cứ làm thôi!". Đây có thể coi là quyết định khá liều lĩnh nhưng cũng đúng đắn nhất của cô gái nhỏ, tính đến thời điểm hiện tại.

Không học cấp ba, vẫn có thể trở thành nhà thiết kế? - Ảnh 2.

Ngoài những giờ học trên lớp, Ngân còn tham gia các dự án nhỏ cùng với những người bạn đồng trang lứa. Theo Ngân, có hai thứ nên cho đi đó là tri thức và lòng tốt. Chính vì thế, Ngân cũng học cách cho đi nhiều hơn bằng cách chia sẻ những kiến thức học được ở trường cho bạn bè của mình. Việc cho đi tri thức và nhận lại những lời cảm ơn, khiến Ngân cảm thấy cuộc sống của mình có ý nghĩa hơn.

16 tuổi - mang đồ án về cho mẹ

Khánh Ngân luôn cảm thấy mình thật may mắn khi được ba mẹ ủng hộ hết mực. Ngay cả khi Ngân bày tỏ nguyện vọng không học cấp 3, tưởng chừng như sẽ vấp phải sự phản đối gay gắt, nhưng ba mẹ lại tôn trọng quyết định của em, chỉ cần đó là điều mà Ngân thực sự thích và giúp ích cho em. Đối với Ngân, gia đình vừa là chỗ dựa tinh thần vừa là động lực để bản thân cố gắng và phấn đấu mỗi ngày.

Quá trình học tập tại FAN, giai đoạn khó quên nhất của Khánh Ngân chính là làm đồ án. Từ kỳ I, II rồi sang đến kỳ III, mỗi lần đến giai đoạn thực hiện đồ án là Ngân phải thức đến 3h-4h sáng làm cho kịp deadline, 7h phải dậy để chuẩn bị 8h vào học. Mệt thì có mệt, nhưng khi đồ án dần hoàn thiện thì mọi sự mệt mỏi trước đó như được tan biến và em chỉ háo hức mong chờ đến ngày bảo vệ để có thể cho mọi người xem "đứa con tinh thần" của mình.

Đồ án kỳ III - 3D YAMAHA

Chia sẻ về đồ án học kỳ III - Làm Phim và Thiết Kế Game, Ngân cho biết: "Khi làm 2D vui một thì đến lúc làm 3D em cảm thấy nó lạ lắm. Việc cả team cùng nhau hoàn thiện các bộ phận của chiếc xe và khi ghép lại thành một cái xe hoàn chỉnh, em cảm thấy vui và tự hào lắm, vui giống như em có chiếc xe đó ngoài đời thật vậy".

Không học cấp ba, vẫn có thể trở thành nhà thiết kế? - Ảnh 4.

Có một câu nói mà Ngân rất tâm đắc: "Mỗi người đều có đường đua riêng cho bản thân và rồi đến lúc nào đó mình sẽ thấy vạch đích. Vạch đích của mình thì nên do mình tự tạo ra, chứ cứ đua mãi thì làm sao mà tới được".

Và đó là câu chuyện của Khánh Ngân - một cô bé gen Z đầy bản lĩnh và là minh chứng rõ ràng nhất cho việc khi đã xác định được mục tiêu thì ngần ngại chi mà không cố gắng hết mình để đạt được nó. Vậy còn bạn? Liệu bạn có dám hết mình với đam mê của bản thân? Nếu cũng yêu thích thiết kế và muốn dấn thân vào ngành công nghiệp sáng tạo đầy tiềm năng thì hãy đến với FPT Arena Multimedia một lần xem nhé!

FPT Arena Multimedia là Hệ thống đào tạo Mỹ thuật đa phương tiện thuộc tập đoàn FPT liên kết với Arena Multimedia Ấn Độ. 18 năm đồng hành cùng các bạn trẻ yêu thích sáng tạo, FPT Arena Multimedia hiện đang có 4 cơ sở tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và chuẩn bị khai trương 2 cơ sở mới tại Đà Nẵng, Cần Thơ - hứa hẹn mang đến những cú hích cho những nhà thiết kế tương lai tại miền Trung và Tây Nam Bộ. Xem thêm thông tin tại website https://arena.fpt.edu.vn/ hoặc liên hệ hotline 024 7300 8855 (Hà Nội) (028) 7300 8866 (TP. Hồ Chí Minh).

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM