Ghi nhớ thêm một nguyên tắc ăn tối sớm để hưởng lợi ích tối đa

Mộc Miên | 28-06-2023 - 18:50 PM

(Tổ Quốc) - Nhiều người cho rằng ăn tối sớm sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn. Tuy nhiên chuyên gia lại đưa ra câu trả lời khác hoàn toàn.

Ăn tối sớm hơn liệu có tốt cho sức khỏe?

Theo chuyên gia dinh dưỡng Kayla Kopp, tại Trung tâm Dinh dưỡng của Phòng khám Cleveland, không có thời điểm chính xác cho các bữa ăn tối. Chuyên gia Kopp nói: “Đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rằng ăn tối sớm sẽ tốt cho sức khỏe hơn so với ăn tối muộn hơn. Cho dù bạn đang cố gắng tăng hay giảm cân, điều thực sự quan trọng là bạn đang tiêu thụ bao nhiêu calo, chứ không liên quan đến thời gian tiêu thụ calo”.

Chuyên gia dinh dưỡng Kopp gợi ý, mọi người có thể áp dụng một nguyên tắc nhỏ khi ăn, là không nhịn ăn quá 3-4 tiếng. Chẳng hạn như nếu bạn ăn trưa vào khoảng 12 giờ trưa, bạn nên ăn nhẹ vào khoảng 3 giờ chiều và ăn tối vào lúc 6-7 giờ tối.

Tuy nhiên, chuyên gia cho biết những người bị trào ngược axit dạ dày hoặc ợ nóng sau khi ăn thì mọi người nên ăn tối sớm hơn.

Theo một nghiên cứu, những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 cũng có thể hưởng một số lợi ích từ việc ăn tối sớm hơn vì ăn tối muộn có thể làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng của tiểu đường.

Ngoài ra, ăn tối quá muộn hoặc ăn khuya cũng có thể làm tăng lượng chất béo dự trữ trong cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc béo phì.

Nhìn chung, các chuyên gia khuyến khích mọi người nên ăn bữa tối cách 3-4 tiếng trước khi đi ngủ.

Chuyên gia Kopp giải thích: “Nhịp sinh học cũng ảnh hưởng tới tín hiệu đói của cơ thể. Vì vậy, tốt nhất mọi người nên ăn sáng, ăn trưa và ăn tối đúng giờ, đều đặn hàng ngày và không bỏ bữa”.

Ăn tối sớm hơn có thực sự tốt cho sức khỏe? Ghi nhớ thêm 1 nguyên tắc để hưởng lợi ích tối đa - Ảnh 1.

Chuyên gia khuyến cáo mọi người nên ăn sáng, ăn trưa và ăn tối đúng giờ, đều đặn hàng ngày và không bỏ bữa để duy trì nhịp sinh học.

Nên ăn gì vào bữa tối?

Để đảm bảo một bữa ăn cân bằng dinh dưỡng và đủ chất, chuyên gia Kopp gợi ý sử dụng phương pháp “đĩa thức ăn”, để phân bổ các món ăn theo từng nhóm chất cụ thể với liều lượng nhất định. Cụ thể, một đĩa thức ăn sẽ bao gồm:

- Một nửa khẩu phần ăn là rau xanh không chứa tinh bột.

- Một phần tư khẩu phần ăn dành cho ngũ cốc nguyên hạt/rau củ có chứa tinh bột.

- Một phần tư khẩu phần ăn còn lại là các loại protein từ thịt nạc.

Chuyên gia Kopp nói: “Tôi sẽ lấy một ví dụ để các bạn dễ hình dung. Bạn hãy phân chia phần salad với các loại rau chiếm 1 nửa diện tích của đĩa thức ăn, một phần tư chiếc đĩa sẽ là gạo lứt và phần trống còn lại dành cho thịt gà nướng. Ngoài ra, bạn cũng có thể tráng miệng bằng một phần trái cây như một cốc hỗn hợp các loại quả mọng hoặc một quả cam nhỏ”.

Nguồn: Fortune