Gặp gỡ chuyên gia đầu ngành hiếm muộn: “Niềm hy vọng” của hàng ngàn cặp vợ chồng vô sinh

Quang Vũ | 26-04-2024 - 17:00 PM

Với 80% trường hợp là ca "cực khó", tưởng chừng hết hy vọng, nhưng đến Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh (IVF Tâm Anh) là có con khỏe mạnh bế về nhà. Hơn 30 năm gắn bó với sự nghiệp "ươm mầm sự sống", Thầy thuốc Nhân dân PGS.TS.BS Lê Hoàng đã biến hy vọng cuối của hàng ngàn cặp vợ chồng vô sinh thành hiện thực.

Gặp gỡ chuyên gia đầu ngành hiếm muộn: “Niềm hy vọng” của hàng ngàn cặp vợ chồng vô sinh - Ảnh 1.

"Sứ giả IVF" mang "lộc" con đến với những vợ chồng vô sinh

Gần 40 năm cống hiến trong ngành hỗ trợ sinh sản, minh chứng rõ nhất cho những thành công của PGS Lê Hoàng là sự trưởng thành, khỏe mạnh của những đứa trẻ mang tên Tâm Anh - nơi khởi nguồn sự sống.

Gặp gỡ chuyên gia đầu ngành hiếm muộn: “Niềm hy vọng” của hàng ngàn cặp vợ chồng vô sinh - Ảnh 2.

PGS.TS.BS Lê Hoàng bên "em bé Tâm Anh". Ảnh: Mỹ Thịnh

Gặp gỡ chuyên gia đầu ngành hiếm muộn: “Niềm hy vọng” của hàng ngàn cặp vợ chồng vô sinh - Ảnh 3.

Một trong những trường hợp bệnh nhân rất khó mà PGS Lê Hoàng nhớ mãi, đó là chị Trương Thị Hải Hằng (53 tuổi, ở Hải Dương). Tai nạn giao thông cướp đi cậu con trai vừa tốt nghiệp đại học, nỗi đau bất ngờ đổ xuống gia đình khiến chị gần như suy sụp. Vợ chồng chị tìm đến IVF Tâm Anh trong tình trạng đau buồn, tuyệt vọng.

Chị Hằng được chẩn đoán mắc vô sinh thứ phát do tuổi cao, dự trữ buồng trứng rất thấp (AMH = 0,01) vì đã bước vào giai đoạn mãn kinh. PGS Lê Hoàng nhận định đây là một ca rất khó bởi người mẹ đã lớn tuổi và không còn đầy đủ các điều kiện mang thai và sinh nở. Nghĩa là, chị hầu như không còn khả năng để làm mẹ.

Sau 4 lần thực hiện thụ tinh ống nghiệm (IVF), với sự giúp sức của bác sĩ Lê Hoàng và ê kíp IVF Tâm Anh, chị Hằng thành công ở lần chuyển phôi thứ 4, mang thai đôi và hạ sinh một trai, một gái. Câu chuyện diệu kỳ của chị Hằng được lan truyền như minh chứng cho phép màu có thật đến từ tình mẹ và từ sự cố gắng, nỗ lực của bác sĩ Lê Hoàng cũng như ê kíp y bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội.

Gặp gỡ chuyên gia đầu ngành hiếm muộn: “Niềm hy vọng” của hàng ngàn cặp vợ chồng vô sinh - Ảnh 4.

Gặp gỡ chuyên gia đầu ngành hiếm muộn: “Niềm hy vọng” của hàng ngàn cặp vợ chồng vô sinh - Ảnh 5.

Sản phụ Trương Thị Hải Hằng hạnh phúc bên hai con mới sinh, năm 2018. Ảnh: Phương Linh

PGS Lê Hoàng cũng nhớ mãi về trường hợp của cô gái trẻ tuổi đôi mươi, có khối u nội mạc tử cung rất to, nguy cơ cắt hết buồng trứng. Ông cùng các cộng sự nỗ lực phẫu thuật có bảo tồn một phần buồng trứng. Sau 2 năm điều trị, chị đã có con đầu lòng.

"Tôi cũng đã điều trị thành công cho người bệnh hơn 15 năm ròng tìm con, từng chuyển phôi 14 lần, làm thụ tinh ống nghiệm 13 lần", PGS Lê Hoàng kể lại.

Gặp gỡ chuyên gia đầu ngành hiếm muộn: “Niềm hy vọng” của hàng ngàn cặp vợ chồng vô sinh - Ảnh 6.

TTND.PGS.TS.BS Lê Hoàng người đã biến giấc mơ làm cha mẹ thành hiện thực cho nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn lâu năm, thậm chí hàng thập kỷ. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Gặp gỡ chuyên gia đầu ngành hiếm muộn: “Niềm hy vọng” của hàng ngàn cặp vợ chồng vô sinh - Ảnh 7.

Đó là những trường hợp cực kỳ khó đã được điều trị thành công gần đây nhất trong sự nghiệp của PGS Lê Hoàng, in dấu tài năng và cống hiến của ông trong hơn 7 năm gắn bó với BVĐK Tâm Anh Hà Nội với vai trò "thuyền trưởng" tại Trung tâm hỗ trợ sinh sản hiện đại.

Nhiều bệnh nhân tâm sự lúc tưởng chừng hết hy vọng, họ tìm thấy PGS Lê Hoàng và IVF Tâm Anh , từ đó giấc mơ thành sự thật. Bởi thế, trên các cộng đồng hiếm muộn, PGS Lê Hoàng được biết đến là chuyên gia "mát tay" trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản. Họ trân trọng gọi ông là vị "sứ giả IVF" đã mang "lộc" con đến với những vợ chồng vô sinh; "người kiến tạo sự sống" cho hàng chục ngàn em bé chào đời khỏe mạnh, giúp hàng ngàn gia đình hiếm muộn đã thỏa nguyện giấc mơ có con yêu.

Gặp gỡ chuyên gia đầu ngành hiếm muộn: “Niềm hy vọng” của hàng ngàn cặp vợ chồng vô sinh - Ảnh 8.

PGS Lê Hoàng được nhiều bệnh nhân của mình gọi là vị "sứ giả IVF" người mang "lộc" con đến với những vợ chồng vô sinh. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

"Với những ca rất khó, chúng tôi vẫn xác định ‘còn nước còn tát’ vì không thể để người bệnh tuyệt vọng khi còn chút hy vọng. Mỗi người bệnh được điều trị với phác đồ cá thể hóa phù hợp nhất với tình trạng, tăng hiệu quả, tiết kiệm và an toàn cho người bệnh. IVF Tâm Anh đã đạt kết quả mà nhiều người nghĩ không làm được", PGS Lê Hoàng tự hào cho biết.

IVF Việt Nam làm chủ công nghệ tiên tiến bậc nhất trên giới

Hơn 25 năm về trước, TTND.PGS.TS.BS Lê Hoàng vốn là chuyên gia sản khoa hàng đầu với thế mạnh về các bệnh lý trong buồng tử cung, mát tay với các ca thai sản khó. Cơ duyên đến với ông khi trở thành một trong nhóm bác sĩ đầu tiên ở Việt Nam được cử đi đào tạo về kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm (TTTON) ở nước ngoài.

"Thời điểm đó Việt Nam chưa có tên trên bản đồ IVF thế giới", ông kể. Cùng các cộng sự, PGS Lê Hoàng từng bước đặt những viên gạch đầu tiên cho sự phát triển của kỹ thuật TTTON, lĩnh vực hỗ trợ sinh sản tại Việt Nam.

Sau hơn hai thập kỷ, từ một nước đi sau khu vực về lĩnh vực TTTON, Việt Nam là một trong những quốc gia rất phát triển ở lĩnh vực này. Xét trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có sự phát triển vượt trội.

"Ngành Hỗ trợ sinh sản trên thế giới có công nghệ gì, Việt Nam cũng hội tụ đủ, ví dụ chẩn đoán di truyền, phôi thai học, phân tích gene, đánh giá phôi bằng trí tuệ nhân tạo, gom noãn số lượng ít, đông tinh ít, vi phẫu micro-TESE … TTTON ở Việt Nam là một trong những ngành phát triển nhanh, chúng ta đã ứng dụng các kỹ thuật hiện đại, bắt kịp xu thế của thế giới, làm chủ công nghệ tiên tiến nhất", PGS Lê Hoàng chia sẻ.

Gặp gỡ chuyên gia đầu ngành hiếm muộn: “Niềm hy vọng” của hàng ngàn cặp vợ chồng vô sinh - Ảnh 9.

PGS Lê Hoàng đang chuyển phôi cho người bệnh hiếm muộn. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Gặp gỡ chuyên gia đầu ngành hiếm muộn: “Niềm hy vọng” của hàng ngàn cặp vợ chồng vô sinh - Ảnh 10.

Càng theo đuổi, nghiên cứu, càng đam mê. Mục tiêu mà PGS Lê Hoàng cùng các cộng sự hướng tới, đó là luôn nỗ lực chắt chiu từng cơ hội để họ có thể mang thai và sinh con chính chủ, giúp các cặp vợ chồng hiếm muộn không bước vào "ngõ cụt" - xin trứng, tinh trùng hay mang thai hộ.

Không chỉ đặt mục tiêu giúp vợ chồng hiếm muộn có tin vui, PGS Lê Hoàng còn mong muốn họ sinh ra em bé khỏe mạnh. Do đó, ông chủ trương phối hợp rất nhiều chuyên khoa như Nam học - Trung tâm hỗ trợ sinh sản - Sản Phụ khoa - Sơ sinh liên kết chặt chẽ trong hành trình tìm con yêu cho những cặp đôi vô sinh, từ quá trình chăm sóc sức khỏe ban đầu, chọn trứng, tinh trùng tạo phôi chất lượng, cho đến thai kỳ an vui, em bé ra đời khỏe mạnh. PGS Lê Hoàng gọi IVF là "dây chuyền hạnh phúc" đưa những em bé khỏe mạnh đến các gia đình mong con. Trong dây chuyền đó, thiếu một mắt xích sẽ không thể thành công.

Gặp gỡ chuyên gia đầu ngành hiếm muộn: “Niềm hy vọng” của hàng ngàn cặp vợ chồng vô sinh - Ảnh 11.

Đầu năm 2000, tỷ lệ thành công trong thụ tinh ống nghiệm ở Việt Nam chỉ nằm ở khoảng 30-35%, đến nay tỷ lệ này đã tăng lên từ 50-60%. Riêng tại IVF Tâm Anh, tỷ lệ IVF thành công trung bình lên tới 71,5% và trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu. Những thành công chung của lĩnh vực Hỗ trợ sinh sản tại đơn vị này mang đậm dấu ấn cá nhân của vị chuyên gia lão luyện TTND.PGS.TS.BS Lê Hoàng.

Bên cạnh đó, còn là sự hỗ trợ đắc lực từ đội ngũ bác sĩ nhạy bén và không ngừng học hỏi; sự đầu tư lớn về công nghệ, thiết bị; kỹ thuật chẩn đoán tầm soát bệnh và phác đồ điều trị tối ưu cho từng giai đoạn… trong cuộc hành trình tìm con cho vợ chồng hiếm muộn.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM