Cúng Rằm tháng Giêng có 4 lưu ý phải khắc cốt ghi tâm, gia chủ bất cẩn dễ tự rước hoạ vào nhà, mọi sự khó bề suôn sẻ

Hà Bích Ngọc | 14-02-2022 - 19:53 PM

(Tổ Quốc) - Gia chủ cần đặc biệt chú ý khi lau dọn khu vực bàn thờ và bày mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng.

Theo phong tục, hằng năm cứ đến ngày 15/1 âm lịch (đêm Rằm tháng Giêng), nhà nhà lại tất bật lau dọn bàn thờ và chuẩn bị mâm cỗ cúng gia tiên để mong cầu tài lộc và một năm bình an, may mắn. Tuy nhiên, công tác chuẩn bị cho lễ cúng Rằm tháng Giêng này dễ phạm phải những điều đại kỵ khiến gia chủ lận đận, gặp nhiều xui rủi. Vì vậy, bạn hãy đảm bảo làm đúng theo những điều chú ý dưới đây.

1. Những lưu ý khi lau dọn bàn thờ

- Trang phục: trước khi tiến hành lau dọn bàn thờ, gia chủ nên tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo kín đáo, gọn gàng. Sau đó đặt lên một đĩa hoa quả, thắp hương và thông báo cho tổ tiên biết hôm nay sẽ thu dọn bàn thờ, xin thần linh và tổ tiên tạm lánh sang một bên.

- Không xê dịch bát hương: trong quá trình lau dọn, gia chủ tuyệt đối không xê dịch bát hương, trách làm kinh động đến thần linh, ông bà dẫn đến mất tài lộc.

Cúng Rằm tháng Giêng có 4 lưu ý phải khắc cốt ghi tâm, gia chủ bất cẩn dễ tự rước hoạ vào nhà, mọi sự khó bề suôn sẻ - Ảnh 1.

- Dùng nước ấm và sạch để lau: bên cạnh việc dùng giẻ lau chuyên dụng cho khu vực bàn thờ, gia chủ cũng nên sử dụng nước ấm và sạch để dọn dẹp khu vực này, đặc biệt khi lau bài vị tổ tiên. Nhiều gia đình còn cẩn thận đun nước lá trầu để lau, thể hiện sự thành kính và tôn trọng đối với ông bà, thần linh.

- Dọn hương: đây được coi là công việc quan trọng nhất khi lau dọn bàn thờ. Nhiều gia đình có thói quen sai lầm là rút chân hương ra rồi đổ tro ra ngoài, tuy nhiên việc này lại dễ gây "tán lộc", đem đến xui rủi cho gia đình. Vì vậy tốt hơn hết bạn nên dùng một chiếc thìa và xúc từng thìa tro đổ ra ngoài rồi mới rửa bát hương sạch sẽ. Sau khi bát hương đã khô ráo, nếu là bát hương thờ thần Phật thì hãy dùng 7 tờ tiền vàng, nếu là bát hương thờ tổ tiên thì dùng 3 tờ tiền vàng để đốt hơ quanh, tiền vàng cháy được một nửa thì bỏ vào trong, đợi cho tiền vàng cháy hết rồi đổ tro vào và đặt bát hương lại vị trí cũ.

Cúng Rằm tháng Giêng có 4 lưu ý phải khắc cốt ghi tâm, gia chủ bất cẩn dễ tự rước hoạ vào nhà, mọi sự khó bề suôn sẻ - Ảnh 2.

2. Chọn đúng giờ cúng

Từ xa xưa, ông cha ta đã căn dặn trong một năm chọn lấy một ngày, trong một ngày chọn lấy một giờ. Trong ngày 15/1 âm lịch, gia chủ nên chọn giờ Ngọ (11 giờ - 13 giờ) để thực hiện lễ cúng, bởi đây là thời khắc thần Phật giáng thế. Tiến hành nghi lễ cúng Rằm tháng Giêng vào giờ này cũng là cách để chào đón thần Phật một cách tôn kính nhất.

Cúng Rằm tháng Giêng có 4 lưu ý phải khắc cốt ghi tâm, gia chủ bất cẩn dễ tự rước hoạ vào nhà, mọi sự khó bề suôn sẻ - Ảnh 3.

3. Không nên dùng hoa giả, trái cây giả đặt trên bàn thờ

Trái cây và hoa giả có mẫu mã đẹp, bắt mắt lại không bị héo nên có nhiều gia đình đặt trên ban thờ để làm cảnh. Tuy nhiên, hoa quả giả không có sinh khí, hương thơm, được xem là không thể hiện lòng thờ kính của con cháu đối với thần Phật, tổ tiên. Vì vậy gia chủ nên dùng hoa tươi, trái cây tươi để không làm phật ý bề trên.

Cúng Rằm tháng Giêng có 4 lưu ý phải khắc cốt ghi tâm, gia chủ bất cẩn dễ tự rước hoạ vào nhà, mọi sự khó bề suôn sẻ - Ảnh 4.

4. Chuẩn bị đầy đủ cho mâm cỗ cúng gia tiên

Mâm cỗ mặn cúng gia tiên ngày Rằm tháng Giêng thường gồm 10 món trong đó có 4 bát và 6 đĩa. Bốn bát gồm bát canh miến, bát canh mọc, bát canh ninh măng và bát canh bóng. Sáu đĩa gồm đĩa thịt gà hoặc thịt lợn luộc, đĩa xào, đĩa xôi hoặc bánh chưng, đĩa giò hoặc chả, đĩa hành muối hoặc dưa muối, không quên một đĩa nước chấm nhỏ. Mâm cỗ có nhiều món thế nào gia chủ cũng đừng quên những món chính này nhé!

Cúng Rằm tháng Giêng có 4 lưu ý phải khắc cốt ghi tâm, gia chủ bất cẩn dễ tự rước hoạ vào nhà, mọi sự khó bề suôn sẻ - Ảnh 5.

Nguồn: Internet

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM