Cứ ra rả chuyện tiết kiệm tiền nhưng làm thế nào thì không ai nói

M416 | 25-06-2020 - 23:27 PM

(Tổ Quốc) - Tiết kiệm là một bài toán dài hơi mà không phải người trẻ nào cũng biết. Đương nhiên, nếu biết bí quyết, mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều lắm.

Người trẻ bây giờ nắm bắt mọi thứ đều rất nhanh, học hỏi mọi thứ rất tài, đầu óc rất sáng tạo. Tuy nhiên, cũng vì thế, yêu cầu xã hội rồi chính họ đặt ra cho bản thân ngày càng nhiều, đến mức thoạt nhìn người ta phải thốt lên một câu: Hình như giới trẻ bây giờ... không đạt yêu cầu gì cả. Không mua được nhà, tình trạng trai ế gái ế vô só, thu nhập không hề thấp nhưng vẫn không có tiền tiết kiệm, không biết gì về quản lý tài chính... đây đều là những vấn đề mà người trẻ đang phải đối mặt.

Nghiên cứu cho thấy, những người trẻ thuộc độ tuổi 18-26 tiết kiệm được ít tiền nhất. Nguyên nhân chủ yếu là vì người trẻ có một vài thói quen khiến họ thường tiêu xài hoang phí, không thể tích góp. Một cuộc khảo sát dựa trên đối tượng người trẻ ở thành phố từ 21 tuổi đến 26 tuổi thì cho ra kết quả: 54% người trẻ bỏ bữa ít nhất 3 buổi/tuần; 30% ra ngoài uống cafe hoặc các loại đồ uống khác ít nhất 3 lần/tuần; 51% đi bar pub ít nhất 1 lần/tuần.

Thông qua kết quả điều tra kể trên, chúng ta có thể dễ dàng phát hiện người trẻ tuổi hầu hết đều tiêu một lượng tiền lớn vào lối sống không tốt.

Người trẻ cần làm gì để ví không rỗng mỗi cuối tháng và gợi ý 3 phương pháp tiết kiệm hiệu quả nhất - Ảnh 1.

Có người nói, áp lực tài chính mà người trẻ gặp phải đến từ nhiều phương diện như tiền đất tiền nhà cao vượt tưởng tượng, tiền lương tăng cực chậm, tìm việc khó, không có định hướng nghề nghiệp rõ ràng. Nhưng đây đều là các nhân tố thuộc về phương diện kinh tế vĩ mô, không phải ai cũng điều khiển được, chúng ta không thể lấy chúng ra làm cớ. Có một điều chắc chắn rằng, người trẻ có thể tiết kiệm được tiền.

Nếu bạn cũng là một người trẻ và bạn muốn tiết kiệm, vậy bạn phải biết sắp xếp các mục chi tiêu sinh hoạt theo thứ tự trước sau, đừng lãng phí tiền vì những chuyện vụn vặt. Tất nhiên mọi chuyện sẽ không dễ dàng, nhưng nếu bạn học theo các phương pháp dưới đây, có lẽ quá trình tiết kiệm tiền của bạn sẽ dễ thở hơn đấy.

1. Đừng vội vàng mua nhà

Mua nhà đối với phần lớn người trẻ đều là một khoản chi khổng lồ. Nếu bạn muốn mua nhà, bạn sẽ phải chuẩn bị rất nhiều thứ, sẽ tốn rất nhiều thời gian. Đừng gấp gáp, còn trẻ mà ở nhà thuê là chuyện không thể bình thường hơn. Thuê nhà có thể giúp bạn dư ra khoản tiền tích trữ, tới lúc bạn tích đủ, tích thừa hẵng cân nhắc chuyện mua nhà, lúc đó cũng chưa muộn.

2. Đừng vội mua ô tô

Ô tô thực sự được coi là một tài sản rất tốn kém lại mất giá rất nhanh. Sau năm sử dụng đầu tiên, giá trị chiếc ô tô sẽ giảm khoảng 20-30%.

Không những thế, hiện tại mua xe dễ, nuôi xe mới khó. Có không ít người xe đã mua nhưng lại không bao giờ đi đến, bạn biết vì sao không? Trước hết chúng ta phải nhắc đến các loại phí đi kèm: Phí bảo hiểm, phí bảo dưỡng, tiền xăng, phí đỗ xe, phí sửa chữ, phí qua đường... Một năm cộng dồn lại, nó sẽ là con số không hề nhỏ.

Bởi vậy mới nói, nếu bạn không thể tiết kiệm, vậy đừng vội vội vàng vàng nghĩ chuyện mua xe chỉ để bằng bạn bằng bè.

3. Chống lại sự quyến rũ của việc tiêu tiền

Shopping online ngày càng phát triển, nhà sản xuất có đủ chiêu trò khiến bạn phải móc hầu bao. Tuy nhiên, các hình thức mua sắm như thế tiện thì rất tiện, đồng thời cũng làm số dư trong tài khoản của bạn giảm đi càng nhanh. Một món, hai món nhìn giá thì thấp nhưng cả một chiếc xe mua sắm thì không thế đâu.

Nếu bạn không thử ghi chép cẩn thận, tổng kết xem mình đã tiêu bao nhiêu tiền cho hình thức mua hàng qua mạng, bạn chắc chắn sẽ không thể ý thức được việc dăm ba cuộc mua sắm linh tinh ấy lại tiêu tốn vô cùng.

Người trẻ cần làm gì để ví không rỗng mỗi cuối tháng và gợi ý 3 phương pháp tiết kiệm hiệu quả nhất - Ảnh 2.

4. Tiêu dùng thông minh

Tiêu dùng thông minh ở đây có nghĩa hãy mua các món dùng được, dù mức giá của nó có thể cao một chút. Bên cạnh đó, khi chọn đồ cần đáp ứng 3 điều kiện: Ở cùng phân khúc nào đó, sản phẩm đó có giá thấp nhất; giúp ích cho cuộc sống hoặc tương lai của bạn; biên độ giá của sản phẩm sẽ không dao động quá nhiều theo thời gian. Tóm lại, đừng khiến bản thân nợ nần chỉ vì mua về một đống đồ không dùng được.

5. Kiếm nhiều tiền hơn

Muốn tiết kiệm được nhiều hơn, biện pháp tốt nhất chính là kiếm nhiều tiền hơn. Nếu bạn mới đi làm, việc kiếm nhiều tiền hơn có lẽ khá khó khăn nhưng cách khắc phục thì không phải không có.

(1) Nhanh chóng đề cao kỹ năng cũng như kiến thức của bản thân, giúp bản thân trưởng thành nhanh hơn. Năng lực nghiệp vụ tăng lên, tiền lương của bạn cũng sẽ cao hơn.

(2) Hãy khiến sếp của bạn cảm thấy vị trí của bạn là không thể thay thế. Nếu công ty hoặc sếp bạn phát hiện không có bạn, công việc không thể tiến hành suôn sẻ vậy họ chắc chắn sẽ coi trọng bạn hơn, tiền lương cũng như phúc lợi của bạn sau này đương nhiên là không ít đi đâu được.

(3) Đầu tư cho chính mình. Câu nói "Học, học nữa, học mãi" có thể áp dụng bất cứ lúc nào. Bạn nhất định phải có ý thức đề cao bản thân, hoàn thiện chính giúp, giúp bản thân trở nên ưu tú, xuất sắc hơn.

Bạn có thể tham gia các khóa học kỹ năng, học thêm một ngôn ngữ nào đó, cũng có thể học hỏi người khác thông qua các buổi hội nghị, hội thảo. Chỉ cần bạn không ngừng học tập, không ngừng làm mình tiến bộ thì giá trị của bạn sẽ càng tăng lên.

(4) Hiểu rõ tình hình của mình. Ở vị trí hoàn cảnh khác nhau, khó khăn cùng những thử thách mà người ta phải đối diện là khác nhau. Bạn cần hiểu mình cần làm gì nhất và nên học gì nhất.

Người trẻ cần làm gì để ví không rỗng mỗi cuối tháng và gợi ý 3 phương pháp tiết kiệm hiệu quả nhất - Ảnh 3.

6. Bắt đầu tiết kiệm, đầu tư quản lý tài chính

Quản lý tài chính được coi là con đường giúp tích lũy tiền tài hiệu quả nhất. Còn nếu cân nhắc đến yếu tố lãi kép thì việc đầu tư quản lý tài chính cần tiến hành càng sớm càng tốt. Dưới đây là một vài phương pháp tiết kiệm được đánh giá là khoa học nhất mà các bạn trẻ có thể áp dụng dễ dàng:

Phương pháp tiết kiệm hình thang trong 52 tuần

Phương pháp này còn được gọi là "thử thách tiết kiệm 52 tuần". Ý tưởng tiết kiệm này có nghĩa là bạn nên tập trung vào mỗi tuần, bắt đầu từ một khoản tiền nhỏ, rồi dần dần tăng số tiền tiết kiệm của bạn lên theo từng tuần. Làm như vậy bạn sẽ không còn cảm thấy áp lực mỗi khi phải lấy ra một khoản thu nhập lớn mỗi tháng để tiết kiệm.

Cụ thể hơn: Hãy bắt đầu bằng việc tiết kiệm một khoản tiền mỗi tuần, chẳng hạn là 20k. Tuần đầu tiên bắt đầu là 20k, tuần thứ hai là 40k, tuần thứ 3 là 60k... cứ như vậy đến tuần thứ 52 bạn sẽ cần tiết kiệm 1,04 triệu. Tổng cộng lại, số tiền bạn tiết kiệm được sau 52 tuần (1 năm) sẽ là 27,56 triệu. Một con số cũng ok so với số tiền bỏ ra ban đầu đúng không?

Một gợi ý khác dành cho bạn là có thể dảo ngược trình tự tiết kiệm, tức là tiết kiệm 1,04 triệu trong tuần đầu tiên và 20k cho tuần cuối cùng. Điều này sẽ rất thích hợp dành cho ai đó đang cảm thấy lo lắng khi phải bỏ ra hơn 1 triệu đồng vào những tháng cuối năm.

Người trẻ cần làm gì để ví không rỗng mỗi cuối tháng và gợi ý 3 phương pháp tiết kiệm hiệu quả nhất - Ảnh 4.

Phương pháp tiết kiệm hình kim tự tháp

Hãy chia một khoản tiền thành nhiều phần từ ít đến nhiều hơn và gửi tiết kiệm định kỳ.

Ví dụ như, bạn có 100 triệu, hãy chia thành 4 phần: 10 triệu - 20 triệu - 30 triệu - 40 triệu và gửi tiết kiệm thời hạn 1 năm. Nếu thời hạn đáo hạn một năm chưa đến mà bạn cần sử dùng 10 triệu tài chính gấp, vậy chỉ cần rút phần 10 triệu đã phân ra dùng là đủ. 3 phần tiền gửi còn lại cùng lãi suất đi kèm sẽ không bị ảnh hưởng.

Phương pháp tiết kiệm 12 phiếu

Mỗi tháng, hãy dành ra một khoản để gửi tiết kiệm. Kiên trì 12 tháng, bắt đầu từ tháng đầu tiên của năm thứ hai, mỗi tháng bạn sẽ có thêm một nguồn thu nhập định kỳ.

Mỗi tháng bạn có thể sử dụng 10-20% tiền lương để làm phiếu gửi tiết kiệm có thời hạn. Nếu tháng nào cũng làm vậy, sau 1 năm, bạn sẽ có 12 biên lai gửi tiết kiệm. Từ năm thứ 2 trở đi, tháng nào cũng sẽ có thông báo tiền tiết kiệm đến hạn được gửi đến bạn. Nếu bạn cần dùng thì có thể rút ngay, nếu không thì có thể tái tục và không ảnh hưởng đến lãi suất gửi.

Tóm lại, thói quen tiết kiệm tiền tốt nhất chính là để dòng tiền được lưu động. Đồng tiền đứng yên là đồng tiền chết, hãy khiến nó giúp bạn kiếm ra nhiều tiền hơn. Nhớ nhé!

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM