Chân dung Hoa khôi trường Dược 1955: Tuyệt sắc giai nhân đất Hà thành và giai thoại về chuyện "tình chị duyên em" nổi tiếng

Tiên Yên | 25-04-2022 - 13:08 PM

(Tổ Quốc) - Vẻ đẹp "nghiêng nước nghiêng thành" của bà tới tận bây giờ vẫn khiến ai nấy đều ngưỡng mộ.

Nổi tiếng với bức ảnh nữ sinh cầm cờ diễu hành tại sân vận động Hàng Đẫy nhân dịp mừng ngày giải phóng Thủ đô 10/10/1954, bà Phạm Thị Bạch Thược là một trong những giai nhân Hà Thành nức tiếng những năm 50 của thế kỷ trước. Vẻ đẹp nền nã trời phú cùng cốt cách đoan trang, dịu dàng của bà khiến ai nấy đều ngưỡng mộ.

Bà Bạch Thược, sinh năm 1935, có cha là nhà giáo Phạm Hữu Ninh, - người sáng lập ra trường tư thục đầu tiên của người Việt mang tên Thăng Long (nay là trường tiểu học Thăng Long). Tên của bà được đặt theo một loại hoa quý vừa có hương thơm vừa được dùng làm thuốc chữa bệnh. Trên Bạch Thược còn có 3 người chị khác nữa. Vì là con út nên bà được cha chú trọng giáo dục hơn các chị của mình.

Chân dung Hoa khôi trường Dược 1955: Tuyệt sắc giai nhân đất Hà thành và giai thoại về chuyện tình chị duyên em nổi tiếng  - Ảnh 1.

Chân dung Hoa khôi trường Dược 1955: Tuyệt sắc giai nhân đất Hà thành và giai thoại về chuyện tình chị duyên em nổi tiếng  - Ảnh 2.

Những bức ảnh đen trắng từ thời sinh viên của bà Bạch Thược trong thời gian gần đây đã được nhiếp ảnh gia Vien. H. Quang phục dựng. "Ở bà là cái đẹp nền nã, sắc sảo đặc trưng của con gái Hà thành. Nhưng ẩn sau những nét đó là một cá tính rất mạnh. Trán phẳng và cao, sống mũi cao chứng tỏ rất thông minh và tự tin. Mắt sáng, to, sắc lại càng tôn cái thông minh lên, nhưng là cái thông minh sắc sảo và chính trực!", nhiếp ảnh gia phải thốt lên.

Năm 21 tuổi, bà trở thành sinh viên năm nhất Đại học Y dược. Không chỉ ở trường ĐH, mà ngay từ khi học trường Albert Sarraut, bà đã tích cực tham gia phong trào học sinh kháng chiến Hà Nội khi cùng các bạn học tuyên truyền cách mạng, in báo Nhựa sống, tổ chức bãi khóa... Bà được truyền cảm hứng yêu nước theo truyền thống gia đình. 

Năm 1959, bà tốt nghiệp ĐH. Trước khi được gửi đi tu nghiệp về Bào chế học tại Rumania, bà công tác tại trường Cán bộ Y tế Trung ương. Sự nghiệp của bà gắn liền với công việc nghiên cứu và bào chế thuốc men cho tới khi nghỉ hưu.

Chân dung Hoa khôi trường Dược 1955: Tuyệt sắc giai nhân đất Hà thành và giai thoại về chuyện tình chị duyên em nổi tiếng  - Ảnh 3.

Chân dung Hoa khôi trường Dược 1955: Tuyệt sắc giai nhân đất Hà thành và giai thoại về chuyện tình chị duyên em nổi tiếng  - Ảnh 4.

Chân dung Hoa khôi trường Dược 1955: Tuyệt sắc giai nhân đất Hà thành và giai thoại về chuyện tình chị duyên em nổi tiếng  - Ảnh 5.

Chân dung Hoa khôi trường Dược 1955: Tuyệt sắc giai nhân đất Hà thành và giai thoại về chuyện tình chị duyên em nổi tiếng  - Ảnh 6.

Chồng của bà Bạch Thược là ông Vũ Sơn - người từng si mê chị gái của bà nhưng không nhận được lời hồi đáp. Tin tức chị hai của bà kết hôn đã khiến Vũ Sơn vô cùng buồn chán nhưng vì cha của Bạch Thược quý mến chàng trai tài giỏi này nên đã động viên Vũ Sơn tham gia kháng chiến cùng lời hứa sẽ gả cô con gái út cho.

Trong khi đó, Bạch Thược đang có một mối tình sâu đậm với một bác sĩ quân y. Vì biết cha có một lời ước hẹn nặng nghĩa tình như vậy nên Bạch Thược chẳng lúc nào không day dứt, tự vấn mình về đạo làm con. Cuối cùng, bà lựa chọn làm theo ý cha, chia tay mối tình và kết hôn với Vũ Sơn sau khi ông trở về từ kháng chiến. 

Người cũ đã từng viết cho bà một lá thư rất cảm động dù đã quyết định chấp nhận lời chia tay của bà. Giữ kín lá thư trong một thời gian dài, Bạch Thược quyết định tự tay đốt nó thành tro trong ngày diễn ra đám cưới của mình. Cuộc hôn nhân của bà sau đó diễn ra êm đềm và hạnh phúc. Chồng làm trong ngành ngoại giao nên bà thường xuyên theo chồng tới nhiều quốc gia trên thế giới.

Chân dung Hoa khôi trường Dược 1955: Tuyệt sắc giai nhân đất Hà thành và giai thoại về chuyện tình chị duyên em nổi tiếng  - Ảnh 7.

Ảnh: Vien H. Quang.


CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM