Cái khó ló cái khôn: Dùng smartphone nói chuyện "xuyên khẩu trang" với bệnh nhân đặc biệt trong mùa dịch

CN | 29-07-2020 - 14:46 PM

(Tổ Quốc) - Một nhân viên y tế tại Anh đã cho thấy cách làm thông minh và an toàn của mình khi giao tiếp với các bệnh nhân đặc biệt.

Thời thế dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp trên thế giới như hiện nay, đeo khẩu trang và hạn chế tiếp xúc trực tiếp ở cự ly gần vẫn là cách nhanh-gọn-nhẹ nhất để phòng chống lây nhiễm trong cộng đồng. Rất nhiều nơi đã và đang tuyên truyền hiệu quả phương pháp này, nhưng một anh chàng nhân viên y tế tại Anh thậm chí còn "nâng level" cho nó trở nên thông minh hơn nhiều lần khi lâm vào những tình cảnh khó nói.

Danny Hughes - nhân vật chính của câu chuyện - đang làm việc tại một cơ sở y tế tại Anh và tham gia vào quá trình hỗ trợ đối phó Covid-19 khắc nghiệt tại nơi đây. Thông thường, việc đeo khẩu trang được chứng mình hoàn toàn không gây trở ngại gì về giao tiếp và lời nói, tuy nhiên vấn đề này sẽ trở nên khác biệt với một số bệnh nhân.

Danny cho biết họ có thể vì mắc một số triệu chứng nào đó cản trở khả năng nghe tiếp nhận lời nói, nên chỉ quen dựa vào khẩu hình cử động của miệng người nói nhằm đoán biết nội dung. Khi đó, việc đeo khẩu trang đã phần nào khiến các bác sỹ và y tá cảm thấy tiến thoái lưỡng nan, vừa muốn giao tiếp hiệu quả với bệnh nhân khi tư vấn chữa bệnh, nhưng lại vừa muốn đảm bảo an toàn bằng việc giữ khẩu trang khi tiếp xúc.

Nhân viên y tế nhanh trí nghĩ ra cách nói chuyện thông minh dễ hiểu mà vẫn đeo khẩu trang"

Một số bệnh nhân dịch vụ đặc biệt của chúng tôi thường phải nhìn khẩu hình miệng để nghe hiểu dễ dàng hơn khi giao tiếp," chia sẻ bởi Danny trên Twitter. "Nhưng tôi đã nhanh trí sử dụng app Google Live Transcribe cùng tính năng chuyển đổi tự động từ giọng nói sang văn bản (voice-to-text) để nói chuyện với họ."

Cái khó ló cái khôn: Dùng smartphone nói chuyện xuyên khẩu trang với bệnh nhân đặc biệt trong mùa dịch - Ảnh 2.

Tính năng voice-to-text đã xuất hiện từ lâu và không có gì xa lạ với người dùng công nghệ, hoạt động tương tự nôm na như chép chính tả, giúp tự nhận biết và chuyển đổi lời nói thành văn bản soạn thảo trên thiết bị. Sau khi sử dụng app, Danny cũng rất cẩn thận khi chủ động liên hệ tới các cơ quan bảo mật nhờ xác nhận về an toàn thông tin cá nhân, bởi sẽ có lúc anh đề cập tới những vấn đề nhạy cảm trong khi nói chuyện với bệnh nhân nhờ app này. Rất nhiều người cũng đã bày tỏ sự khâm phục và dành nhiều lời khen cho lòng tận tâm của Danny trong tình cảnh khó khăn như hiện nay.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM