99% người nghèo không biết tới 4 nguyên tắc tiền bạc này và luôn tiêu sạch số tiền mình có

An An | 27-08-2020 - 10:20 AM

(Tổ Quốc) - Những người không biết quản lý tài chính chắc chắn sẽ không bao giờ trở nên giàu có, sống một cách thoải mái. Bất kể hiện giờ bạn đang ở tầng lớp nào: trung lưu, thượng lựu hay nghèo khó, nguyên tắc này không thay đổi. Bởi khi không biết kiểm soát, bạn sẽ tiêu sạch số tiền mình có.

* Bài viết của Sylvain Saurel - doanh nhân, blogger tài chính.

Tiền bạc là phương tiện sinh sống thiết yếu nhưng phần lớn chúng ta lại chưa làm chủ được nó. Càng nói về tiền, tôi càng nhận ra sự hời hợt trong việc quản lý, chi tiêu của mình.

Nhưng cũng không bất ngờ, bởi hệ thống giáo dục hiện nay chưa bao giờ dạy bạn về tiền bạc hay cách sử dụng đúng đắn cho tương lai.

Nói đến đây, tôi nhớ ra một câu nói có thể áp dụng cho mọi lĩnh vực, và đặc biệt đúng về mặt tài chính: "Trong cuộc sống, mọi sự ngu dốt đều phải trả giá bằng tiền bạc".

Kiến thức về tài chính càng ít, bạn càng có nguy cơ mất nhiều hơn. Dù bạn đang nghèo khó, trung bình hay dư dả, quy luật này đều đúng.

Tôi không nhớ đã đọc bao nhiêu câu chuyện về những người thành đạt nhưng tiêu pha phung phí số tiền họ kiếm được trong vài năm. Có thể họ sẽ cảm thấy đó là tận hưởng cuộc sống, nhưng họ quên mất rằng cảm giác ấy sẽ rất ngắn ngủi thôi.

Nếu không biết quản lý tiền bạc, bạn vẫn có thể trở nên giàu có, nhưng không thể ở mãi vị trí ấy. Hãy thử nhìn vào các ngôi sao thể thao nổi tiếng, những người kiếm được chục triệu đô la trong suốt sự nghiệp của mình. Nhưng khi ánh hào quang đi qua, họ trở về là một người bình thường, thậm chí là không nhà, không cửa.

Mặt khác, dù mức sống hiện nay ra sao, bạn vẫn luôn có cơ hội để cải thiện cuộc sống nếu học cách chi tiêu tài chính thông minh.

Dưới đây không phải là những lời khuyên thường thấy trong các khóa học tài chính, nhưng nó là những nguyên tắc bạn nhất định phải áp dụng để vượt trội hơn 99% số người ngoài kia: 

99% người nghèo không biết tới 4 nguyên tắc tiền bạc này và luôn tiêu sạch số tiền mình có - Ảnh 1.

Chi trả cho bản thân đầu tiên

Từ rất sớm, hệ thống giáo dục đã định hướng cho chúng ta những kế hoạch giống nhau: đi học, kiếm một công việc ổn định, mua nhà, mua xe,…

Cùng một công thức, bạn sẽ cố chi trả những khoản phí này bằng thẻ tín dụng. Và thế là bạn mắc kẹt trong một vòng luẩn quẩn, đi làm ngày qua ngày lấy lương để trả lại vào thẻ. Cuộc sống được lập trình sẵn như một con robot, trả các khoản tiền ngay khi tiền lương về. 

Khi đã lo liệu xong xuôi các khoản phí, bạn lại rơi vào một cái bẫy tiêu dùng, mua sắm những đồ đạc không cần thiết.

Vào những ngày cuối tháng, bạn nhận ra mình chẳng còn lại bao nhiêu tiền.

Dù có cố mua vào những dịp ưu đãi, bạn vẫn chẳng thể tiết kiệm được, đó là bài học tôi rút ra sau nhiều năm lặp lại vòng xoáy này. Tôi muốn thay đổi và một câu nói của doanh nhân John Rampton như một cánh cửa mở ra: "Một nguyên tắc sống còn trong việc tiết kiệm và chi tiêu là chi trả cho bản thân trước. Khi thu nhập về tài khoản, hãy khôn ngoan bỏ vào quỹ tiết kiệm trước khi tính đến các khoản chi trả".

Thay vì ở cuối danh sách, bản thân bạn nên đứng đầu các khoản chi tiền mỗi tháng.

Nói dễ hiểu hơn, ngay khi có tiền lương, hãy đặt ra một khoản và gửi nó vào tài khoản tiết kiệm. Mỗi tháng để dành ra một ít và cố sinh hoạt với số tiền còn lại.

Tiết kiệm cho những lúc bất trắc

Bằng cách chi trả cho bản thân đầu tiên, bạn sẽ vô thức để dành được một khoản tiền nhưng đừng để chúng trở nên vô dụng hay mất đi giá trị, hãy học cách đầu tư để tiền sinh ra tiền.

Với số tiền đó, bạn sẽ cảm thấy an tâm hơn, có phao cứu trợ mỗi khi gặp khó khăn.

Warren Buffett – một trong những nhà đầu tư vĩ đại nhất đã diễn giải ý tưởng trên như sau: "Đừng tiết kiệm những gì còn sót lại sau chi tiêu, mà hãy tiêu những gì còn lại sau khi tiết kiệm".

Bằng cách chi trả cho chính mình, bạn sẽ phải đảm bảo rằng mình phải biết dành dụm có kế hoạch và chi tiêu ít đi.

Chi tiêu hợp lý

Xã hội mà chúng ta đang sống luôn tìm cách khiến mọi người muốn chi tiêu nhiều hơn. Quảng cáo thì bắt mắt và ở khắp mọi nơi khiến bạn muốn sở hữu những thứ không cần thiết.

Khi dành thời gian suy nghĩ kỹ, bạn sẽ nhận ra mình không cần phải thay điện thoại mỗi năm chỉ để cầm trên tay mẫu Iphone mới nhất, hay nhất định phải có chiếc váy đang là "hot trend".

Bạn hoàn toàn có thể mua một chiếc điện thoại rẻ hơn mà chức năng đủ dùng cho nhu cầu bản thân hay tủ đồ của bạn đang chật kín, có những bộ quần áo chưa mặc lần nào.

Đừng để lâm vào tình trạng nợ nần 

99% người nghèo không biết tới 4 nguyên tắc tiền bạc này và luôn tiêu sạch số tiền mình có - Ảnh 2.

Tôi luôn ngạc nhiên và tự hỏi tại sao mọi người lại quá lạm dụng thẻ tín dụng, thậm chí có người đã trở nên túng quẫn vì nợ chồng chất nhiều loại thẻ. Điều đáng buồn hơn là họ dùng cho những thứ không chính đáng.

Tôi sẽ sử dụng ví dụ về Apple một lần nữa dù tôi phải công nhận về chất lượng của sản phẩm hãng này.

Dù sao thì bạn cũng nên đồng ý với tôi về mức giá của Apple là số tiền quá mức so với tính năng chúng mang lại. Để sở hữu các sản phẩm mới ra của hãng, nhiều người đã rơi vào tình trạng nỡ nần và tất nhiên không chỉ Apple mà còn nhiều trường hợp khác.

Cách chi tiêu này sẽ khiên bạn nợ càng thêm nợ và trở nên khó khăn. Dù bạn giàu hay nghèo cũng không quan trọng, vì có càng nhiều tiền bạn lại càng tiêu nhiều hơn.

Tổng thống thứ 3 của Hoa Kỳ đã nói: "Đừng bào giờ tiêu tiền trước khi bạn có nó".

Nếu thực sự muốn sở hữu một chiếc Iphone, hãy tiết kiệm trước. Sau một thời gian chăm chỉ kiếm tiền, có lẽ bạn sẽ không còn cảm thấy quá khao khát để tiêu chúng nữa bởi nhận ra giá trị lao động của mình.

Các khoản vay giăng ra một cái bẫy khiến bạn cảm thấy những thứ mình có là miến phí. Khi phải làm việc dành dụm tiền, bạn sẽ trân trọng công sức mình bỏ ra hơn và ít phung phí đi.

Kết luận 

Những người không biết quản lý tài chính chắc chắn sẽ không bao giờ trở nên giàu có, sống một cách thoải mái. Bất kể hiện giờ bạn đang ở tầng lớp nào, trung lưu, thượng lựu hay nghèo khó, nguyên tắc này không thay đổi. Bởi khi không biết kiểm soát, bạn sẽ tiêu sạch số tiền mình có.

Sự khác biệt giữa người giàu và số còn lại chính ở cách họ sử dụng tiền bạc. 

* Theo Medium

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM