Bạn biết không, thai nhi thực chất không phải là gánh nặng mà người mẹ phải chịu. Thai nhi có thể giúp thai phụ hồi phục nhanh hơn. Hay não bộ chúng ta có dung lượng tải được video dài đến 3 triệu giờ. Đó đều là những sự thật được khoa học chứng minh, và là lý do để chúng ta trân trọng cơ thể của mình hơn.
Nhưng chưa hết đâu! Cơ thể người còn có rất nhiều khả năng thú vị khác mà đến khoa học cũng phải vò đầu bứt tai. Bạn đã sẵn sàng để biết chưa?
1. Não bộ có đủ năng lượng để thắp sáng bóng đèn
Não bộ của chúng ta có khoảng 100 tỉ tế bào thần kinh - còn gọi là neuron. Khi chúng ta di chuyển, nhìn, suy nghĩ, cười, hay thậm chí là... mơ, các neuron sẽ tạo ra tín hiệu điện tích và phản ứng hóa học. Dĩ nhiên năng lượng của 1 neuron thì nhỏ thôi, nhưng nếu gom tất cả lại, chúng ta có thể thu được nguồn điện đủ để thắp sáng bóng đèn cỡ nhỏ.
2. Mùi hương lưu giữ ký ức
Khi ngửi thấy một mùi gì đó có liên hệ với những gì giàu ý nghĩa với bản thân trong quá khứ, chúng ta sẽ lập tức thấy được cảm xúc từng có ở thời điểm đó, rồi ký ức cũng sẽ tràn về.
Đây là một khả năng tương đối khó hiểu, nhưng cách giải thích thì đơn giản. Não bộ của chúng ta có một phần rất dễ kích thích khi tiếp cận những gì từng trải nghiệm trong quá khứ. Và khả năng này cũng rất quan trọng với sự tồn tại của tổ tiên loài người trước kia.
3. Nhấc người thì được, nhấc đá thì không
Cùng một trọng lượng, nhưng nếu là nâng đá thì rất khó
Bạn có thể nâng được 1 cô gái nặng 45kg, nhưng một tảng đá nặng như vậy thì không.
Lý do là bởi cơ thể người có khả năng thích nghi với trọng lực và phân bổ sức nặng ra nhiều hướng. Trong khi đó, đá thì không có khả năng này. Trọng lực của đá sẽ luôn ở cùng vị trí, khiến bạn nâng lên khó hơn.
4. Đôi lúc có thể khỏe đến bất ngờ
Mệt mỏi, đau đớn và sợ hãi là những thứ ngăn cản chúng ta sử dụng tối đa sức lực của bản thân. Trên thực tế, đã từng có trường hợp bà mẹ dùng tay nhấc bổng cả xe để cứu con mình. Vậy sức mạnh ấy đến từ đâu ra?
Câu trả lời là adrenaline - hormone tiết ra khi chúng ta rơi vào tình huống căng thẳng. Nhưng để làm được điều đó, cơ thể phải ngưng một số hệ thống lại - bao gồm hệ tiêu hóa và miễn dịch, sau đó kết hợp năng lượng và oxy vào cơ bắp để làm những chuyện vượt ngoài tưởng tượng.
Đây cũng là một cơ chế của hệ thống tiến hóa. Bạn sẽ không thể luôn áp dụng sức mạnh này được, vì về lâu dài sức khỏe sẽ bị tổn hại, hệ miễn dịch và tim cũng không thể chịu đựng quá lâu.
5. Nhìn bằng tai
Những người khiếm thính, họ có thể đi bộ chỉ bằng một cây gậy - để dò đường hoặc tạo ra âm thanh để biết có thứ gì xung quanh.
Các nhà khoa học trên thực tế đã từng nghiên cứu về não bộ của người mù - như trường hợp của Daniel Kish, một người khiếm thị bẩm sinh. Tuy nhiên, Kish mô tả lại rằng anh có thể nhìn được, dù mắt được xác nhận đã hỏng.
Vậy nên khi tìm hiểu sâu hơn, các chuyên gia nhận thấy khu vực não bộ chịu trách nhiệm cho hình ảnh của Kish đã hoạt động mỗi khi anh nghe thấy âm thanh tạo ra từ gậy dò đường, trong khi với các âm thanh khác thì không. Nó giúp họ đưa ra kết luận rằng Kish thực sự có thể "nhìn" một cách chủ động, nhưng không phải bằng mắt.
6. Đau đầu vì thời tiết thay đổi
Đau đầu là một trải nghiệm khó chịu. Nhưng người ta không chỉ đau đầu vì mệt mỏi, mà đôi khi còn vì thời tiết nữa - điều đã được khoa học chứng minh. Nguyên nhân là do sự thay đổi về nhiệt độ và khí áp.
7. Khả năng nghe ở quy mô phân tử
Nước nóng và nước lạnh, nếu bỏ qua một vài yếu tố (như hơi nước) mà chỉ nhìn thôi thì thật khó mà phân biệt. Nhưng âm thanh khi rót nước lại giúp bạn phân biệt được, vì tai của chúng ta có thể nghe được âm thanh của phân tử.
Để giải thích thì các phân tử nước lạnh có ít năng lượng hơn, tạo ra âm thanh tần số thấp. Nước nóng thì ngược lại, tạo ra âm thanh tần số cao, và cả hai đủ khác biệt để tai người cảm nhận được.
Nguồn: BS, VT.co