Chăm sóc răng miệng tưởng chừng như đơn giản nhưng không phải ai cũng làm đủ và đúng. Bài test nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn kiểm tra nhanh tình trạng răng hiện tại nhé!
Khớp cắn của bạn có chuẩn không?
Khớp cắn là sự tương quan giữa hai cung hàm và răng trên - dưới, bao gồm sự đối xứng của răng và diện tích tiếp xúc khi ăn nhai và khi ở trạng thái bình thường. Một khớp cắn chuẩn giúp khả năng ăn nhai tốt, khuôn mặt cân đối hài hòa hơn.
Khớp cắn chuẩn được xác định bởi hai yếu tố:
- Nhóm răng cửa: 2 răng nanh và 4 răng cửa trên phải bao trùm bên ngoài các răng tương xứng hàm dưới. Răng hàm trên phủ ngoài ⅓ răng hàm dưới
- Nhóm răng hàm: các răng số 4, 5, 6, 7 ở hai hàm sẽ đối xứng nhau và tiếp xúc từ từ khi ăn nhai
Vậy khớp cắn của bạn có chuẩn không? Hãy chọn ngay một hình ảnh gần giống nhất với khớp cắn của mình để "check" ngay nhé!
Tình trạng sai khớp cắn vừa gây mất thẩm mỹ vừa kiếm bạn gặp khó khăn khi ăn nhai. Rất may bạn hoàn toàn có thể cải thiện bằng phương pháp chỉnh nha (niềng răng). Hãy đến ngay một nha khoa uy tín để thăm khám sớm nhé.
Bệnh lý răng phổ biến
Chắc hẳn ít nhất một lần bạn đã gặp một trong các tình trạng như: chảy máu khi đánh răng, sưng lợi, viêm nướu, nhức răng,... Đó là các biểu hiện của bệnh liên quan về răng miệng.
Thử kiểm tra ngay xem mình có bị các bệnh răng miệng không nhé?
A: Viêm lợi, chảy máu chân răng
Bệnh lý này có quá trình điều trị khá đơn giản. Tuy nhiên nếu để sang giai đoạn viêm nha chu thì nguy cơ mất răng rất cao.
B: Mất răng
Bạn bị mất răng đã lâu chưa? Nếu không có phương án điều trị thì rất dễ bị xô lệch cả hàm và mất thêm răng đó. Đến gặp nha sĩ ngay nhé.
C: Sâu răng
Hmm… Có vẻ vấn đề "ai cũng gặp phải" này khiến bạn chủ quan đúng không? Sâu răng là tình trạng do một số vi khuẩn tạo axit gây ra. Nếu không xử lý sớm thì nguy cơ mất răng do sâu ăn đến tủy cũng rất lớn nhé.
D: Răng 8 mọc lệch
Đa phần răng 8 mọc khi cung hàm đã phát triển hoàn toàn nên tình trạng mọc lệch rất dễ xảy ra và gây đau nhức, dắt thức ăn, khó vệ sinh, áp xe,... nếu bạn không nhổ bỏ kịp thời.
Độ đồng đều của răng và cung hàm
Một hàm răng đều theo tiêu chuẩn nha khoa ảnh hưởng lớn bởi sự tương quan giữa răng và cung hàm. Nếu cung hàm tròn đẹp, các răng được dàn trải đều trên đường bao quanh cung hàm thì bạn sẽ có nụ cười đẹp hơn.
Đa phần người Việt Nam chưa có thói quen khám răng định kỳ, đặc biệt thời điểm thay răng sữa, dậy thì nên cung hàm và răng không có sự phát triển đồng đều. Đó là lý do rất nhiều người có hàm răng khấp khểnh, thưa, không đúng hàng đúng lối,... Răng bạn thuộc trường hợp nào?
A: Răng thưa
Ngoài vấn đề thẩm mỹ thì những người có hàm răng thưa rất dễ bị mắc thức ăn giữa các kẽ răng. Lâu ngày có thể dẫn đến sâu kẽ và hôi miệng.
B: Răng khấp khểnh
Răng khểnh 1 cái thì vui chứ khểnh nhiều cái thì không nha. Vừa khó vệ sinh, hôi miệng lại hay bị bạn bè trêu là "đồ nhiều răng". Niềng răng sớm để nụ cười tự tin hơn nhé.
C: Răng hô
Vấn đề lớn nhất của răng hô chính là thẩm mỹ. Rất may khuyết điểm này có thể cải thiện bằng phương pháp niềng răng.
D: Răng bình thường
Bạn rất may mắn khi có hàm răng mà nhiều người ao ước đó. Hãy duy trì chăm sóc răng miệng thật tốt nhé.
Màu sắc của răng
Màu răng tự nhiên của mỗi người thường khác nhau, đa phần là màu trắng ngà. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân mà theo thời gian, màu sắc răng có thể chuyển sang màu vàng, nâu hoặc xám.
Màu sắc răng là cách chân thực nhất nói lên sức khỏe răng miệng của bạn. Nếu màu răng bị biến đổi do bệnh lý răng miệng thì bạn không thể tự cải thiện ở nhà mà cần đến nha khoa. Kiểm tra ngay tình trạng răng của mình nhé!
A: Răng nhiễm Fluor
Đây là tình trạng thường gặp khi bạn sử dụng kem đánh răng chưa quá nhiều Fluor hoặc nguồn nước chứa Fluor. Răng nhiễm Fluor thường rất yếu và dễ tổn thương.
Lời khuyên: Tạm ngưng sử dụng kem đánh răng hiện tại và đến nha khoa uy tín thăm khám ngay nhé.
B: Răng nhiễm kháng sinh
Răng bị nhiễm kháng sinh như Tetracycline, Doxycycline, Minocycline thường có màu vàng ố, xám xanh, xám tím,... Với trường hợp nặng, răng có thể bị rỗ và mất đi hình dạng ban đầu.
Lời khuyên: Đến gặp bác sĩ nha khoa nếu bạn không muốn tình trạng nặng hơn nhé!
C: Răng xỉn màu
Nếu tự ti về hàm răng không trắng sáng như mong muốn bạn có thể tìm đến các phương pháp làm trắng tự nhiên hoặc nhờ đến bác sĩ nha khoa nhé.
D: Răng khỏe mạnh
Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp màu sắc răng của bạn có độ trắng tự nhiên.
Gợi ý: Răng trắng rồi thì đừng quên quan tâm đến khớp cắn và độ đồng đều của răng nhé.
Vậy bạn đã biết tình trạng răng của mình như thế nào chưa? Nếu sức khỏe răng miệng chưa tốt thì bạn nên đến một địa chỉ nha khoa uy tín để thăm khám sớm nhé. Chúc bạn sớm có một hàm răng khỏe, đẹp cùng nụ cười tỏa nắng!