Chúng ta từng không ít lần nghe rằng, “Chỉ cần bạn sống tốt, trời xanh ắt sẽ an bài.” Quả thật, chỉ cần bạn sống, chỉ cần bạn sống, bạn tồn tại theo một nhẽ thiện lương, chẳng cần phải làm điều gì đó quá vĩ đại hay đặc biệt, thì bản thân của bạn đã mang giá trị phúc phần của riêng mình.
Tuy rằng, mỗi người đều có những hoàn cảnh lớn lên khác nhau, có người gia đình không trọn vẹn, có người sức khỏe yếu ớt thường ốm đau, lại có người kinh tế nghèo nàn vất vả… Nhưng chỉ riêng việc bạn đang còn tồn tại, đó đã là một loại may mắn.
Giống như khi bạn nhìn vào một tờ giấy trắng với chấm đen ở giữa, thứ bạn tập trung sự chú ý chỉ là chấm đen rất nhỏ, mà không phải tờ giấy trắng chiếm vị trí phần lớn. May mắn của cuộc đời cũng như tờ giấy trắng đó, chúng vẫn luôn hiện hữu xung quanh ta, hoàn toàn có thể đạt được, nhưng tâm trí con người luôn đặc biệt ghi nhớ những chấm đen xui xẻo nhỏ nhặt mỗi ngày.
Khi một người sống tốt, tư duy lạc quan, tự nhiên sẽ thấy phước lành được tích lũy. Ngược lại, nếu người đó chỉ tập trung tới những điều tồi tệ trong lòng thì rất dễ nảy sinh những tâm tư tiêu cực như đố kỵ, ganh ghét, ích kỷ, tư lợi cho bản thân. Về lâu về dài, ảnh hưởng này không chỉ tổn hại lợi ích của người khác, mà phúc khí cá nhân cũng suy tổn theo.
Nên nhớ rằng, may mắn sẽ tới khi chúng ta tin rằng mình may mắn. Có như vậy, dù gặp khó khăn, đối mặt thách thức, chúng ta vẫn tự tin tiến bước và thành công vượt qua. Đặc biệt, với 4 kiểu tư duy sau đây, bạn rất dễ tích lũy phước lành cho bản thân và cả những người xung quanh.
Kiểu thứ nhất: Người lan truyền năng lượng tích cực
Nếu xét về mặt tâm lý, tư duy tích cực là điều giúp cho con người có sự tự tin, để từ đó có thể khám phá ra những tiềm năng vô tận của bản thân. Chính nguồn nội lực bên trong cơ thể và tâm trí có thể giúp người ta không ngừng phát triển, có thêm động lực để đương đầu với nhiều thử thách. Ở phương diện xã hội, tư duy tích cực là nguồn sáng tạo trong mỗi con người. Mỗi người trong xã hội mang một tư duy tích cực sẽ góp phần hình thành một môi trường sống lành mạnh để phát triển mà nuôi dưỡng tài năng.
Lan truyền nguồn cảm hứng, năng lượng tích cực cho mọi người xung quanh là một loại hành vi tốt. Khi bạn trao đi thứ gì, bạn sẽ được nhận lại thứ có giá trị tương đương với nó. Điều này gián tiếp tạo nên một môi trường phát triển lý tưởng. Đây chính là may mắn mà nhiều người tìm kiếm cả đời cũng khó lòng đạt được.
Một mặt, những người có thể truyền năng lượng tích cực trước hết là người có sự tích cực ngay từ bên trong. Khi gặp áp lực và khó khăn, họ luôn sử dụng thái độ lạc quan để đánh giá và tìm cách vượt qua. Phẩm chất kiên cường đáng quý này cũng góp phần thu hút những người thành công, bản lĩnh sẵn lòng giúp đỡ bạn, hay chính là “quý nhân” mà người xưa thường nói.
Kiểu thứ hai: Người hào phóng trao đi những nụ cười
Cười giúp chúng ta xả stress, thoải mái tinh thần cho cả bản thân cũng như mỗi người xung quanh. Dù sao, mọi người cũng muốn kết giao thân thiết với một nhân vật có tính cách dễ chịu, tốt bụng hơn là một kẻ gàn dở, lúc nào cũng phàn nàn hoặc chửi bởi.
Một câu chào niềm nở không là gì nhưng lặp lại hàng ngày thì tin rằng, người khó tính đến mấy cũng phải mỉm cười đáp lại. Giống như người ta vẫn thường nói: Bạn cho đi yêu thương sẽ nhận lại yêu thương, bạn trao đi 1 phần sẽ nhận được lại gấp bội. Theo Phật giáo điều ấy gọi là phước báo.
Nụ cười cũng thể hiện cho sự tôn trọng, một kiểu lịch sự tối thiểu trong phép xã giao cơ bản giữa người với người. Sự chân thành trong đó có thể thúc đẩy, kéo gần các mối quan hệ cá nhân xung quanh. Ai giữ được nụ cười trên môi, người đó có niềm vui, may mắn và hy vọng vào cuộc sống. Một người luôn vui vẻ sẽ có "sức hút" mạnh mẽ, khiến người khác luôn muốn trò chuyện, kết giao.
Kiểu thứ ba: Người hiếu thảo với cha mẹ
Xã hội ngày càng phát triển với những thay đổi tích cực về các giá trị, có thể chữ hiếu hôm nay được hiểu theo nhiều cách khác nhau, mỗi người thể hiện sự hiếu thuận theo hoàn cảnh của mình, nhưng chắc chắn rằng, tính chất của mối quan hệ cha con, mẹ con sẽ không bao giờ thay đổi. Hiếu thảo không chỉ là một danh từ đơn giản mà còn trở thành một “điểm son” trong truyền thống gia đình Á Đông.
Người xưa có câu: “Trăm loại thiện, lấy chữ Hiếu làm đầu.”
Câu này thể hiện rằng, lòng hiếu thảo là điều quan trọng nhất để đánh giá phẩm tính của một người có thiện lương, tốt bụng hay không.
Phải biết rằng, cha mẹ chính là phước lành lớn nhất trên thế giới. Họ trao cho con cái sự sống, nuôi dưỡng đến ngày trưởng thành, dành phần lớn cuộc đời và kinh nghiệm của mình để lo cho con đường con cái về sau.
Nếu một người làm con chỉ biết nhận lấy mà không đáp trả ơn nghĩa mẹ cha thì sẽ được định sẵn là không có phúc khí. Dù gặp khó khăn trắc trở, họ cũng không nhận được sự ủng hộ của các thành viên trong gia đình, thậm chí, bị cấp trên và đồng nghiệp xung quanh đánh giá, chỉ trích.
Kiểu thứ tư: Biết giúp đỡ, dẫn dắt người khác cùng trở nên tốt đẹp hơn
Nhiều nghiên cứu chứng minh, những đứa trẻ mẫu giáo giúp đỡ người khác cuối cùng sẽ thành đạt và kiếm được nhiều tiền hơn hơn những người chỉ biết nhận lại. Học sinh cấp hai giúp đỡ, hợp tác và chia sẻ với bạn bè cũng vượt trội so với các bạn. Và những học sinh cấp 3 tin rằng cha mẹ đánh giá cao sự hữu ích, tôn trọng và tử tế hơn thành tích học tập xuất sắc, thường theo học một trường đại học tốt và có một sự nghiệp thành công hơn...
Có thể thấy rằng, một người sống tử tế không chỉ giàu lòng tốt bụng, mà còn dễ đạt được thành công hơn. Đó chính là điều may mắn trời ban.
Có câu chuyện kể rằng: Năm ấy, cô sinh viên trẻ Hannah Banders đến từ Đại học Pennsylvania (Hoa Kỳ) bỗng dưng bị chẩn đoán mắc phải bệnh ung thư thần kinh Glioma ở tuổi 19. Chi phí phẫu thuật lên tới 70.000 USD khiến cô đau khổ, tưởng chừng phải từ bỏ cuộc sống và ước mơ của mình từ đây.
Trong thời điểm nguy cấp đó, cô đã nghĩ đến việc viết email xin tài trợ của tỷ phú duy nhất mà cô biết địa chỉ hòm thư, dù không ôm nhiều hy vọng. Bất ngờ thay, chỉ 3 ngày sau, cô đã nhận được hồi âm cùng với phương thức nhận lấy số tiền đủ để trang trải toàn bộ viện phí.
Sau đó, ca phẫu thuật của Hannah diễn ra hết sức thành công. Cô được tiếp tục học hành và phấn đấu vì mục tiêu của mình.
Sau này, cô gái trẻ xin vào làm tại chi nhánh của một công ty tài chính nằm ở tầng 97 thuộc tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC). Ngày 11 tháng 9 năm 2001, khi tòa tháp đôi xảy ra tai nạn kinh hoàng, tất cả nhân viên đều hoảng loạn tháo chạy thì cô vẫn không ngại hy sinh bản thân gửi đi bản tài liệu gửi về trụ sở chính của công ty tài chính nằm tại Washington. Đây chính là tài liệu quan trọng quyết định đến vận mệnh công ty của vị tỷ phú đã từng giúp đỡ cô.
Có thể thấy rằng, may mắn không ngẫu nhiên xảy ra mà nó chỉ là kết quả mà bạn xứng đáng để gặt hái, sau mỗi thời điểm chân thành gieo trồng.