3 điều thiệt thòi khi quy định mới về giáo dục chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7

Hoàng Hà (t/h) | 07-04-2020 - 15:31 PM

(Tổ Quốc) - Ngày 1/7/2020 là thời điểm Luật Giáo dục 2019, Luật cán bộ, công chức và Luật Viên chức chính thức có hiệu lực thi hành.

1. Không tuyển dụng giáo viên có bằng trung cấp 

Hiện nay, trình độ chuẩn của giáo viên các cấp đang được quy định tại Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi năm 2009.

Theo đó, điều 77 Luật này nêu rõ: Giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học: Có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm; Giáo viên trung học cơ sở: Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm; Giáo viên trung học phổ thông: Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm; Giảng viên cao đẳng, đại học: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm…

3 điều thiệt thòi lớn nhất với giáo viên khi Luật Giáo dục mới chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7 - Ảnh 1.

Không tuyển dụng giáo viên có bằng trung cấp từ 1/7 (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, khi Luật Giáo dục năm 2019 chính thức có hiệu lực từ 1/7/2020 thì không còn nữa.

Ở “Điều 72. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:

a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;

b) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.

Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;

c) Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;

d) Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp”.

Do đó, từ 1/7/2020, trình độ tối thiểu của giáo viên các cấp là bằng cao đẳng sư phạm. Đồng nghĩa với đó là sắp tới bằng trung cấp sư phạm sẽ không còn được chấp nhận.

2. Chỉ còn 3 trường hợp giáo viên được hưởng chế độ "viên chức suốt đời"

Cụ thể, theo Luật cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019, viên chức được tuyển dụng từ ngày 1/7/2020 phải ký hợp đồng làm việc xác định thời hạn, trừ 3 trường hợp sau đây viên chức vẫn được ký kết hợp đồng làm việc không xác định thời hạn:

- Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2020;

- Cán bộ, công chức chuyển thành viên chức theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 58 Luật Viên chức 2010;

Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

3 điều thiệt thòi lớn nhất với giáo viên khi Luật Giáo dục mới chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7 - Ảnh 2.

Chỉ còn 3 trường hợp giáo viên được hưởng chế độ "viên chức suốt đời" (Ảnh minh họa)

3. Giáo viên không còn được hưởng phụ cấp thâm niên

Điều 76 Luật Giáo dụ‌c 2019 cũng đã bỏ phụ cấp thâm niên nghề ra khỏi các chế độ dành cho giáo viên.

Theo đó, từ ngày 01/7/2020, giáo viên sẽ được xếp lương phù hợp với vị trí việc làm và lao động nghề nghiệp; được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề theo quy định của Chính phủ.

Theo Nghị định 113/2015/NĐ-CP thì phụ cấp đặc thù được áp dụng đối với nhà giáo dạy tích hợp, nhà giáo là nghề nhân, người có trình độ kỹ năng nghề cao dạy thực hành trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

Như vậy, những giáo viên hiện nay đang được hưởng phụ cấp thâm niên, kể từ 01/7/2020 sẽ không còn được hưởng khoản phụ cấp này nữa.

>> Xem thêm: Hàng loạt quy định mới về giáo dục có hiệu lực thi hành từ tháng 3/2020 

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM

Marketing - ngành học chưa bao giờ hạ nhiệt

Trong nền kinh tế hội nhập, doanh nghiệp nào cũng cần đến bộ phận Marketing để định vị chỗ đứng trên thị trường kinh doanh và kết nối khách hàng rộng rãi. Một nhãn hàng mỹ phẩm mới ra mắt hay một thương hiệu trà sữa muốn giới thiệu món uống mới thành công đều cần từng bước phân tích đến xây dựng chiến lược khéo léo, sáng tạo.