1 điểm chung của những người trẻ có sự nghiệp thăng tiến: 3 tháng làm việc ‘ăn đứt’ các ‘bố già’ công sở

Đình Trọng | 26-05-2022 - 09:27 AM

(Tổ Quốc) - Làm việc chăm chỉ thể hiện việc bạn hết lòng vì công việc, trong khi lãnh đạo đánh giá một người có thể được trọng dụng hay không phụ thuộc vào biểu hiện của người đó có vượt quá sự mong đợi của anh ta hay không.

Nhiều công nhân viên chức phàn nàn rằng:

Tại sao tôi làm việc chăm chỉ 5, 6 năm rồi vẫn chưa được sếp trọng dụng. Vậy mà mấy thế hệ 9x mới vào công ty được ba tháng đã có thể trở thành trưởng phòng?

Trên thực tế, làm việc chăm chỉ thể hiện việc bạn hết lòng vì công việc, trong khi lãnh đạo đánh giá một người có thể được trọng dụng hay không phụ thuộc vào biểu hiện của người đó có vượt quá sự mong đợi của anh ta hay không.

Bài viết này sẽ chia sẻ với bạn làm thế nào để vượt quá mong đợi của lãnh đạo và được trọng dụng?

1. Làm việc được 5 năm, nhưng lại không có tên trong danh sách thăng chức

Trong năm làm việc thứ năm, Phương đã lên kế hoạch nhảy việc. Khi một người bạn hỏi lý do, Phương giận dữ phàn nàn:

Trước lễ nghỉ Tết năm nay, công ty công bố danh sách nhân sự mới được thăng chức, tôi đã làm việc ở đây được 5 năm, vậy mà lần nào cũng không có tôi trong danh sách! Nhưng không có tôi thì cũng thôi đi, dựa vào cái gì mà những "người trẻ tuổi" mới đến chưa đầy một năm có thể thăng lên làm trưởng phòng cơ chứ?

Một người bạn hỏi anh ấy: Cậu hy vọng mình sẽ được thăng chức lên vị trí nào?

Phương ấm ức: Tôi đã làm việc được 5 năm, ít nhất cũng có thể làm trưởng phòng!

Người bạn tiếp tục hỏi: Cậu nghĩ mình có những ưu điểm gì để có thể được đề bạt vào vị trí này?

Phương nói rất tự tin:

Xét về thời gian gắn bó thì 5 năm thanh xuân không phải là ngắn đúng không?

Về trình độ học vấn, tôi tốt nghiệp loại giỏi, cũng không tệ mà.

Về khả năng, tôi thường xuyên tăng ca làm thêm giờ, không lười biếng.

Trước khi đợi bạn mình trả lời, Phương tiếp tục nói:

Tôi nghĩ rằng phong thủy luân chuyển, bốn mùa luân phiên, xét đến năm nay cũng nên đến lượt tôi thăng chức rồi. Kể cả luận về thâm niên, thì cũng nên tới tôi rồi, chưa kể, tôi tự nhận thấy rằng năng lực tổng thể của mình cũng không tệ.

Sau khi nghe Phương nói xong, người bạn hỏi lại: "Vậy thì...trong số những phẩm chất ưu tú của cậu, cậu nghĩ những phẩm chất nào sẽ được sếp coi trọng nhất?"

Phương nói ngập ngừng: "Ừm...Để tôi nghĩ xem..."

Sau đó người bạn hỏi tiếp: Những đồng nghiệp được thăng chức lần này có những phẩm chất gì nổi bật?

Phương càng do dự không đáp.

Trường hợp này cho chúng ta biết:

Nhiều người cho rằng chỉ cần có thái độ làm việc chăm chỉ, kỹ năng chuyên môn giỏi, và tích lũy nhiều năm kinh nghiệm thì chắc chắn sẽ có cơ hội thăng tiến. Nhưng trên thực tế, những hành vi này chỉ có thể đáp ứng được kỳ vọng cơ bản của sếp đối với vị trí đó mà thôi, nên dù trôi qua bao lâu thì họ vẫn chỉ có thể giữ nguyên vị trí ban đầu và không được tăng lương.

Vậy những người được thăng chức họ đã làm những gì? Hãy xem trường hợp dưới đây.

1 điểm chung của những người trẻ có sự nghiệp thăng tiến: 3 tháng làm việc ‘ăn đứt’ các ‘bố già’ công sở - Ảnh 1.

2. Học cách vượt quá mong đợi và làm tốt cả những điều nhỏ nhặt

Vệ Triết, cựu chủ tịch của Alibaba, bắt đầu công việc đầu tiên với tư cách thư ký cho Quản Kim Sinh, tổng giám đốc của công ty Chứng khoán Vạn Quốc. Quản Kim Sinh yêu cầu rất cao đối với cấp dưới của mình, có rất ít thư ký của ông giữ chức vị được quá một năm.

Nhưng Vệ Triết không chỉ ở lại làm việc được với Quản Kim Sinh mà còn từ thư ký trở thành phó tổng giám đốc của Trụ sở quản lý tài sản của công ty chứng khoán Vạn Quốc.

Bí quyết thành công của ông thực ra không hề khó:

Làm việc vượt quá mong đợi của sếp và làm tốt cả những việc nhỏ.

Vệ Triết tốt nghiệp Đại học Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải, vì vậy ngay từ đầu, ông đã phụ trách các công việc phiên dịch. Ngoài ra, ông còn chịu trách nhiệm cắt những tin tức trọng điểm trên báo lại đưa cho Quản Kim Sinh.

Trong mắt người khác, hành động cắt báo là một loại công việc chẳng có yêu cầu kỹ thuật gì, nhưng Vệ Triết đã làm cho nó khác đi. Ông chú ý đến sở thích đọc báo của sếp, sau đó tập trung vào việc phân loại và cắt những phần đúng trọng điểm, đúng sở thích.

Khi in tài liệu, ông cũng điều chỉnh phông chữ, kích thước theo thói quen và sở thích của sếp. Thậm chí còn biết chính xác khi nào nên thay trà, khi nào thì nên châm thêm trà cho sếp... Sau đó, Quản Kim Sinh liên tiếp giao cho ông một số nhiệm vụ quan trọng, chẳng hạn như viết báo cáo và bài phát biểu.

Sau hai năm làm thư ký, ông được thăng chức làm phó tổng giám đốc của Trụ sở quản lý tài sản chứng khoán Vạn Quốc.

Từ trường hợp của Vệ Triết, chúng ta có thể nhận được một số gợi mở:

Làm những việc đơn giản lặp đi lặp lại, làm một cách có tâm nhất và vượt quá sự mong đợi của sếp về công việc đó thì mới có thể thu hút sự chú ý của họ.

1 điểm chung của những người trẻ có sự nghiệp thăng tiến: 3 tháng làm việc ‘ăn đứt’ các ‘bố già’ công sở - Ảnh 2.

Vậy, là một nhân viên, làm thế nào để bạn có thể vượt quá mong đợi của sếp? Có hai cách để tham khảo sau đây:

 1. Hiểu rõ sếp của bạn muốn gì

Khi sếp của bạn nói với bạn: Tháng tới chúng ta sẽ chuẩn bị một dự án IoT (Internet Vạn Vật) mới, cậu có ý tưởng gì không?

Nếu bạn trả lời như thế này: Thưa ông chủ, hiện tại chúng ta không có đủ nhân sự, công nghệ và kinh phí. Tôi nghĩ khả năng thúc đẩy được dự án là rất nhỏ.

Câu trả lời như vậy chắc chắn sẽ không làm sếp hài lòng. Bởi vì khi sếp nói rằng ông ấy sẽ bắt đầu một dự án mới, ông ấy không muốn nghe bạn phân tích những khó khăn, mà muốn nghe từ bạn cách bạn định thúc đẩy vấn đề này tiến về phía trước như thế nào.

Vì vậy, trước khi nói hoặc hành động, bạn phải hiểu rõ ràng rằng cái sếp của bạn đang muốn được nghe, được nhận nhất là gì.

2. Đã cam kết thì phải làm được

Khi bạn đã cam kết công việc, bạn phải lấy mục tiêu hoàn thành làm định hướng và cố gắng bàn giao công việc nhanh nhất có thể.

Nhiều người luôn mong muốn không ngừng hoàn thiện công việc trong tay, đồng thời trau dồi bản thân, để có thể đưa ra câu trả lời tốt nhất cho sếp. Nhưng kết quả thường là, không chỉ chậm trễ thời gian bàn giao công việc, mà còn đắm chìm trong nỗ lực của bản thân rồi tự mình cảm động sâu sắc với những gì bỏ ra.

Trên thực tế, sếp của bạn tuyển dụng bạn để hoàn thành công việc. Bất kể bạn cải thiện dự án và cải thiện bản thân thế nào, thì chỉ cần trễ deadline, đối với sếp điều đó có nghĩa là bạn không đủ năng lực.

Vì vậy, trong công việc, hãy nhớ rằng một khi đã cam kết thì đúng với deadline là quan trọng nhất, quá trình chỉ là trách nhiệm của bạn, còn kết quả mới là điều sếp mong muốn nhất.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM