• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Thế giới đang phát triển gia tăng sức ép tại đàm phán đa dạng sinh học LHQ

Thế giới 15/12/2022 10:27

(Tổ Quốc) - Các cuộc đàm phán của Liên hợp quốc (LHQ) về đa dạng sinh học ở Montreal vào thứ Tư (14/12) đã tập trung vào vấn đề gai góc là các nước giàu sẵn sàng chi bao nhiêu tiền để bảo vệ sự đa dạng sinh học còn lại của thế giới.

Theo AFP, tương lai của hành tinh đang bị đe dọa và liệu loài người có thể đẩy lùi sự phá hủy môi trường sống, ô nhiễm và khủng hoảng khí hậu, những nguyên nhân đang dẫn đến sự tuyệt chủng hàng loạt lần thứ sáu của các loài động thực vật hay không. Đây là những vấn đề được các nhà đàm phán đặc biệt nhấn mạnh tại cuộc đàm phán của Liên hợp quốc (LHQ) về đa dạng sinh học.

Người phát ngôn của Liên hợp quốc David Ainsworth cho biết: "Các nhà đàm phán đã làm việc đến tận đêm thứ Ba, nhưng "bầu không khí trở nên xấu đi khi nhóm bắt đầu thảo luận về các khái niệm, đặc biệt là đề xuất về nguồn cho quỹ đa dạng sinh học toàn cầu (GBF)".

Khó khăn về tài chính

GBF là một công cụ tài chính mới được các quốc gia có thu nhập thấp hướng đến để giúp họ, ví dụ, như trong việc thiết lập các khu bảo tồn biển hoặc trên cạn và thực hiện các kế hoạch hành động về đa dạng sinh học.

Thế giới đang phát triển gia tăng sức ép tại đàm phán đa dạng sinh học LHQ - Ảnh 1.

Hội nghị đa dạng sinh học của Liên hợp quốc đang kêu gọi tài trợ cho các nỗ lực bảo vệ sinh thái, đặc biệt là cho các nước nghèo. Ảnh: CNA/Canadian Press.

Nước Chủ tịch hội nghị là Trung Quốc đã tổ chức một cuộc họp kéo dài hàng giờ với các trưởng đoàn vào thứ Tư để giải quyết các vấn đề về đàm phán kỹ thuật về các vấn đề khác, mặc dù vấn đề tài chính vẫn chưa được giải quyết.

"Các vùng đất của chúng tôi có hầu hết sự đa dạng sinh học của thế giới", một tuyên bố của Brazil cho biết, đồng thời nói thêm rằng các cơ chế tài chính hiện tại không đáp ứng được nhiệm vụ bảo vệ đa dạng sinh học.

Brazil, quốc gia cũng thay mặt cho một số quốc gia đang phát triển khác, bao gồm cả Nhóm châu Phi, nói thêm rằng quỹ mới sẽ cung cấp 100 tỷ USD hàng năm, tương đương 1% GDP toàn cầu, cho đến năm 2030.

Các dòng tài chính từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển cho đa dạng sinh học hiện được ước tính vào khoảng 10 tỷ USD/năm.

Các quốc gia giàu có nói rằng họ muốn cải cách các cơ chế tài chính hiện có và tận dụng nhiều nguồn tài trợ hơn từ khu vực tư nhân.

Quá trình đối thoại đã xấu đi trước thềm đàm phán cấp cao giữa các bộ trưởng môi trường của 196 thành viên tại hội nghị thượng đỉnh Montreal, được gọi là COP15, bắt đầu vào ngày /12 và dự kiến kéo dài đến ngày 19/12.

Bà Masha Kalinina của Quỹ The Pew Charitable Trusts nói với AFP: "Sự khó khăn diễn ra đêm qua là tín hiệu cho thấy thời điểm then chốt trong các cuộc đàm phán quan trọng của chúng tôi. Điều này thu hút sự chú ý đối với cuộc đàm phán và đặc biệt là khi các nhà lãnh đạo sẽ đến vào hôm nay và ngày mai. Vì vậy, chúng tôi đang nín thở chờ đợi."

Brian O'Donnell, giám đốc Chiến dịch vì Thiên nhiên, nói với các phóng viên: "Nếu chúng ta muốn tìm một nguồn tài chính tăng cường cho đa dạng sinh học, thì rất đơn giản: Hãy đánh thuế đối với những công ty đã gây tổn thất đa dạng sinh học, chủ yếu là dầu, các công ty khí đốt và các công ty khai thác mỏ."

Thời gian không còn nhiều

Quá trình đàm phán này có hơn 20 mục tiêu, bao gồm cam kết nền tảng để bảo vệ 30% đất và biển của thế giới vào năm 2030, loại bỏ trợ cấp đánh bắt và nông nghiệp có hại, giải quyết các loài xâm lấn và giảm sử dụng thuốc trừ sâu.

Khoa học cho thấy thời gian không còn nhiều. Ước tính có khoảng một triệu loài đang bị đe dọa tuyệt chủng, một phần ba diện tích đất liền trên thế giới bị suy thoái, bao gồm suy giảm khả năng sản xuất của đất, trong khi ô nhiễm và khủng hoảng khí hậu đang phá hủy các hệ sinh thái biển.

Ngoài vấn đề ý thức và đạo đức, còn có câu hỏi về lợi ích của con người: giá trị kinh tế 44 nghìn tỷ USD, hơn một nửa tổng GDP của thế giới, đang phụ thuộc vào thiên nhiên và các tiện ích từ thiên nhiên.

Tuy nhiên, hội nghị thượng đỉnh này đã không thu hút được mức độ chú ý như hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên Hợp Quốc được tổ chức tại Ai Cập vào tháng 11, nơi quy tụ hơn một trăm nhà lãnh đạo thế giới.

Cuộc họp đang được tổ chức tại Canada nhưng do Trung Quốc chủ trì, quốc gia không đăng cai tổ chức vì các quy tắc nghiêm ngặt về COVID-19. Nhà lãnh đạo thế giới duy nhất đã tới là Thủ tướng Canada Justin Trudeau.

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ