Năm Canh Tý 2020 đã gõ cửa nhân gian. Tết mang đến điều mới, Xuân mang đến niềm vui. Đất trời và con người cùng tạo nên một bức tranh không chỉ đa dạng màu sắc mà còn đậm đà hương vị thơm ngon. Đi cùng với những điều tuyệt vời còn là ước vọng tốt lành của con người được gửi gắm vào từng cử chỉ, lễ nghi.

Người người nhà nhà cầu may. Nhưng đó chẳng phải mê tín, mà là kinh nghiệm, là ấn tượng của bao đời truyền lại. Nhìn rộng ra, những phong tục tập quán lấy may đã được duy trì và không ngừng phát triển xuyên suốt chặng dài lịch sử. Đâu đó, người ta còn thấy được sự lạc quan, yêu đời của người Việt Nam. Rằng chúng ta luôn tin tưởng vào một năm mới an lành, gặp nhiều niềm vui, hạnh phúc.

Phong tục lấy may đầu năm: Nét đẹp văn hoá ngàn đời hay câu chuyện người Việt Nam luôn tin tưởng vào một tương lai tươi sáng - Ảnh 1.

Người châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng rất coi trọng Tết Nguyên đán. Chữ “Tết" là từ “Tiết" mà ra, biểu hiện cho một khởi đầu, biến chuyển khí hậu thiên nhiên hay một chặng sinh hoạt mới. Theo năm tháng, “Tiết" được đọc là “Tết" với hàm ý vui vẻ, hoan hỉ và tốt lành. Người ta quan niệm, để giữ vững sự an yên suốt một năm, ngay từ những ngày đầu đã cần phải được chú ý để rước may về và xua đuổi điều xấu đi.

Chẳng rõ từ bao giờ những phong tục tập quán lấy may đầu năm được sinh ra, chỉ biết chúng chính là toàn bộ hoạt động sống của con người được hình thành và ổn định một cách nề nếp. Con người truyền tai nhau từ người này sang người kia, rồi từ cộng đồng này sang cộng đồng kia. Cuối cùng tất cả như một thể thống nhất đều tập trung để làm theo một quy chuẩn dân gian. Đó là cách phong tục tập quán lấy may hình thành.

Và bởi phong tục lấy may được xem như một nét đẹp văn hoá, nên nó rất thiêng liêng và mang tính lan toả. Chẳng phải ngẫu nhiên mà một đứa trẻ, hay một người ngoại quốc sẽ biết chắp tay khi vào chùa. Cũng chẳng ngẫu nhiên mà cứ đến ngày Giao thừa người ta lại chuẩn bị mâm ngũ quả và cơm cúng thịnh soạn dâng lên tổ tiên. Hay đầu năm mới trao lì xì đỏ cho nhau, trao cả những lời hay ý đẹp với mong ước năm nay mình sẽ được như vậy.

Phong tục lấy may đầu năm: Nét đẹp văn hoá ngàn đời hay câu chuyện người Việt Nam luôn tin tưởng vào một tương lai tươi sáng - Ảnh 2.

“Ngũ" là số 5, để chỉ nhiều nét nghĩa khác nhau như ngũ hành, ngũ vị, ngũ tạng, ngũ sắc… Trong khi đó, “Quả" là để chỉ kết quả, sự sung túc dồi dào đơm hoa kết trái. Mỗi người khác nhau sẽ có những cách thức chọn quả với ý nghĩa khác nhau, cốt là để dâng lên bàn thờ tổ tiên cầu mong sự may mắn, đủ đầy.

Với người miền Bắc, họ hay chọn các loại trái cây như chuối xanh - biểu tượng của mùa xuân, của bàn tay che chở và nắm bắt thời cơ. Ngoài ra còn có quả Phật thủ, quả bòng để cầu mong phúc lộc tràn trề. Hay như cam, quýt, roi, đào… đều biểu trưng cho các hành kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ khác nhau.

Phong tục lấy may đầu năm: Nét đẹp văn hoá ngàn đời hay câu chuyện người Việt Nam luôn tin tưởng vào một tương lai tươi sáng - Ảnh 3.

Còn với người miền Nam, loại quả chính được họ chọn lựa bày trên mâm ngũ quả là mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài. Sở dĩ như vậy là bởi nếu đọc lái đi sẽ thành "cầu vừa đủ xài" - ước mong một năm mới sung túc, đủ đầy, ấm no và bình yên. Ngoài ra, họ còn thường chọn thêm loại quả trang trí đẹp mắt và kỳ công như dưa hấu, đào tiên, táo…

Phong tục lấy may đầu năm: Nét đẹp văn hoá ngàn đời hay câu chuyện người Việt Nam luôn tin tưởng vào một tương lai tươi sáng - Ảnh 4.

Từ những năm xa xưa của thế kỷ trước, trong ký ức của bao người hẳn sẽ không quên được cứ đêm 30 hay rạng sáng mùng 1, sau khi cúng Giao thừa, cả nhà lại rủ nhau đi hái lộc. Hướng xuất hành khi đi ra khỏi ngõ cũng cần được lựa kỹ, mà phải là hướng Đông mới “chuẩn bài". Nếu thấy một bụi cây nào đó trong tầm với thì nhẹ tay bẻ một cành nhỏ đem về nhà cắm trong bình.

Phong tục lấy may đầu năm: Nét đẹp văn hoá ngàn đời hay câu chuyện người Việt Nam luôn tin tưởng vào một tương lai tươi sáng - Ảnh 5.

Khi lựa cành bẻ phải là những cành lá nhỏ, non và có lộc nhú để biểu thị phúc đức đang trồi lên từng ngày. Phong tục này phải được làm nhanh chóng, đòi hỏi gia chủ không đi quá xa cũng không đi quá lâu. Hơn cả, ý nghĩa không chỉ nằm trong sự tràn trề của cành lá mà còn là tình cảm gia đình dạt dào. Cha mẹ, con cái đi cùng nhau hái lộc, tất cả đoàn tụ chở yêu thương và may mắn về nhà.Phong tục lấy may đầu năm: Nét đẹp văn hoá ngàn đời hay câu chuyện người Việt Nam luôn tin tưởng vào một tương lai tươi sáng - Ảnh 6.

Phong tục lấy may đầu năm: Nét đẹp văn hoá ngàn đời hay câu chuyện người Việt Nam luôn tin tưởng vào một tương lai tươi sáng - Ảnh 7.

Phong tục này xuất hiện tại thời phong kiến ở vùng nông thôn, khá cổ mà vô cùng thú vị. Một người được chỉ định sẵn sẽ đi từ đầu làng đến cuối làng và rao lớn “Ai mua dại không? Ai mua ngốc không? Mua thì ra mà mua!” Tuy vậy nhưng người đặc biệt này không vào nhà bất cứ ai, cũng như không ai được ra tiếp chuyện với anh ta. Hoàn thành nhiệm vụ là khi người này đã đi về cuối làng. Vậy có nghĩa chẳng ai phải mua cái dại, cái ngốc vào thân. Một năm mới sẽ thật nhiều yên ổn, may mắn đối với toàn bộ dân trong làng ấy.

Phong tục lấy may đầu năm: Nét đẹp văn hoá ngàn đời hay câu chuyện người Việt Nam luôn tin tưởng vào một tương lai tươi sáng - Ảnh 8.

Đây được xem như một hình thức khác của lì xì mừng tuổi. Trẻ em của một vùng sẽ tập hợp thành đoàn và được gọi với cái tên rất đáng yêu “xúc xắc xúc xẻ". Trong đó từng em bé sẽ mang ống tre đựng tiền, lắc lên mỗi khi đến nhà của một ai đó rồi hát reo vang:

Phong tục lấy may đầu năm: Nét đẹp văn hoá ngàn đời hay câu chuyện người Việt Nam luôn tin tưởng vào một tương lai tươi sáng - Ảnh 9.

Nhà nào mà được trẻ em hát vậy sẽ rất may mắn và họ cũng cảm thấy vui vẻ khi nhận được cách chúc năm mới độc đáo. Họ sẽ lì xì tiền cho trẻ em như một cách để trao đi, nhân lên phúc báu.

Phong tục lấy may đầu năm: Nét đẹp văn hoá ngàn đời hay câu chuyện người Việt Nam luôn tin tưởng vào một tương lai tươi sáng - Ảnh 10.

Vào những năm đầu của thế kỷ trước, người lớn đặc biệt là dân Hà Thành có một truyền thống lấy may dịp năm mới mà cũng kết hợp với giải trí - đó là bói tuồng. Những ngày trước Tết ảm đạm để rồi bừng lên vào chiều mùng 1 là sân khấu có đèn thắp sáng, trống chiêng inh ỏi, biển quảng cáo lung linh. Họ vừa thưởng thức nghệ thuật mà cũng nóng lòng để suy đoán vận mệnh năm mới sẽ may rủi ra sao. Bói tuồng đầu xuân còn được ví như cô gái cầm quyển truyện Kiều của Nguyễn Du mà xin quẻ - gọi là bói Kiều. Ngày xuân năm mới, người lớn thường thích ăn diện đẹp, ra bờ hồ chụp vài tấm ảnh kỷ niệm và không quên thưởng thức bói tuồng như một phong tục lấy may đầu năm.

Phong tục lấy may đầu năm: Nét đẹp văn hoá ngàn đời hay câu chuyện người Việt Nam luôn tin tưởng vào một tương lai tươi sáng - Ảnh 11.

Chúng ta đang sống những ngày tháng đầu của năm 2020, khi hát sắc bùa, hái lộc đầu xuân hay bói tuồng dường như đã biến mất hoàn toàn. Một phần là bởi công nghệ phát triển hơn, con người sống hiện đại hơn và đâu đó lãng quên những nét giản dị trong tục lấy may. Trẻ em ngày nay không cần hát vẫn sẽ nhận được phong bao lì xì, hay chẳng còn mấy người cảm nhận được nét đẹp của bói tuồng. Ngoài ra, như tục hái lộc đầu xuân còn bị xem như rước ma quỷ về nhà bởi có quan niệm cho rằng ẩn trong mỗi cành cây là một linh hồn còn sót lại.

Tuy nhiên, cũng chẳng nên lấy thế làm buồn, vả lại phong tục lấy may đầu năm vẫn cứ thế mà được phát triển sâu hơn, đa dạng hơn theo nhiều khía cạnh khác.

Phong tục lấy may đầu năm: Nét đẹp văn hoá ngàn đời hay câu chuyện người Việt Nam luôn tin tưởng vào một tương lai tươi sáng - Ảnh 12.

Bởi muối hay vôi đều đại diện cho nguyên tố diệt trừ ma quỷ, thói hư tật xấu và bất trắc con người gặp trong đời. Hơn thế nữa, phong tục này còn thể hiện ước muốn năm mới sẽ thật mặn mà, sâu sắc.

Phong tục lấy may đầu năm: Nét đẹp văn hoá ngàn đời hay câu chuyện người Việt Nam luôn tin tưởng vào một tương lai tươi sáng - Ảnh 13.

Xưa kia người ta còn gọi xông nhà với cái tên hơi thô là “đạp đất". Ai cũng tin rằng người đầu tiên bước vào nhà mình năm mới sẽ là một nhân tố đại diện cho vận mệnh gia chủ. Thông thường người ta sẽ tính tuổi hợp với chủ nhà và hợp với cả linh vật của năm. Ngoài ra, người xông nhà còn nên là người nhanh nhẹn, hoạt bát, tài giỏi, phúc báu và tài vận tràn trề. Tuyệt đối không nên là người vừa trải qua biến cố, đại tang, ốm đau…

Phong tục lấy may đầu năm: Nét đẹp văn hoá ngàn đời hay câu chuyện người Việt Nam luôn tin tưởng vào một tương lai tươi sáng - Ảnh 14.

Một phong tục khác không thể không nhắc đến là đi lễ chùa cầu may, cầu bình an. Phật cho lòng ta thanh thản, cho một niềm tin mãnh liệt, cho Thiện - Lành - Đức để không tham sân si và gặp nhiều may mắn.

Phong tục lấy may đầu năm: Nét đẹp văn hoá ngàn đời hay câu chuyện người Việt Nam luôn tin tưởng vào một tương lai tươi sáng - Ảnh 15.

Ngoài ra còn có tục xin chữ của ông đồ hay khai bút đầu năm giờ Hoàng đạo - đó đều là những hoạt động ý nghĩa với những ai đi học, đi làm. Họ tin rằng nếu làm theo lệ, trong năm tới đường học hành, sự nghiệp sẽ nở hoa, phấn chấn và gặp quý nhân phù trợ.

Phong tục lấy may đầu năm: Nét đẹp văn hoá ngàn đời hay câu chuyện người Việt Nam luôn tin tưởng vào một tương lai tươi sáng - Ảnh 16.

Hiện đại hơn một chút thì có thể là đi du lịch cùng cả nhà. Nghe có vẻ xa lạ nhưng trong những năm gần đây, có nhiều hộ gia đình lựa chọn cùng nhau để khám phá những vùng đất mới. Đây vừa là cơ hội để mở mang tri thức khai sáng bản thân, vừa là dịp cả nhà quây quần bên nhau.

Phong tục lấy may đầu năm: Nét đẹp văn hoá ngàn đời hay câu chuyện người Việt Nam luôn tin tưởng vào một tương lai tươi sáng - Ảnh 17.

Đặc biệt hơn, có một việc làm chắc chắn đem lại cho bạn may mắn lẫn niềm vui, đó chính là ăn mì Hảo Hảo. Thoạt nghe tưởng vô lý nhưng lại rất thuyết phục. Ai cũng biết, những đồ ăn truyền thống mùa Tết như bánh chưng, miến, thịt gà, giò chả… sẽ nhanh chóng khiến chúng ta ngán tận họng. Vì thế mì được xem như giải pháp cứu cánh chuyện ăn uống. Hơn nữa, Hảo Hảo còn là thương hiệu mì gắn liền với đời sống của biết bao gia đình Việt. Cả nhà đều vui vẻ ăn mì siêu tiện lợi mà vẫn ngon lành.

Không chỉ dừng lại ở đó, mỗi năm Tết đến xuân về, Hảo Hảo đều có những chương trình khuyến mãi khác nhau như một món quà may mắn dành cho người tiêu dùng. Năm Canh Tý 2020 này, với chương trình khuyến mãi “Ăn Hảo Hảo, giàu điên đảo”, sẽ là cơ hội để chúng ta nhận được những phần quà siêu hấp dẫn, siêu giá trị.   

Phong tục lấy may đầu năm: Nét đẹp văn hoá ngàn đời hay câu chuyện người Việt Nam luôn tin tưởng vào một tương lai tươi sáng - Ảnh 18.

Cụ thể hơn, từ 7h ngày 2/12/2019 đến 19h ngày 29/4/2020, chỉ cần tìm thấy tem cào trong bất kì gói mì Hảo Hảo có in logo khuyến mãi của chương trình, người dùng có cơ hội trúng các giải thưởng hấp dẫn. Tổng cộng 20.440 phiếu thưởng tương đương với 20.440 sản phẩm khuyến mãi đã sẵn sàng đến tay người dùng!

Vừa ăn ngon, vừa trúng quà to, quả thật cũng là một cách lấy may bất ngờ trong dịp năm mới.

A.D
Song Kim
B.
Theo Trí Thức Trẻ