Chỉ cần gõ dòng chữ "nghèo sang chảnh" lên thanh tìm kiếm, hàng ngàn kết quả hiện ra, phần lớn lên án xu hướng chi tiêu vượt quá thu nhập của giới trẻ. Điều này vô hình trung tạo nên cái nhìn tiêu cực về cách thức chi tiêu của người trẻ hiện nay, khiến không ít người có định kiến rằng: "Tụi trẻ bây giờ hoang phí thật!"
Tuy nhiên, các số liệu thống kê lại chỉ ra điều ngược lại. Theo khảo sát của The Standard, 79% Gen Z được phỏng vấn cho biết tiết kiệm là mục tiêu tài chính hàng đầu của họ, trong khi mục tiêu tăng thu nhập chỉ đứng thứ hai với 78% phản hồi.
Bên cạnh đó, các bài chia sẻ trên mạng xã hội về xu hướng "tiết kiệm ồn ào" cũng thu hút hàng triệu lượt xem từ các bạn trẻ. Không chỉ dừng lại ở việc hạn chế mua sắm hay tiết kiệm chi phí sinh hoạt, nhiều bạn còn cắt giảm luôn cả chi phí di chuyển hàng ngày.
Là một trong số những bạn trẻ thuộc lứa tuổi GenZ, Hải Yến (22 tuổi, Hà Nội) lý giải cho xu hướng này rằng do bản thân đã là sinh viên năm cuối nên luôn cố gắng để hạn chế phụ thuộc vào bố mẹ.
"Nhiều người bảo tiền xăng xe có đáng là bao mà phải dè sẻn thế? Nhưng sinh viên năm cuối như bọn mình thường vừa đi học vừa đi làm, đi lại nhiều, còn vào các khung giờ cao điểm, xăng xe sao mà không tốn được. Mỗi tháng tiết kiệm hơn 100 - 200 nghìn đồng tiền xăng xe đi lại cũng thực sự đáng quý", Hải yến cho biết.
Hải Yến cũng hào hứng bật mí "tuyệt chiêu" tiết kiệm của mình đó là đã chuyển trọ đến gần trường để tiết kiệm tiền xăng xe. Khi cần đi xa, cô nàng sẽ chọn các phương tiện công cộng như xe buýt, tàu điện. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi Hải Yến phải lên kế hoạch cẩn thận và chịu đựng với tình trạng đông đúc, trễ chuyến vào giờ cao điểm", Yến nói.
Khác với Hải Yến, Thanh Tuấn (24 tuổi, nhân viên kinh doanh tại Hà Nội) lại chọn cách tiết kiệm chi phí di chuyển bằng phương pháp "truyền thống" hơn đó là sử dụng xe đạp.
"Nhà mình gần công ty nên mình quyết định đạp xe đi làm từ tháng trước, coi như thay cho việc tập thể dục, tốt cho "cột sống" dân văn phòng. Dù đạp xe vào giờ cao điểm giữa mùa hè nóng nực khiến mình toát mồ hôi, nhưng nhờ sự ủng hộ của đồng nghiệp, mình đã duy trì thói quen này hơn 3 tháng", Tuấn tiết lộ.
Đặc biệt, trong thời đại công nghệ, nhiều Gen Z lựa chọn "kết thân" với các ứng dụng để tiết kiệm chi phí di chuyển. Lâm Anh (23 tuổi, TP.HCM) chia sẻ: "Gọi xe trên các ứng dụng bây giờ không chỉ dễ dàng mà giá cả cũng rất vừa túi tiền. Các ưu đãi, dịch vụ giá rẻ và tính năng mới giúp tụi mình tiết kiệm hơn. Ví dụ như Grab có GrabBike Tiết Kiệm và GrabCar Tiết Kiệm, mình dùng vài tháng nay thấy rất ưng, rẻ mà vẫn đảm bảo nhanh chóng, tiện lợi".
Huy Trần (25 tuổi, Hà Nội) cũng đồng tình: "Gần đây, mình thường sử dụng dịch vụ GrabBike Tiết Kiệm hay GrabCar Tiết Kiệm, rẻ hơn đến 20% so với các dịch vụ GrabBike và GrabCar thông thường. Vào giờ cao điểm, ứng dụng còn tự động giảm thêm đến 20% nữa, giá cả càng hợp lý hơn. Mình dự sẽ sử dụng Grab là phương tiện di chuyển trong thời gian tới".
Những câu chuyện thực tế này là minh chứng rõ rệt nhất cho cách người trẻ hiện đại đang viết nên định nghĩa mới về "tiết kiệm" đó chính là thông minh hơn, tiện lợi hơn mà vẫn cực kỳ hiệu quả. Họ biết cách tận dụng các ứng dụng công nghệ và tính toán kỹ càng trong chi tiêu hàng ngày để có thể tận hưởng cuộc sống trọn vẹn mà chẳng cần "thắt lưng buộc bụng".
*Hình ảnh nhân vật trong bài mang tính chất minh họa.