Năm 2018 chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của hãng smartphone Trung Quốc khi các công ty này đều gia tăng mạnh về thị phần. Trong khi ông vua của thị trường smartphone thế giới Samsung lại suy giảm về thị phần. Vào thời điểm đó, đã có lúc người ta hoài nghi về khả năng giữ được ngôi vị hãng sản xuất smartphone lớn nhất thế giới của công ty Hàn Quốc. Tháng 4 năm 2019, CEO Samsung lúc đó là ông DJ Koh đã trả lời phỏng vấn trên tờ Figaro của Pháp rằng: "Samsung sẽ duy trì vị thế dẫn đầu thế giới smartphone trong 10 năm tiếp theo nữa".
Và câu nói đó rõ ràng không phải cho vui. Samsung đã có sự trở lại vô cùng ấn tượng trong năm 2019. Tổng số smartphone Galaxy xuất xưởng trong năm đạt 296,5 triệu đơn vị, tăng trưởng 1,5% so với mức 291,8 triệu máy của năm 2018. Vị thế số 1 nằm chắc trong tay gã khổng lồ Hàn Quốc khi thị phần hãng này gia tăng từ 19% lên 20%, theo thống kê của công ty nghiên cứu uy tín Counterpoint. Counterpoint còn chỉ ra rằng sự trỗi dậy mạnh mẽ của Samsung có một phần lớn nhờ công của series Galaxy A. Dòng Galaxy tầm trung này không chỉ đạt thành công rực rỡ tại các thị trường thế mạnh như Ấn Độ và châu Âu, mà còn tìm thấy chỗ đứng vững chắc tại Mỹ - thị trường vốn ưu tiên những mẫu đầu bảng thay vì tầm trung và giá rẻ. Khi Huawei, hãng smartphone lớn thứ 2 thế giới chỉ đạt mức thị phần 14%, ngôi vương của Samsung có thể coi là đã được củng cố vững chắc hơn bao giờ hết.
Tính đến nay, đã là năm thứ 8 Samsung là ông vua của thị trường smartphone nói riêng và điện thoại nói chung, kể từ khi thương hiệu Hàn Quốc vượt mặt thị phần Nokia vào năm 2012. Nhìn vào quá khứ, chưa từng có công ty nào thể hiện sự thống trị rõ ràng hơn Samsung. Khác với những ông lớn từng ngã ngựa, Samsung luôn cho thấy bản lĩnh sẵn sàng thay đổi khi cần thiết. Nhưng nếu xem xét thật kỹ, bạn sẽ hiểu rằng sự thay đổi là không đủ để giúp Samsung có được vị thế như ngày hôm nay. Công ty Hàn Quốc đang sở hữu những thế mạnh đặc biệt, xuất phát từ gốc rễ và cội nguồn phát triển của smartphone - điều mà không một hãng smartphone nào khác có thể làm được.
Hãy thử "mổ xẻ" linh kiện của một chiếc smartphone, những thành phần quan trọng nhất là gì? Câu trả lời không khó để tìm ra: màn hình, camera, pin, chip, RAM, bộ nhớ… Và chỉ có Samsung là công ty có thể tự thiết kế, sản xuất tất cả những thành phần này mà không cần phải mua lại từ ai. Thậm chí, những hãng smartphone khác cũng vẫn phải mua lại linh kiện từ Samsung (Xiaomi mua cảm biến camera, Apple mua màn hình OLED và pin, vivo mua lại chip Exynos, và hầu như cả thị trường đều dùng RAM và bộ nhớ của Samsung…).
Galaxy A71 mới nhất là smartphone tầm trung cho thấy rõ nhất quyền lực của Samsung lớn đến mức nào khi có thể tự chủ thiết kế, sản xuất, hoàn thiện tất cả những thành phần cần có trong một chiếc smartphone. Trong tầm giá 10 triệu, Galaxy A71 toàn diện về mọi mặt, khi tất cả những linh kiện cấu thành nên sản phẩm này đều "made in Samsung", kết hợp với phần mềm thông minh, từ đó, tối ưu được sức mạnh của từng thành phần để tạo nên một sản phẩm thực sự chất lượng.
Vừa cầm trên tay, màn hình của máy đã đủ sức cuốn hút bất kỳ người mới sử dụng nào. Đây là màn hình SuperAMOLED thiết kế Infinity-O danh tiếng, kế thừa từ đàn anh Galaxy Note10 , smartphone có thiết kế được đánh giá cao bậc nhất năm 2019. Năm 2020 này, xu hướng màn hình Infinity-O chắc chắn cũng sẽ thịnh hành ở phần khúc tầm trung. Là nhà sản xuất màn hình OLED lớn nhất thế giới cho smartphone với thị phần cao tuyệt đối 82% (thống kê của IHS Markit), Samsung có đủ kinh nghiệm, tiềm lực và khả năng kỹ thuật để mang tới khả năng cân chỉnh màu sắc chuẩn xác nhất, hoàn thiện thiết bị tới mức cao nhất. Chúng ta cần biết sự thật rằng trên thế giới không có công ty nào vừa sản xuất màn hình, vừa sản xuất smartphone như Samsung, mà đều phải mua lại từ một công ty nào đó.
Nhưng thành phần gây ấn tượng nhất khi sử dụng của Galaxy A71 lại chính là bộ tứ camera chất lượng. Galaxy A71 sở hữu cảm biến ISOCELL Bright S5KGW1 có độ phân giải lên tới 64MP. Cảm biến này sử dụng kích thước điểm ảnh 0,8 micromet, kết hợp với công nghệ ISOCELL Plus, Tetracell giúp xử lý ảnh trong điều kiện thiếu sáng vô cùng ấn tượng. Đây cũng là cảm biến được nhiều hãng smartphone Trung Quốc đặt mua trong năm 2020. Quan trọng nhất là camera macro - điểm làm nên sự khác biệt của thiết bị này trong phân khúc, khi giúp smartphone lần đầu có thể chụp được những bức ảnh cận cảnh rõ nét và đầy tính nghệ thuật.
Nhờ sở hữu các công ty con và dây chuyền sản xuất flagship danh tiếng, Samsung có thể mang công nghệ pin an toàn và chất lượng cùng sạc nhanh lên tới 25W kế thừa từ Galaxy Note10 lên Galaxy A71. Một lần nữa, điều đó cho thấy chu trình sản xuất smartphone được công ty Hàn Quốc nắm trọn vẹn, tạo nên sự thống nhất và hoàn thiện lên mức cao nhất dành cho smartphone.
Câu trả lời dễ tìm thấy nhất, chính là tiền. Để có nguồn lực đầu tư nhà máy, nhân công ở tầm cỡ và quy mô toàn cầu như Samsung, các công ty smartphone khác sẽ phải đầu tư cực kỳ nhiều tiền của và nhân lực. Samsung hiện tại có hơn 300 nghìn công nhân trên toàn cầu (số liệu Statista) và mới đây vừa công bố sẽ đầu tư tới 116 tỷ USD từ giờ đến năm 2030 vào R&D và xây dựng các nhà máy, trung tâm nghiên cứu, chỉ riêng trong lĩnh vực chip nhớ. Tính trung bình, mỗi năm Samsung chi tiêu tới hơn 10 tỷ USD. Không chỉ có vậy, công ty Hàn Quốc còn dự kiến đầu tư 11 tỷ USD đến năm 2025 vào lĩnh vực sản xuất màn hình công nghệ mới. Những con số khổng lồ đủ sức làm bất kỳ công ty nào nằm trong top 10 thế giới phải chùn chân, nhưng với Samsung, những nỗ lực ấy vẫn là chưa đủ.
Hẳn nhiên, công ty nào cũng muốn mình có thể nắm giữ đầy đủ công nghệ cần thiết trên chiếc smartphone bằng cách tự thiết kế, sản xuất. Nhưng với khoảng cách quá lớn về kinh nghiệm và tiềm lực, theo đuổi cách Samsung đang làm là điều gần như bất khả thi. Điều đó cũng lý giải vì sao Galaxy A71 có thể được coi như biểu tượng mới trong phân khúc tầm trung, khi sở hữu tất cả những điểm mạnh trong từng linh kiện cấu thành, để rồi kết nối với nhau một cách hoàn hảo, tạo nên một sản phẩm tuyệt vời.
Bên cạnh tiền bạc, lý do lớn hơn cả ngăn cản các công ty khác học theo hướng đi của Samsung đó là thời gian. Năm 1974, Samsung mua lại Korea Semiconductor, chính thức tiến vào lĩnh vực thiết kế và sản xuất vi xử lý. Năm 1983, người sáng lập Samsung, ông Lee Byung-chul tuyên bố tập đoàn sẽ bước chân vào lĩnh vực sản xuất DRAM. Trong lĩnh vực màn hình, Samsung đã có tới 25 năm kinh nghiệm, đồng thời là nhà sản xuất màn hình OLED cho smartphone lớn nhất thế giới từ năm 2006. Hàng chục năm kinh nghiệm với những bài học vô giá cùng bí kíp chỉ có Samsung mới biết đã giúp công ty tạo nên lợi thế quá lớn so với các đối thủ.