Ngồi lại với Trấn Thành để lắng nghe những chia sẻ của anh về cuộc sống, về sự miết mải chinh phục những đỉnh cao mới và cả suy nghĩ của anh về hôn nhân sau một chặng đường trải nghiệm nó.

‘Kiềng ba chân’ khó đổ giúp Toyota luôn đứng vững ngôi vương doanh số tại Việt Nam - Ảnh 1.

Nửa đầu năm 2023 là giai đoạn đáng quên của thị trường ô tô Việt Nam. Nền kinh tế suy thoái, ngân hàng, tổ chức tín dụng siết chặt vay vốn tiêu dùng, gia tăng lãi suất vay khiến nhu cầu mua ô tô giảm mạnh. Theo báo cáo bán hàng của VAMA, VinFast và Hyundai Thành Công, sau 6 tháng đầu năm, toàn thị trường tiêu thụ 176.976 xe, giảm 31% so với giai đoạn nửa đầu 2022. Tính riêng thị trường ô tô du lịch đạt doanh số 137.670 xe.

Lê Đạt, nhân viên tư vấn bán hàng của một hãng xe Nhật, cho biết, suốt 5 năm làm nghề, chưa bao giờ Đạt thấy cảnh đìu hiu như thế này. Ngay cả giai đoạn đỉnh dịch bệnh Covid-19, Đạt vẫn thấy nhu cầu mua ô tô của khách hàng thông qua những cuộc gọi và tin nhắn. Nhưng đầu năm nay, dù tốn kém nhiều chi phí chạy quảng cáo trên Google và các nền tảng xã hội cũng không giúp Đạt có thêm khách hàng. Lượng khách hàng đến showroom mua xe cũng giảm đáng kể, khách hàng đến showroom hầu hết với mục đích làm dịch vụ.

‘Kiềng ba chân’ khó đổ giúp Toyota luôn đứng vững ngôi vương doanh số tại Việt Nam - Ảnh 2.

Trong tháng 6, khi có thông tin Chính phủ ưu đãi 50% lệ phí trước bạ, tình hình bắt đầu khả quan hơn. Doanh số thị trường ô tô du lịch đạt 24.112 xe, tăng trưởng 22,9% so với tháng trước. Thế nhưng, Đạt dự báo tình hình khó khăn sẽ còn kéo dài.

"Chính sách hỗ trợ lúc mới đưa ra thường khiến thị trường bật lên đột biến, nhưng với tình hình kinh tế vĩ mô như hiện tại, rất khó để lạc quan về thị trường ô tô, nhất là sắp bước vào tháng 7 Âm lịch, người Việt kiêng kỵ mua sắm ô tô", Đạt nói.

Dù thị trường chung biến chuyển không tích cực, Toyota vẫn là thương hiệu ô tô du lịch dẫn đầu ở Việt Nam nửa đầu năm 2023 với thị phần 19,7%, tương đương 27.420 xe đến tay khách hàng (bao gồm Lexus), theo sau là Hyundai với 23.126 xe (thị phần 16,8%) và Kia với 17.241 xe (thị phần 12,5%). Đây là vị trí quen thuộc của Toyota nhiều năm nay, bất chấp nỗ lực bứt phá của hai thương hiệu Hàn Quốc.

‘Kiềng ba chân’ khó đổ giúp Toyota luôn đứng vững ngôi vương doanh số tại Việt Nam - Ảnh 3.

Đáng chú ý, nửa đầu năm 2023, Toyota và các đại lý có đưa ra các chương trình ưu đãi, khuyến mãi để kích cầu mua sắm, nhưng tổng giá trị thường dưới mốc 100 triệu đồng. Với các hãng xe khác, mức giảm trên 100 triệu đồng không hiếm. Có thể thấy rằng, Toyota Việt Nam dẫn đầu dựa trên việc mang tới nhiều giá trị hơn tới khách hàng, bao gồm chất lượng sản phẩm và dịch vụ hậu mãi, thay vì cạnh tranh về giá, một hình thức cạnh tranh rất tiêu cực trong mọi lĩnh vực kinh doanh.

‘Kiềng ba chân’ khó đổ giúp Toyota luôn đứng vững ngôi vương doanh số tại Việt Nam - Ảnh 4.

Với sự trở lại của Wigo vào đầu tháng 6, Toyota Việt Nam là thương hiệu phổ thông có dải sản phẩm đầy đủ nhất tại Việt Nam, đáp ứng từ nhu cầu mua xe lần đầu, phục vụ gia đình cho tới các nhu cầu đặc thù khác. Đây là một nỗ lực giúp khách hàng Việt có nhiều lựa chọn với giá bán tốt và hưởng chính sách sau bán hàng chính hãng.

‘Kiềng ba chân’ khó đổ giúp Toyota luôn đứng vững ngôi vương doanh số tại Việt Nam - Ảnh 5.

Dù khác nhau về phân khúc, nhóm khách hàng mục tiêu, công năng và trang bị, tất cả mẫu xe của Toyota luôn có điểm chung về thiết kế trẻ trung, năng động; nhiều tiện nghi và an toàn so với mặt bằng chung phân khúc.

Nổi bật nhất, ngay cả với nhóm xe dưới 600 triệu đồng của Toyota đều đã trang bị tiêu chuẩn cảnh báo điểm mù và cảnh báo các phương tiện cắt ngang khi lùi. Các mẫu xe phân khúc trên có gói công nghệ an toàn nâng cao Toyota Safety Sense. Gói này bao gồm cảnh báo tiền va chạm, cảnh báo chệch làn đường, hỗ trợ giữ làn đường, ga tự động thông minh và đèn chiếu xa tự động.

Cùng với đó là sự bền bỉ, tiết kiệm nhiên liệu, bảo dưỡng, sửa chữa dễ dàng với chi phí thấp và tính thanh khoản cao. Những giá trị cốt lõi của Toyota đã được nhiều thế hệ khách hàng Việt Nam thừa nhận, đã mang lại lợi thế thế lớn trước các đối thủ, nhất là giai đoạn hiện tại nền kinh tế đang khó khăn, người dùng có thiên hướng tìm kiếm những chiếc xe tối ưu về chi phí.

Ngoài ra, không thể không kể tới xu hướng hybrid do Toyota khởi xướng tại Việt Nam đang tạo hiệu ứng tốt. Kể từ khi Corolla Cross xuất hiện năm 2020, thị trường Việt Nam xuất hiện thêm Suzuki Ertiga Hybrid, Nissan Kicks, Kia Sorento Hybrid, Hyundai Santa Fe Hybrid và sắp tới là Haval H6 HEV. Bản thân hãng xe Nhật Bản cũng không ngừng mở rộng dải sản phẩm hybrid với Corolla Altis và Camry Hybrid.

‘Kiềng ba chân’ khó đổ giúp Toyota luôn đứng vững ngôi vương doanh số tại Việt Nam - Ảnh 6.

‘Kiềng ba chân’ khó đổ giúp Toyota luôn đứng vững ngôi vương doanh số tại Việt Nam - Ảnh 7.

Bảng xếp hạng 10 xe bán chạy nhất nửa đầu năm 2023 cho thấy mỗi hãng xe thường chỉ có duy nhất một trụ cột doanh số.

Mitsubishi có Xpander. Ford có Ranger. Hyundai có Accent. Mazda có CX-5. Honda có City. VinFast vượt trội hơn khi có VF e34 và VF 8, nhưng khó ổn định bởi doanh số được hỗ trợ bởi GSM, công ty taxi chung tập đoàn Vingroup.

Ba vị trí còn lại đều thuộc về Toyota, gồm Corolla Cross, Vios và Veloz Cross.

‘Kiềng ba chân’ khó đổ giúp Toyota luôn đứng vững ngôi vương doanh số tại Việt Nam - Ảnh 8.

Có thể thấy rằng, Toyota thành công hay không, không còn phụ thuộc vào riêng Vios. Corolla Cross và Veloz Cross đều đã "chắc suất" trong danh sách 10 ô tô bán chạy nhất thị trường, tạo thành "kiềng ba chân" vững chắc cho vị thế số 1 của hãng xe Nhật Bản tại Việt Nam. Cộng gộp doanh số, ba mẫu xe này đạt mức tiêu thụ 16.278 xe trong nửa đầu năm 2023, chiếm 61% tổng doanh số của hãng.Cụ thể, doanh số của Corolla Cross, Vios và Veloz Cross lần lượt là 6.341 xe, 5.425 xe và 4.512 xe.

‘Kiềng ba chân’ khó đổ giúp Toyota luôn đứng vững ngôi vương doanh số tại Việt Nam - Ảnh 9.

Cuối cùng, ngoài dải sản phẩm hợp thị hiếu, Toyota Việt Nam còn được lòng số đông nhờ triết lý "Omotenashi" - Lòng hiếu khách, cùng hệ thống mạng lưới phân phối lớn nhất với 86 đại lý trên 47 tỉnh thành cả nước. Nhờ đó, khách hàng tại bất cứ nơi đâu cũng có thể dễ dàng tìm mua xe và sử dụng dịch vụ tại các đại lý Toyota chính hãng gần nhất.

‘Kiềng ba chân’ khó đổ giúp Toyota luôn đứng vững ngôi vương doanh số tại Việt Nam - Ảnh 10.

Anh Lê Dương, một khách hàng sử dụng Toyota Veloz Cross tại TP.HCM, chia sẻ: "Tôi có thiện cảm với thương hiệu ngay từ khi bước vào showroom. Mọi thứ chỉn chu từ không gian, thái độ nhân viên đến từng cốc nước mời khách hàng. Đây là một trong những yếu tố khiến tôi nghiêng lựa chọn sang Veloz Cross, hơn là chỉ so sánh về giá bán, trang bị".

Anh Nguyễn Thành cũng có quan điểm tương tự. Lúc mới tham khảo mua xe, anh chỉ lên mạng xem các bài viết, video đánh giá, tham khảo thông số trên website chính hãng, nhưng khi tới showroom gặp nhân viên tư vấn bán hàng, anh không chần chừ ký hợp đồng mua Corolla Cross. Sau một năm sử dụng với 2 lần mang xe đi bảo dưỡng, anh càng thấy lựa chọn của bản thân đúng đắn, và thừa nhận dịch vụ hậu mãi thực sự là một ưu thế cạnh tranh cho Toyota.

Thị trường ô tô Việt Nam nửa cuối năm 2023 khó khởi sắc vì còn phụ thuộc vào hoạt động kinh tế và sự phát triển của xã hội nói chung. Tuy nhiên, bất chấp sự bấp bênh của thị trường, Toyota được giới chuyên gia dự đoán sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường ô tô du lịch trong năm nay. Lý do là bởi doanh số nửa đầu năm của Toyota Việt Nam có khoảng cách đủ an toàn với các đối thủ đang bám đuổi, đồng thời hãng đang có kế hoạch giới thiệu sản phẩm mới, mở rộng dải sản phẩm vốn đã rất cạnh tranh như hiện tại.