Mối quan tâm của người trẻ đang dần được mở rộng. Bên cạnh những câu chuyện giải trí, họ chú trọng nhiều hơn về những trải nghiệm sống thú vị, hay như các quan điểm tiền bạc "trendy" trong thời đại "bùng nổ" chuyển đổi số.
Công nghệ phát triển hơn, người trẻ cũng dễ dàng tiếp xúc hơn với thông tin đa dạng, đặc biệt là những chia sẻ về câu chuyện trải nghiệm tài chính. Đó cũng chính là những nguồn thông tin có giá trị giúp họ có cái nhìn đa góc cạnh về tiền bạc, chi tiêu - một chủ đề được giới trẻ quan tâm hơn từ rất sớm.
Cùng gặp Minh Tú - cô siêu mẫu không chỉ nổi tiếng "kiếm tiền mát tay" khi là gương mặt quen thuộc trong các chương trình cũng như các show diễn thời trang, mà còn có tư duy quản lý tài chính thông minh, nhanh nhạy với mọi xu hướng. Đặc biệt, tiếp xúc với khái niệm tiền bạc từ khi còn bé, Minh Tú trân trọng từng đồng tiền mình làm ra và luôn duy trì sự nhất quán trong quan điểm chi tiêu.
Hơn thế nữa, Minh Tú còn được biết đến là người rất cởi mở với Gen Z trong những lần chia sẻ, đặc biệt trong cách quản lý tài chính. Cuộc trò chuyện dưới đây cũng là lần hiếm hoi Minh Tú tiết lộ về những thói quen chi tiêu, quan điểm về tiền bạc của mình.
Nhiều người hẳn sẽ nghĩ rằng, thu nhập đầu tiên của Minh Tú là từ khi bắt đầu làm người mẫu. Nhưng thật ra mình đã biết kiếm tiền từ khi còn khá nhỏ, lúc đấy khoảng lớp 7, lớp 8. Thời đó, điều kiện tài chính của gia đình Tú hơi khó khăn, chỉ có 1 nguồn thu nhập duy nhất là từ mẹ, đi làm nuôi 3 anh em ăn học. Do vậy, ngoài giờ học, Tú đi làm thêm việc vặt, tiền lương lúc đó mười mấy nghìn cho một buổi tối thôi. Song, kể cả khi ấy hay bây giờ nhớ lại, nó vẫn là 1 trải nghiệm rất ý nghĩa và trân quý đối với Minh Tú.
Có một quan điểm từ đó tới giờ Tú vẫn giữ là thật sự kiếm được đồng tiền không hề dễ dàng, do vậy mình muốn mỗi đồng chi ra đều xứng đáng. Mọi thành công và thu nhập của Tú đều từ những lần chăm chỉ "cày cuốc" không kể ngày đêm.Cho dù là những đồng tiền đầu tiên kiếm được khi còn bé, hay đến bây giờ vẫn nỗ lực kiếm tiền, Tú luôn hiểu rõ ý nghĩa của đồng tiền và quý trọng nó. Từ đó, mình luôn đặt ưu tiên hàng đầu là nghiêm túc với công việc của bản thân, đồng thời tôn trọng công sức lao động của người khác.
Minh Tú thích và thấy cụm từ "tiêu xài hợp lý" gần nhất với tiêu chí của mình. Không chỉ có mỗi thời sinh viên đâu mà đến hiện tại, Tú vẫn luôn cố gắng cân đối các khoản chi tiêu của mình sao cho hợp lý mà vẫn tìm được cho bản thân sự thoải mái với cuộc sống hiện tại, và chuẩn bị cho tương lai.
Chẳng hạn, nội dung mình sản xuất trên mạng xã hội chỉ là những lần "đập hộp" hàng giá rẻ hay săn sales tại nước ngoài. Tú không xài đồ hiệu nếu như không cần thiết. Tuy nhiên, đổi lại các khoản chi tiêu liên quan tới sức khỏe hoặc kiến thức hay trải nghiệm, Tú sẽ rất đầu tư như tập thể dục, ăn uống, dưỡng da, du lịch, workshop…
Cụ thể nhất là vừa qua Tú có một chuyến đi Mỹ để nghỉ ngơi sau thời gian hậu Covid. Mình đi rất gọn nhẹ, chỉ đi trên một chiếc xe Vans và rong ruổi khắp nước Mỹ, ăn uống quần áo đơn giản… Song, đó vẫn là một khoảng thời gian vô cùng ấn tượng. Mình tìm cho bản thân những trải nghiệm mới lạ độc đáo hơn như nhảy dù, cưỡi ngựa, bắn súng… Và tất nhiên, nó tạo ra những giá trị to lớn cho Tú mà ngay cả việc sở hữu những món đồ đắt tiền đôi khi không thể đem lại.
Với Tú thì chưa bao giờ, mình thực tế lắm! (cười to). Trải nghiệm là điều mình mong muốn, đam mê, nhưng cơm - áo - gạo - tiền là thực tế mình cần đối diện trước mắt. Minh Tú mưu cầu một cuộc sống cân bằng cho hiện tại và tương lai của chính mình, chứ không vì một phía và bỏ đi cái còn lại.
Thay vì cân nhắc giữa tích lũy và trải nghiệm, điều mình nên làm là tính toán kỹ lưỡng khi nào cần làm gì và trải nghiệm trong khả năng cho phép của bản thân. Cũng là một chuyến đi Mỹ, lần đầu Tú đi lúc chưa nổi tiếng, qua đó mình đi làm liên tục và nhờ công ty quản lý hỗ trợ để trang trải cuộc sống - đó là trải nghiệm của việc sống trọn đam mê với nghề.
Bây giờ, Tú đi Mỹ để tìm cho mình sự bình an, sự mới mẻ và năng lượng tích cực. Hiển nhiên, Tú sẽ không thể thực hiện 2 chuyến đi này nếu không có sự tích lũy.
Phù hợp hay không phù hợp, Minh Tú nghĩ là do quan điểm sống, cách nhìn nhận của từng người và đặc biệt là thời điểm mà chúng ta bắt đầu trải nghiệm. Có thể, ở thời điểm này, điều đó đối với Minh Tú là chưa phù hợp, nhưng ở thời điểm khác lại vô cùng hợp lý để thực hiện. Đồng thời, có lẽ "all-in" vào trải nghiệm đối với Minh Tú có hơi mạo hiểm nhưng với các bạn khác lại là một dạng đầu tư sinh lời.
Với Tú, sự kiện ở Bali là một minh chứng cho thấy việc mình luôn có một quỹ rủi ro là chuyện hết sức đúng đắn. Thời điểm bị kẹt tại Bali 4 tháng, số tiền Minh Tú chi tiêu sinh hoạt hàng ngày hoàn toàn đến từ khoản tiết kiệm bản thân đã tích lũy trước đó. May mắn, dù đó là 1 khoản tiền không nhiều nhưng vẫn đủ để Tú cầm cự đến khi về lại Việt Nam.
Cái khó ló cái khôn, khi thu nhập khó khăn cũng là lúc mình phát hiện bản thân có nhiều "khả năng" lắm. Để tiết kiệm chi phí khi sống ở Bali, Tú đã tự làm rất nhiều chuyện, nấu ăn, lau nhà quét nhà, giặt đồ phơi đồ ủi đồ. Má Tú nói là dịch xong, cho gả đi cũng được rồi.
Từ những lần "giông bão" bất chợt như vậy, mình ngẫm ra rằng có 2 điều quan trọng về tiền bạc cần lưu ý, đặc biệt với những người trẻ thường "mong manh" trước những cơn gió lớn. Đầu tiên là phải phân chia thu nhập ra các khoản cố định để chi tiêu có kế hoạch và chủ động khi có những rủi ro bất ngờ.
Bên cạnh đó, phân định rõ món đồ mình mua là theo mong muốn hay nhu cầu, đây là cách hiệu quả để tối ưu hoá chi tiêu của mình. Những cái mình cần, có giá trị xứng đáng, mình sẽ đầu tư, mua luôn cái "xịn" để dùng lâu dài. Còn trong khoản mục mong muốn, trước khi chi tiền, hãy chờ 1 thời gian để suy nghĩ xem mình có thật sự cần sản phẩm đó hay không. Minh Tú áp dụng cách này, nhiều khi mình được 1 món hời do giá được tốt hơn, hoặc là… nhận ra bản thân không còn muốn mua nữa.
Minh Tú luôn bị những sản phẩm gia dụng như đồ dùng bếp, chén đũa,... "hớp hồn". Những thứ nhỏ nhỏ xinh xinh vô cùng dễ thương, tưởng như giá trị không lớn, nhưng mua nhiều thì cũng mất 1 số tiền không hề nhỏ, mà còn không dùng hết, do mang về nhà quá nhiều.
Mình nghĩ bản thân phải nhanh chóng điều chỉnh cho hợp lý. Một phần là bởi vì nhiều đồ như vậy là không cần thiết, phần lớn hơn là vì… quả thật những món đồ đã "ngốn" không ít tiền.
Đầu tiên, mình phải nhấn mạnh rằng đây là bí kíp riêng của Minh Tú thôi nha, không chắc rằng có thể áp dụng cho tất cả mọi người. Khi mình muốn mua 1 cái gì đó, cũng giống như ở trên Tú đã đề cập đó là tốt nhất không mua liền, mình chờ 1 ngày rồi quay trở lại. Nếu vẫn thấy muốn mua thì mới mua.
Để "sống sót", điều đầu tiên là mình cần đối mặt và chấp nhận có cái bão giá đã. Các chi phí tăng mạnh và đó là thực tế đang xảy ra, mình không thể thay đổi được, do vậy hãy thay đổi bản thân để thích nghi với tình trạng mới. Nếu mình giữ thói quen tiêu xài như cũ và mong đợi sẽ được như ý thì sẽ "thua" mất.
Để có thể "thắng" và vượt qua nó, Minh Tú cho rằng mỗi người cần có kế hoạch chi tiêu kỹ càng hơn, chịu khó đi tìm các chương trình khuyến mãi. Các voucher từ sàn thương mại điện tử, siêu thị, hay ưu đãi từ các dịch vụ thanh toán có thể là biện pháp "cứu cánh" hữu hiệu cho tất cả mọi người.
Vừa qua là thời gian Minh Tú nhận thấy một sự thay đổi rất lớn trong thói quen người tiêu dùng của Việt Nam. Các hình thức thanh toán điện tử (digital) dần bước vào đời sống của mỗi người một cách rất tích cực, cũng như được áp dụng bởi hầu hết các dịch vụ thiết yếu như vận chuyển, mua sắm, ăn uống, giải trí…
Việc mỗi người sở hữu cho mình một tài khoản ngân hàng số đã trở thành điều hiển nhiên với giới trẻ và Minh Tú cũng không ngoại lệ. Ngân hàng số có lợi thế là giao dịch nhanh chóng ở bất cứ đâu chỉ với vài lượt chạm. Đặc biệt, như Tú trải nghiệm ngân hàng số Cake by VPBank thì phát hiện ra mình có thể giao dịch nhiều thứ, như thanh toán, gửi tiết kiệm, đầu tư… không khác gì một tài khoản ngân hàng thông thường, mà lại hoàn toàn miễn phí.
Ngân hàng số cũng có độ bảo mật rất cao, và được giám sát chặt chẽ bởi các quy định của ngân hàng nhà nước, nên mình rất an tâm khi sử dụng.
Có chứ (cười lớn). Bây giờ mình có thể thấy là khi mua hàng, các shop thường có những phần ưu đãi khuyến mãi "bá đạo" lắm, kiểu giảm giá 19,99% - hay giảm giá theo ngày - ví dụ 12.12% chẳng hạn. Mà giảm vậy là cái tiền nó lẻ lắm, có muốn cũng không dùng được. Những lúc như vậy thì chỉ có ngân hàng số là giải pháp nhanh gọn chính xác nhất.
Đối với riêng cá nhân Minh Tú, mình khá thích hình ảnh này. Thật ra đây cũng chính là một trong những lý do Minh Tú lựa chọn sử dụng Cake by VPBank. Ngân hàng số này đã lấy chính hình ảnh các bạn Gen Z đại diện cho sản phẩm của mình, vừa trẻ trung, năng động, hiện đại vừa là một thông điệp tích cực khẳng định tầm quan trọng của một thế hệ mới, với tiếng nói và nhu cầu rất riêng.
Minh Tú rất ấn tượng với 5 tiêu chí mà Cake by VPBank đưa đến cho các bạn trẻ. Đầu tiên, không thể không kể đến việc được mở tài khoản 100% online. Có lẽ hiểu được thị hiếu của người trẻ, ưa thích "trực tuyến", do vậy khi sử dụng Cake by VPBank, mọi giao dịch đều thực hiện online, không cần ra phòng giao dịch. Bên cạnh đó, Minh Tú rất thích sự nhanh chóng của Cake by VPBank khi chỉ mất khoảng 2 phút mở thẻ, không cần chờ đợi, không cần đi xa, không phải xếp hàng.
"Cứu cánh" Minh Tú cũng như người trẻ không chỉ trong thời gian "bão giá", Cake by VPBank miễn phí trọn đời khi rút tiền bằng thẻ Cake, chuyển tiền, phí duy trì tài khoản, SMS,... Minh Tú cũng bớt đi những lần "mệt xỉu" mỗi khi phải tra cứu lại số tài khoản khi dùng Cake by VPBank. Bởi vì số tài khoản ngân hàng là số điện thoại đăng ký, dễ nhớ, tiện lợi. Hơn thế nữa, Cake by VPBank có 5 màu thẻ nổi bật, các bạn trẻ tha hồ lựa chọn.
Điều Tú ấn tượng nhất ở các bạn trẻ Gen Z là có ý thức quản lý tài chính, đầu tư từ rất sớm, chi tiêu thông minh "hợp" thời đại chuyển đổi số. Đây là điều thế hệ cuối 8x, đầu 9x như Tú - khi ở độ tuổi giống như các bạn - chưa có nhiều cơ hội được trải nghiệm.
Nhờ công nghệ hiện đại, bây giờ với 100.000đ là các bạn có thể mở được sổ tiết kiệm trực tuyến. Thâm chí, chỉ từ 10.000đ là đã có thể tham gia đầu tư chứng chỉ quỹ trên Ngân hàng số Cake by VPBank. Tích lũy từ những khoản tiền nho nhỏ như vậy, sau một thời gian là các bạn sẽ có được một quỹ dự phòng ngon lành để thực hiện các dự định của bản thân trong tương lai rồi.
Làm chủ công nghệ số, Tú nghĩ các bạn Gen Z sẽ còn làm được nhiều điều khiến thế hệ trước phải ngạc nhiên.