Chúng ta đi qua những ngày giãn cách xã hội với nhiều hoài niệm. Quãng thời gian vài tuần đủ để mỗi người nhớ những góc phố thân thuộc, hàng quán quen hay buổi lê la với đám bạn. Rời xa những thói quen không bao giờ đơn giản... Nhưng hóa ra, chỉ với một hành động nhỏ như ăn tại nhà, mỗi người đã là một nguồn năng lượng tích cực giúp đẩy lùi bệnh dịch.

Khi “Ăn ở nhà” vượt ngoài giá trị đoàn viên: Ngồi xuống đây, ta nói chuyện niềm tự hào đất nước - Ảnh 1.

Sáng nay, anh bạn thân của tôi vừa đăng lên Facebook loạt ảnh những góc quen của Sài Gòn trong mùa Covid-19. Thú thật là đến tận bây giờ, tôi vẫn thấy lạ lẫm mỗi khi nhìn cái thành phố quanh năm tất bật bỗng trở nên vắng vẻ, đìu hiu. Đâu rồi phố đi bộ Nguyễn Huệ với những hàng trà sữa chẳng bao giờ ngớt người xếp hàng dài, đâu rồi con đường Nguyễn Thượng Hiền tấp nập ăn ăn uống uống mỗi buổi chiều tan tầm, cả những khu trung tâm thương mại lấp lánh ánh đèn bất kể ngày đêm nữa chứ. Từ những người chạy theo guồng quay bận rộn 24/7, chúng ta buộc phải tập làm quen với một nếp sống mới, với những "lịch trình" và nhịp điệu khác hẳn so với cách đây chỉ 1, 2 tuần.

Khi “Ăn ở nhà” vượt ngoài giá trị đoàn viên: Ngồi xuống đây, ta nói chuyện niềm tự hào đất nước - Ảnh 2.

Tuy nhiên, giữa lúc mọi thứ chậm đi một nhịp, ta lại có dịp cảm nhận nhiều hơn những thông điệp và hành động tốt đẹp đang được lan tỏa đầy tự hào: từ những chiếc máy "ATM gạo" tự chế cung cấp bữa ăn cho hàng chục ngàn người lao động không có thu nhập ở TP.Hồ Chí Minh, "siêu thị hạnh phúc" 0 đồng ở Hà Nội hay nữ tiểu thương Sài Gòn tự làm hơn 1.500 chiếc mặt nạ ngăn giọt bắn để tặng các y bác sĩ tuyến đầu chống dịch Covid-19.

Khi “Ăn ở nhà” vượt ngoài giá trị đoàn viên: Ngồi xuống đây, ta nói chuyện niềm tự hào đất nước

Giữa thời cuộc vật chất có thể thiếu thốn khi kinh tế đi xuống, sự tử tế vẫn là thứ "dư thừa" với người Việt. Có ít góp ít, có nhiều ủng hộ nhiều, mỗi người một tay, không còn bất kì ranh giới hay sự phân biệt, tất cả đều hướng về một mục đích lớn: Đẩy lùi dịch bệnh càng sớm càng tốt! Người Việt bao lâu nay được biết đến với tinh thần tương thân tương ái, và giá trị ấy một lần nữa được tỏa sáng. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ để chúng ta tìm lại được cảm xúc tích cực và không đánh mất niềm tin trước những ngày mang tính thử thách.  

Khi “Ăn ở nhà” vượt ngoài giá trị đoàn viên: Ngồi xuống đây, ta nói chuyện niềm tự hào đất nước - Ảnh 4.

Nhịp sống khẩn trương hối hả của Sài Gòn hay Hà Nội đôi khi đẩy chúng ta rời xa những bữa cơm nhà. Một buổi đi công chuyện, làm việc muộn, tiện chỗ ăn gần công ty, tụ tập bạn bè… dường như khiến người ta chọn ăn ở ngoài cho "tiện, gọn, đỡ mất thời gian mẹ ơi". COVID-19 đến kéo người trẻ trở về mâm cơm bên gia đình. Nhưng "ăn ở nhà" đã không còn là câu chuyện đoàn viên hay gia đình ấm cúng, giờ đây nó đã thành câu chuyện yêu nước khi cả thành phố bật công tắc sống chậm, ở nhà để bảo vệ sức khỏe.

"Sốt ruột" có lẽ đang là tâm trạng chung của số đông. Sốt ruột muốn đi làm, sốt ruột muốn ra ngoài đường, sốt ruột muốn gặp bạn bè, sốt ruột muốn quay trở về với nhịp sống cũ. Đến ngay cả mẹ tôi, những bà nội trợ quanh năm ở nhà cũng phải thốt lên: "Khi nào mới được ra đường như hồi trước đây?"

Khi “Ăn ở nhà” vượt ngoài giá trị đoàn viên: Ngồi xuống đây, ta nói chuyện niềm tự hào đất nước - Ảnh 5.

Có lẽ với nhiều người, được rong ruổi quán xá, la cà vỉa hè hay cuối tuần sang chảnh một chút ở nhà hàng là niềm mong mỏi nhất khi hết dịch. Mấy ngày nay trên mạng mọi người truyền tay nhau danh sách "30 điều nhất định phải làm sau khi hết dịch", quan trọng là hết 3/4 list được sinh ra cho nhu cầu... khoả lấp chiếc bụng đói. Nào là cơm tấm, gà chiên, bún thịt nướng, bánh mì, bún đậu cho đến trà sữa, rau má, trái cây, cà phê… Đừng nói đến hội food-aholic, ngay cả những trái tim ngày thường không mấy mặn mà với chuyện ăn uống giờ cũng đã bắt đầu ngứa mồm ngứa miệng rồi kia kìa!

"Muốn ăn thì lăn vào bếp" - câu này chưa bao giờ đúng như bây giờ! Bằng chứng là chỉ trong vòng 1 tháng qua, chúng ta thấy sự lên ngôi của hàng loạt hội nhóm chuyên về nấu nướng tại gia, nổi bật nhất chính là hội "Yêu bếp" với hơn 1 triệu thành viên. Có những người cả đời chỉ biết úp mì với chiên trứng nhưng cũng đã được truyền cảm hứng để trổ tài khéo tay hay làm, thử nghiệm những công thức mới hay chuyên nghiệp hơn là mua hẳn cả những bộ dụng cụ làm bếp để thỏa mãn đam mê mới toanh. Lướt newsfeed 10 người thì phải đến 6-7 tấm ảnh chụp mâm cơm nhà vừa ngon mắt vừa ngon miệng, tự dưng thấy thời gian ở nhà cũng ý nghĩa quá chừng!   

Vì hạn chế ra đường nên dễ dàng nhận thấy các dịch vụ online nở rộ hơn hẳn ngày thường. Từ các ứng dụng đi chợ giúp, các shop online và cả dịch vụ ship đồ ăn đều hoạt động hết công suất để phục vụ nhu cầu của người dùng. Rất nhiều bạn trẻ đã ý thức được tầm quan trọng của việc ở nhà, từ đó thay đổi hẳn phong cách sống nói chung lẫn phong cách ăn uống nói riêng.

Khi “Ăn ở nhà” vượt ngoài giá trị đoàn viên: Ngồi xuống đây, ta nói chuyện niềm tự hào đất nước - Ảnh 6.

Thay vì lên mạng than buồn hay nhìn thời gian lãng đãng trôi qua, nhiều bạn trẻ và gia đình tìm đến những dịch vụ đặt hàng online rồi ship đến tận nhà. Cứ tưởng là sẽ không thoải mái như khi ăn tại hàng, nhưng cái gì làm riết cũng thành quen. Hoá ra việc ăn uống tại nhà cũng thú vị lắm. Chẳng cần phải hì hục chuẩn bị rồi chạy xe miệt mài tìm quán, tất cả những gì cần làm là ngồi trong nhà, chọn những món thân thuộc, chờ shipper giao đến tận cửa rồi thưởng thức ngon lành.

Tôi chợt nhận ra rằng, chưa bao giờ mình có dịp dẫn bố mẹ đi thưởng thức những món ăn ngon lành, mới mẻ mà tôi suốt ngày xuýt xoa khen. Mẹ đâu có mấy dịp được thưởng thức sushi, bố nào có biết gimbab là gì. Những bữa ăn đổi món, thay vì để mẹ vất vả nấu ăn và giờ đây tôi chỉ cần gọi đồ về nhà, khiến không khí gia đình trở nên vui vẻ hơn, quan tâm đến nhau hơn. Thế giới ẩm thực của người trẻ và người lớn tuổi dường như cũng không còn khoảng cách khi cả nhà có thể gọi đồ ăn mình yêu thích và chia sẻ với nhau.

Trong những ngày này, chúng ta nói nhiều về những cách thể hiện tình yêu của mình với Tổ quốc mà không nhận ra ăn tại nhà chính là hành động đơn giản nhưng thiết thực nhất để làm tròn nghĩa vụ công dân, đồng thời bảo vệ sức khoẻ của bản thân và những thành viên khác trong gia đình! Ngoài hạn chế tiếp xúc theo đúng yêu cầu giãn cách xã hội, ăn uống tại nhà còn đảm bảo an toàn tối đa khi chúng ta được sử dụng chén đĩa, muỗng đũa cá nhân. Nếu đặt đồ ăn qua các ứng dụng giao hàng, bạn còn có thể tự vệ sinh, khử trùng bao bì trước khi sử dụng. 1 người, 100 người rồi 1 triệu, 10 triệu người - chỉ một hành động, một thông điệp nhỏ nhưng khi được lan tỏa rộng rãi sẽ tạo nên những hiệu ứng khổng lồ, đem đến những thay đổi tích cực.

Hiểu được điều này, BAEMIN - "chuyên gia giao đồ ăn" đã cho ra đời chiến dịch mới toanh mang tên "Ăn ở nhà cũng ngon" nhằm đem đến những trải nghiệm ẩm thực đa dạng cho khách hàng, đồng thời chung tay hỗ trợ các đối tác nhà hàng trong mùa Covid-19. Chiến dịch này với hashtag #anonhacungngon đã nhận được sự đón nhận lớn từ cộng đồng. Hàng chục food-blogger có sức ảnh hưởng như Nofoodphobia, Trang Nhím Tròn, Ăn Sập Sài Gòn, Bà Chúa Vỉa Hè, Tebefood, Eatwithmynoreo, Iamfoodtester... cùng hàng trăm nhà hàng, thương hiệu F&B lớn như Runam Bistro, Phúc Long, Mr.Steak, Maison Marou, Al Fresco’s… đã cùng BAEMIN đem thông điệp này đến với hàng triệu khách hàng.

Không chỉ là lời kêu gọi trong giai đoạn giãn cách xã hội, BAEMIN còn hi vọng rằng các bạn trẻ cùng gia đình sẽ hạn chế tụ tập ngoài đường ngay cả khi thời hạn cách ly đã kết thúc nhằm đảm bảo cho sự an toàn của mỗi người khi dịch Covid-19 vẫn đang hoành hành.

"Ăn ở nhà cũng ngon" thì tại sao phải nghĩ! Quyết tâm, cùng nhau chúng ta sẽ vượt qua đại dịch!