KATINAT đổi định vị, khẳng định chiến lược sản phẩm từ nông sản Việt

Ngày 19/4 vừa qua, sau 8 năm đi cùng định vị "Katinat Saigon Kafe", thương hiệu chuỗi đồ uống KATINAT thay đổi định vị mới: KATINAT Coffee & Tea House. Qua đó khẳng định chiến lược phát triển sản phẩm đi từ giá trị nông sản Việt.

"Katinat SaiGon Kafe" - cái tên của chuỗi đồ uống quen thuộc lấy cảm hứng từ mảnh đất Sài Gòn. Sau một thời gian thấu hiểu và lắng nghe, KATINAT quyết định thay đổi định vị thương hiệu thành KATINAT Coffee & Tea House, từ đó hướng đi tiếp theo được hứa hẹn sẽ mang đến câu chuyện sản phẩm đến từ các vùng đất mà không chỉ dừng lại ở Việt Nam.

Điều này cho thấy, khi quyết định thay đổi, KATINAT vẫn giữ liên kết với giá trị cốt lõi ban đầu, đồng thời cũng thổi vào một làn gió mới, hướng đến giá trị bền vững và trải nghiệm sản phẩm chất lượng đến khách hàng.

KATINAT đổi định vị, khẳng định chiến lược sản phẩm từ nông sản Việt - Ảnh 1.

KATINAT Bạch Đằng, một trong những điểm tụ tập đông đúc của giới trẻ Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Instagram @khanhdidoday

Thương hiệu đồ uống Việt Nam nổi tiếng với giới trẻ này - thuộc Công ty Cổ phần Café KATINAT - đến nay đã có nhiều bước chuyển mình ngoạn mục.

Tại thời điểm cuối năm 2021, dù thị trường FnB không ổn định, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu cho giải trí, cà phê, KATINAT lại nhận thấy "trong nguy có cơ", là một thời điểm thích hợp để nắm bắt cơ hội và phát triển vào sự tăng trưởng của chuỗi.

Từ 2022 trở lại đây, hành trình ra mắt sản phẩm mới và việc mở rộng đối tác chiến lược cũng giúp thương hiệu tăng trưởng nhanh chóng. Gần đây nhất là sản phẩm Cóc Cóc Đác Đác làm rộ nên hương vị tươi mát cho mùa hè. Trước đó, thương hiệu cũng gây được tiếng vang với Bơ Già Dừa Non, một sản phẩm với hương vị rất được lòng khách hàng cả trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, thương hiệu cũng hướng đến mục tiêu lan toả lợi ích cộng đồng thông qua các dự án thiện nguyện như ‘1.000 đồng Nuôi Em’ - đánh dấu sự hợp tác giữa KATINAT và ứng dụng ví điện tử MoMo, ‘Góp sách vùng cao - Trao em tri thức', …

KATINAT đổi định vị, khẳng định chiến lược sản phẩm từ nông sản Việt - Ảnh 2.

Cửa hàng KATINAT Đồng Khởi cũ với logo Katinat SaiGon Kafe (2016). Ảnh: KATINAT

KATINAT đổi định vị, khẳng định chiến lược sản phẩm từ nông sản Việt - Ảnh 3.

Cửa hàng Đồng Khởi "khoác áo mới" với logo đã thay đổi Coffee & Tea House (2023). Ảnh: KATINAT

Tham gia vào ngành FnB, KATINAT luôn nhấn mạnh xoay quanh các chiến lược cốt lõi, đều hướng đến mục tiêu đem lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng: Không ngừng nâng cấp chất lượng sản phẩm; Không gian thiết kế ấn tượng, bắt mắt; Truyền thông quan tâm đến nhóm người tiêu dùng trẻ.

Trong đó, về chiến lược phát triển sản phẩm cùng slogan 2024: "Hành trình chinh phục phong vị mới", thương hiệu với thay đổi chính tập trung trong "Dòng Trà và Cà phê". Từ đây, thương hiệu hứa hẹn dẫn dắt người uống qua hành trình độc đáo của hương vị, với nguyên liệu từ vùng đất được mang về và liên tục được tinh chỉnh từ bàn tay nghệ nhân.

KATINAT đổi định vị, khẳng định chiến lược sản phẩm từ nông sản Việt - Ảnh 4.

KATINAT hứa hẹn hành trình luôn bắt đầu từ việc chọn lựa nguyên liệu kỹ càng từ các vùng đất trù phú, cho đến sự chỉn chu trong việc bảo quản, pha chế từ bàn tay nghệ nhân.

Trà là một trong những dòng sản phẩm cốt lõi của KATINAT. Ông Lê Ngọc Khánh (Đồng sáng lập KATINAT Coffee & Tea House) chia sẻ, trà là dòng sản phẩm có nhu cầu vô cùng lớn trên thị trường FnB. Nước ta có rất nhiều nguồn nông sản chất lượng nhưng phần lớn đang sử dụng cho mục đích xuất khẩu, vì vậy, thương hiệu muốn tận dụng nguồn nguyên liệu này để nâng tầm giá trị nông sản Việt, luôn lấy nguồn nguyên liệu chất lượng từ chính vùng trồng trà nước ta và nâng cấp chúng với các công thức kết hợp sáng tạo, đổi mới. Nhờ đó, sản phẩm của KATINAT trong thời gian vừa qua luôn được đón nhận dẫu cho thị trường thay đổi nhanh như hiện tại.

"Bằng việc thông tin về nguồn nông sản, KATINAT thể hiện sự cam kết đối với chất lượng và nguồn gốc sản phẩm, đồng thời hỗ trợ đáng kể cho cộng đồng địa phương (Buôn Mê Thuột, Bảo Lộc, Đà Lạt, Mộc Châu vv…). Hành trình chinh phục phong vị mới của KATINAT sẽ không chỉ dừng lại ở Việt Nam, mà còn nhắm đến các hương vị đặc trưng của vùng đất khắp thế giới."

Ông chia sẻ thêm: "KATINAT phát triển đến hiện tại là nhờ vào nỗ lực của toàn bộ tập thể trong công ty. Đặc biệt, sự hỗ trợ về mặt chiến lược của các cổ đông trong công ty là rất quan trọng, và vì ai cũng có đam mê trà và cà phê, KATINAT mới tìm thấy được đường hướng phát triển rõ ràng như hiện tại."

KATINAT đổi định vị, khẳng định chiến lược sản phẩm từ nông sản Việt - Ảnh 5.

Oolong Ba Lá - Một trong những sản phẩm trà sữa cốt lõi của thương hiệu, sử dụng nguyên liệu trà oolong thượng hạng hái trên đồi trà cao hơn 1000 mét. Ảnh: KATINAT

Được hỏi sâu hơn về chiến lược phát triển sản phẩm, ông Lê Ngọc Khánh chia sẻ: "Việc phát triển sản phẩm từ đâu là một chuyện, nhưng để đứng vững trong thị trường FnB đầy biến động thì doanh nghiệp nhất định phải liên tục đổi mới, luôn luôn hướng tới sự phát triển, không ngừng thay đổi để tồn tại".

Đặc biệt với ngành B (Beverage: đồ uống) thì tốc độ ngành phát triển rất nhanh & khốc liệt. Mỗi một xu hướng đồ uống mới nổi theo tôi chỉ có thể giữ vững "spotlight" của nó lâu nhất là 3-4 năm nếu không có sự cải tiến. Hơn nữa, việc thay đổi được thói quen của một khách hàng, khiến họ muốn thử một đồ uống mới và cảm thấy thích, thì đó chính là thành công trong ngành Beverage này."

Ông cho rằng, việc không ngừng cải tiến sản phẩm là yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp FnB:

"Trong menu KATINAT, một số key hero mặc dù là signature thời điểm này nhưng vẫn sẽ có thể bị loại khỏi menu trong 1 vài năm tới, thậm chí thay đổi phương pháp chế biến làm nước. Chúng tôi cho phép toàn diện mọi thứ đều mở, linh hoạt thay đổi.

Ví dụ như chúng tôi nhận thấy Bơ 034 Đà Lạt là một trong những loại nông sản đắt giá nhất của Việt Nam, nhưng chúng chỉ mới xuất hiện thuần tại các thức uống như sinh tố vỉa hè. Chúng tôi nghĩ có lẽ loại nông sản này cần một khoảng đầu tư lớn hơn để làm bật lên vị ngon của nó. Vì thế, KATINAT chọn kết hợp Bơ 034 với sữa dừa non cùng lớp mầm hạt điều rang phía trên, tạo nên Bơ Già Dừa Non có vị ngọt thanh, nhai cùng lớp hạt điều giòn tan vui miệng. Thành quả rất được khách hàng KATINAT đón nhận, thậm chí doanh số có giai đoạn vượt cả món "thâm niên" là Trà Sữa Chôm Chôm."

KATINAT đổi định vị, khẳng định chiến lược sản phẩm từ nông sản Việt - Ảnh 6.

Bơ Già Dừa Non - Món nước vừa ra mắt hè thu 2023 tại KATINAT được giới trẻ yêu thích. Ảnh: KATINAT

KATINAT đổi định vị, khẳng định chiến lược sản phẩm từ nông sản Việt - Ảnh 7.

Dòng sản phẩm Cà Phê Phin Mê với công thức cà phê phin truyền thống cùng nguồn nguyên liệu lấy từ hạt cà phê Robusta Buôn Mê Thuột, cải tiến bằng việc kết hợp Sữa Dừa Non (Mê Dừa Non), Kem Cheese (Mê Phô Mai)

Trải nghiệm khách hàng trong ngành FnB luôn là yếu tố được chú trọng hơn cả. Một nơi thưởng thức đồ uống có thể tuyệt vời từ không gian, dịch vụ,... nhưng cốt lõi nhất vẫn là chất lượng sản phẩm. Thương hiệu đồ uống đến từ Việt Nam này sau chiến dịch tái định vị thương hiệu hứa hẹn sẽ mang lại nhiều trải nghiệm mới hay ho cho khách hàng, bằng việc mang những sự kết hợp độc đáo trên "hành trình chinh phục phong vị mới".

Tin Cùng Chuyên Mục
Care For Việt Nam nỗ lực khai phá tiềm năng thị trường thực phẩm chức năng

Care For Việt Nam nỗ lực khai phá tiềm năng thị trường thực phẩm chức năng

Ý thức về chăm sóc sức khỏe của người Việt ngày một nâng cao và điều này ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu tiêu dùng. Theo xu thế đó, các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, bổ sung dinh dưỡng như thực phẩm chức năng (TPCN) ngày càng được quan tâm, với mức tăng trưởng đáng kinh ngạc theo báo cáo vài năm trở lại đây.
Tin mới