Hành trình thay đổi thói quen chăm sóc sức khỏe của người Việt: Đã đến lúc hành động ngay - Ảnh 1.

Sức khỏe luôn được coi là tài sản vô giá của mỗi người. Tuy nhiên, trước vô vàn yếu tố như sự xuất hiện của các dịch bệnh, những áp lực trong công việc cũng như trong cuộc sống không ngừng gia tăng, lối sống lười vận động hoặc sở thích dùng thức ăn nhanh, đã khiến cho sức khỏe của mỗi chúng ta dần trở nên kém đi. Đó là lý do vì sao Tổ chức Y tế Thế giới gọi giai đoạn 2010 - 2020 là ‘Thập niên Xương khớp’ hay dân văn phòng trở thành ‘miếng mồi ngon’ cho đau vai gáy, béo phì, stress,...  và hàng loạt các vấn đề khác nữa về sức khỏe.

Tất cả những điều này gióng lên hồi chuông cảnh báo: Đã đến lúc mỗi người dân cần hành động để có một sức khỏe tốt, để tận hưởng cuộc sống hiện tại và để sống lâu, sống khỏe.

Hành trình thay đổi thói quen chăm sóc sức khỏe của người Việt: Đã đến lúc hành động ngay - Ảnh 2.

Trong 20 năm trở lại đây, sức khỏe của người Việt đã có sự cải thiện đáng kể. Theo đó, người dân đã có ý thức hơn trong việc nâng tầm chất lượng cuộc sống bằng việc có một sức khỏe tốt.

Nhớ lại quãng thời gian cách đây 20 năm, cả nước cố gắng đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, phát triển văn hóa và ổn định xã hội... Sau nỗ lực đó, tình hình tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2000 - 2010 khá cao với mức GDP tăng trưởng đều. Cụ thể, vào năm 2000, GDP đạt mức 31 tỷ USD nhưng 10 năm sau đó, con số này đã cao gấp 3 lần ở mức 101 tỷ USD. Điều này kéo theo GDP trên đầu người cũng có sự tăng trưởng, tuy nhiên với mức 1.168/USD/người/năm (khoảng 20 triệu đồng/người/năm) thì con số này vẫn còn khiêm tốn và người dân vẫn chưa đạt được mức sống cao. 

Theo Niên giám Thống kê y tế năm 2010 (Bộ Y tế), tình hình khám chữa bệnh trong giai đoạn 2000 - 2010 có tín hiệu đáng mừng khi số khám chữa bệnh truyền nhiễm giảm dần, nhưng số khám chữa bệnh không lây nhiễm lại gia tăng. Cụ thể, tỷ trọng các bệnh không lây nhiễm trong năm 2006 là 62%, nhưng tới năm 2010, con số này đã lên mức 72%. 

Các bệnh không lây nhiễm có thể kể đến như tiểu đường, huyết áp cao, bệnh lý về xương khớp, tâm thần,...

Trong giai đoạn này, sản xuất kinh doanh chưa được công nghiệp hóa nhiều, lao động vẫn chủ yếu dựa vào sức người. 

Thêm vào đó, cơ sở vật chất dành cho y tế vẫn còn nghèo nàn, người dân còn thiếu hiểu biết về việc chăm sóc sức khỏe. Nhiều người vẫn sử dụng các bài thuốc dân gian truyền miệng không có cơ sở khoa học, chữa bệnh bằng mẹo hoặc tự điều trị bệnh, uống thuốc bừa bãi. Việc chăm sóc sức khỏe từ sớm một cách chủ động, khám sức khỏe định kỳ chưa được chú trọng. 

Tuy nhiên, có một tín hiệu đáng mừng đó là một bộ phận dân cư ở thành phố lớn đã bắt đầu có thói quen chăm sóc sức khỏe, tuy đơn giản nhưng là nền tảng nhận thức quan trọng để tận hưởng cuộc sống dài lâu. Người dân đã có thói quen chạy bộ, đạp xe, tập dưỡng sinh, sử dụng các dụng cụ massage cầm tay thô sơ để giải tỏa các cơn đau mỏi.

Hành trình thay đổi thói quen chăm sóc sức khỏe của người Việt: Đã đến lúc hành động ngay - Ảnh 3.

Trong vòng 10 năm trở lại đây, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, mức thu nhập tăng, tỷ lệ sử dụng internet trong cộng đồng cư dân lớn dần, ý thức và cách chăm sóc sức khỏe của người dân cũng dần thay đổi. Trong lao động, máy móc dần thay thế con người, sức người dần được giải phóng. Sự nở rộ của y tế cơ sở, thành tựu y tế, sáng chế mới trong phục vụ và chăm sóc sức khỏe, sự ra đời của nhiều bệnh viện tư nhân, phòng khám tư, dịch vụ bác sĩ gia đình, giúp cho người dân tiếp cận với dịch vụ y tế dễ dàng hơn. 

Tuy nhiên, nhóm người dân có thói quen quan tâm tới chăm sóc sức khỏe từ sớm vẫn còn khá nhỏ so với mặt bằng chung dân số. Mặc dù vậy, với nhận thức kịp thời, họ đã bắt đầu duy trì đều đặn các hoạt động chăm sóc sức khỏe, các câu lạc bộ hoạt động ngoài trời được phát triển trong các cộng đồng dân cư: tập aerobic, tập thể dục, chạy bộ, đạp xe, các phòng tập thể dục bắt đầu phát triển. Nhiều người dân cũng có thói quen sử dụng xe đạp tập, máy chạy bộ tại nhà hoặc tại các câu lạc bộ thể dục thể thao.

Cùng với đó là sự phát triển của một vài trung tâm thiết bị hỗ trợ sức khỏe uy tín, đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận dân cư này.

Hành trình thay đổi thói quen chăm sóc sức khỏe của người Việt: Đã đến lúc hành động ngay - Ảnh 4.

Theo thống kê, sự phát triển của kinh tế, xã hội, y học và đặc biệt là nhận thức về chăm sóc sức khỏe… đã giúp cho người dân Việt Nam có tuổi thọ trung bình cao hơn so với trước đây. Trong giai đoạn 2016 - 2020, mỗi năm tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh của người dân Việt Nam tăng 0,1 năm, từ 73,4 vào năm 2016 tăng lên 73,7 năm 2020.

Thế nhưng, mặt trái của sự phát triển này đã kéo theo không ít hệ lụy cho sức khỏe. Công việc dần nhàn nhã hơn nhưng thói quen ngồi văn phòng quá nhiều khiến cho tình trạng bệnh về xương khớp, tinh thần,...  không những không giảm mà còn trẻ hóa. 

Nhiều bệnh nhân mắc bệnh xương khớp từ khi còn rất trẻ. Ví dụ như chị B.N (28 tuổi), một nhân viên văn phòng cho hay chị bị đau cổ vai gáy từ lúc 24 tuổi. Chị kể: “Có những ngày cổ thì đau, đầu thì ê, vai đau nhức, nhấc tay không nổi”.

Hay như chị T.T (39 tuổi) - một họa sĩ cho biết: chị cũng bị các triệu chứng cổ vai gáy gần 10 năm nay. Do đặc thù công việc, chị thường xuyên phải ngồi nhiều giờ để vẽ. Trước đây, thấy cổ đau nhức, chị cho rằng cứ để qua một vài ngày rồi sẽ đỡ. Thế nhưng lâu dần, bệnh ngày càng chuyển nặng. Nhiều lần chị phải vào viện để điều trị. Không chỉ nhức mỏi vai gáy, chị T cũng thường xuyên bị đau mỏi lưng.

Anh Q.C (43 tuổi) - giám đốc dự án: vì công việc quá bận rộn, ngồi văn phòng và nhiều bữa rượu bia tiếp khách nên anh thường xuyên bị đau đầu, nhức khớp xương do bệnh gút và thừa cân.

Đau nhức xương khớp là một tình trạng vô cùng phổ biến trong đại bộ phận dân cư. Từ những ví dụ ở trên có thể thấy rằng nếu các triệu chứng bị bỏ qua, lâu ngày sẽ phát triển thành bệnh lý. Lúc ấy, không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng tới công việc mà còn gây tốn kém chi phí điều trị.

Không những thế, đau cổ vai gáy cùng với đường kinh lạc và khí huyết của cơ thể còn ảnh hưởng tới hàng loạt các vấn đề sức khỏe khác. Cùng với đó là các thói quen ăn uống không khoa học, việc thường xuyên không giải tỏa được căng thẳng trong công việc, cuộc sống cũng đã được chứng minh gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe hệ miễn dịch, tim mạch, xương khớp, thần kinh,...

Từ đó có thể thấy rằng, đau cổ vai gáy có thể không phải là một triệu chứng quá nguy hiểm, tuy nhiên khi trở thành bệnh lý thì sẽ có những hệ lụy khôn lường, ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể và làm giảm chất lượng cuộc sống

Việc đối phó với các cơn đau do xương khớp cũng có nhiều thay đổi đáng kể. Trước đây, người dân thường sử dụng các dụng cụ chăm sóc sức khỏe thô sơ như dụng cụ massage chân bằng gỗ, đấm lưng bằng tay hoặc dùng con lăn lưng cầm tay. Thế nhưng, nhờ sự phát triển của khoa học, công nghệ, các dụng cụ này đã được cải tiến thành gối massage, máy massage chân, ghế massage tích hợp nhiều tính năng tiện lợi…

Thế nhưng, có điều đáng nói là thói quen chăm sóc sức khỏe của nhiều người vẫn theo nếp từ xưa: Đau, ốm mới tìm đến bệnh viện, mệt mỏi, kiệt quệ mới nghĩ đến việc bồi bổ, luyện tập. Việc chăm sóc sức khỏe hoàn toàn thụ động, ‘phó mặc’ cho bộ máy sinh học của cơ thể hoạt động, khi quá tải phải ngừng (đau, mệt mỏi...) mới quan tâm đến.

Nhiều người vẫn mặc định ‘già thì phải có bệnh’ hay gán cho một số bệnh như xương khớp, là bệnh của người già. Tâm lý ‘có bệnh mới chữa’ hình thành từ xa xưa vẫn không hề thay đổi. 

Các thói quen tập luyện thể dục thể thao, đơn giản nhất là massage, cũng chưa được chú trọng. 

Điều này khiến cho tuổi thọ trung bình của người Việt đã tăng nhưng thực tế, người Việt lại đang phải sống chung với gánh nặng đau ốm.

Tất cả những nỗi thờ ơ này là lý do vì sao một bộ phận người Việt chìm trong bệnh tật khi về già.

Hành trình thay đổi thói quen chăm sóc sức khỏe của người Việt: Đã đến lúc hành động ngay - Ảnh 5.

Theo các chuyên gia, có 2 chỉ số cực kỳ quan trọng mà tất cả mọi người cần phải thuộc lòng khi chăm sóc sức khỏe cho bản thân là huyết áp và đường huyết. Đây là chỉ số cần theo dõi suốt đời. Vì mọi sự thay đổi của 2 chỉ số này đều có thể ảnh hưởng tới hoạt động sinh lý của một cơ thể bình thường.

Ngoài ra, việc không quan tâm đến khám sức khỏe định kỳ, bỏ qua các cơn đau thoáng qua, không tập luyện thể dục thể thao, lối sống thiếu lành mạnh, thức khuya, ăn uống không khoa học mà buông thả theo sở thích, khiến cho chất lượng cuộc sống suy giảm, làm tiền đề cho bệnh tật phát triển.

Theo thống kê, những năm gần đây, đau vai gáy nghề nghiệp, rối loạn tiền đình, trầm cảm, béo phì, ‘nghiện’ thiết bị điện tử,... được coi là ‘đặc sản’ của người trẻ tuổi và dân văn phòng.

Hành trình thay đổi thói quen chăm sóc sức khỏe của người Việt: Đã đến lúc hành động ngay - Ảnh 6.

Còn đối với người lớn tuổi, nguy cơ bệnh tật cao hơn nhiều. Tuy nhiên, hiện nay một số trường hợp người lớn tuổi chưa được người thân quan tâm đúng mức tới việc giúp họ chăm sóc sức khỏe. Cũng vì lẽ đó, nhiều người dù sống thọ, nhưng mang gánh nặng bệnh tật dai dẳng, chất lượng sống không cao.

Theo các chuyên gia, nếu như ở độ tuổi đôi mươi là độ tuổi ‘chín muồi’ của sức khoẻ, thì tới độ tuổi 30, một số bệnh tật bắt đầu xuất hiện với các triệu chứng mờ nhạt, chỉ có chủ động chăm sóc sức khỏe mới phát hiện sớm để phòng ngừa. Tới độ 40 tuổi, các bệnh tật sẽ có triệu chứng rõ ràng hơn và tới 50 tuổi trở đi sẽ bắt đầu giai đoạn sức khoẻ đi xuống.

Do vậy, lý do bận rộn hay "tôi đang khỏe, cần gì luyện tập, bồi dưỡng cơ thể…", đều là những suy nghĩ sai lầm, có thể khiến bản thân và gia đình đánh mất cơ hội có một sức khỏe sung mãn, chất lượng cuộc sống cao từ khi còn trẻ đến lúc về già.

Cách đây hơn 70 năm (1948), Tổ chức Y tế Thế giới đã định nghĩa: "Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và không phải chỉ bao gồm tình trạng không có bệnh hay thương tật".

Điều này có nghĩa là con người chỉ có thể tận hưởng trọn vẹn cuộc sống, tận hưởng khoảng thời gian sum họp gia đình nếu có những phút thư giãn, nghỉ ngơi và bỏ qua những điều độc hại đối với sức khỏe.

Cơ thể con người không phải là một cỗ máy hoạt động hết công năng, mà ngay cả một cỗ máy để hoạt động tốt cũng cần phải được bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên. Con người cũng vậy, cũng phải cho cơ thể "xả hơi", tận hưởng cuộc sống, tái tạo năng lượng.

Để có một sức khỏe tốt, sống thọ, sống không bệnh tật, mọi người cần chú trọng hơn cho việc chăm sóc sức khỏe khi chưa có bệnh. Đừng để đến lúc phải lấy toàn bộ tiền tiết kiệm mang ra trả cho tiền giường bệnh.

Hành trình thay đổi thói quen chăm sóc sức khỏe của người Việt: Đã đến lúc hành động ngay - Ảnh 7.

Theo khảo sát do Nielsen thực hiện vào quý 2/2020, sức khỏe và đảm bảo việc làm là hai mối quan tâm hàng đầu của người dân Việt Nam.

Các chuyên gia nhận định, sau Covid-19 đây chính là thời điểm “vàng” để người dân biết cách tự chăm sóc sức khỏe tại nhà. 

Theo định nghĩa từ WHO, “tự chăm sóc sức khỏe” là khi cá nhân, gia đình và cộng đồng có khả năng tự chăm sóc cho nhu cầu thể chất, kiểm soát các vấn đề bệnh lý nhẹ và các chứng bệnh mạn tính của bản thân.

Tự chăm sóc sức khỏe tại nhà là giải pháp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe cộng đồng. Theo TS.BS Mason L. Cobb, FACS, Chủ tịch phòng khám quốc tế Victoria Healthcare, 5 hoạt động có thể áp dụng để tự chăm sóc sức khỏe gồm: Tập thể dục thường xuyên, duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng và giảm muối, giảm căng thẳng thông qua thiền định hoặc yoga, ngủ đủ giấc, trang bị kiến thức tự chăm sóc sức khỏe để kiểm soát bệnh lý nhẹ và mạn tính kết hợp chủ động tầm soát bệnh không lây nhiễm.

Ngoài tập thể dục như đạp xe, chạy bộ và các hoạt động như thiền, yoga… thì massage cũng là một phương pháp vật lý trị liệu đã được sử dụng từ thuở xa xưa. Massage chính là liệu pháp giúp cơ thể khỏe khoắn, dẻo dai, tươi trẻ, khai thông kinh lạc và thư giãn toàn thân.

Hành trình thay đổi thói quen chăm sóc sức khỏe của người Việt: Đã đến lúc hành động ngay - Ảnh 8.

Theo nhiều nghiên cứu, massage có vai trò cực có lợi đối với sức khỏe tổng thể. Massage giúp giảm căng thẳng, giảm đau nhức bằng cách điều chỉnh, tăng cường lưu lượng máu đến các cơ quan trong cơ thể, từ đó giúp cơ thể thích ứng với sự căng thẳng khi làm việc.

Massage có tác động lớn lên hệ cơ xương khớp, giúp thả lỏng toàn thân và giảm mệt mỏi. Không những thế, massage còn giúp máu lưu thông tốt hơn, bổ sung kịp thời oxy và dinh dưỡng cần thiết cho cơ bắp, xương, khớp cũng như các bộ phận khác; thúc đẩy sự hấp thu chất dinh dưỡng, bài tiết chất thải để tăng cường và hỗ trợ vận động. Việc máu lưu thông tốt cũng giúp cho huyết áp - một chỉ số quan trọng của cơ thể - luôn ổn định.

Việc bài tiết chất độc hại trong máu cũng giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các rối loạn chuyển hóa như tiểu đường hoặc mỡ máu cao.

Ngoài ra, massage còn là hoạt động hiệu quả giúp tăng cường hệ miễn dịch, hệ hô hấp; ổn định hệ tiêu hóa; thư giãn tinh thần để cơ thể có giấc ngủ ngon hơn.

Có rất nhiều cách massage khác nhau ở các vị trí khác nhau trên cơ thể như gan bàn chân, phần đầu và toàn cơ thể. Việc massage có thể dễ dàng, tiện lợi hơn với các sản phẩm chuyên dụng như ghế, gối, đệm,..

Với những người bận rộn, ngoài massage, việc luyện tập chủ động với máy chạy bộ, xe đạp cũng rất phù hợp

Hành trình thay đổi thói quen chăm sóc sức khỏe của người Việt: Đã đến lúc hành động ngay - Ảnh 9.

Poongsan là thương hiệu đến từ Hàn Quốc với hơn 37 năm nghiên cứu và phát triển các thiết bị chăm sóc sức khỏe. Tại Việt Nam, Poongsan có mặt từ năm 2001, đến nay có thể nói Poongsan là thương hiệu thiết bị chăm sóc sức khỏe lâu đời nhất và là bạn đồng hành của hàng triệu gia đình Việt.

Poongsan tự hào luôn là thương hiệu cải tiến, đổi mới theo sự phát triển của cuộc sống hiện đại với chức năng đấm êm ái, sâu, chính xác và chi phí phù hợp với tất cả mọi gia đình.

Chị Thu Thảo (40 tuổi – NVVP, sống tại Hà Nội), cho biết trước đây chị thường bị đau cổ vai gáy hành hạ khiến giảm khả năng tập trung làm việc và khó thay đổi tư thế. Khi được một người bạn giới thiệu dùng sản phẩm ghế massage của Poongsan, các triệu chứng đau vai gáy của chị đã giảm. Giờ đây, chị Thảo cảm thấy sức khỏe của mình được cải thiện rất nhiều.

Hay như trường hợp của bác Thành (56 tuổi tại Hà Đông, Hà Nội), có tiền sử bị tai biến mạch máu não nên khó khăn trong vận động, sinh hoạt. Để cải thiện sức khỏe, bác Thành đã tìm đến sản phẩm của Poongsan kết hợp với việc kiên trì tập vật lý trị liệu. Đến nay sức khỏe của bác đã cải thiện nhiều, có thể chủ động hơn trong các sinh hoạt hàng ngày.

Trong hành trình thay đổi thói quen chăm sóc sức khỏe của người Việt hơn 20 năm qua, Poongsan tự hào là thương hiệu đồng hành như một người bạn tri âm tri kỷ với sức khỏe của hàng triệu gia đình. Poongsan đã ngày một cải tiến, phát triển để đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng của mọi người. 

Mỗi sản phẩm của Poongsan như ghế massage, máy chạy bộ, xe đạp tập, thiết bị massage được thiết kế dựa trên nghiên cứu khoa học và sản xuất với sự giám sát nghiêm ngặt để đảm bảo đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn y tế khắt khe nhất.

Các sản phẩm của POONGSAN cũng đã được phê duyệt và phân loại theo các tiêu chuẩn ISO 13485. Tại Việt Nam, theo báo cáo nghiên cứu thị trường của Nielsen năm 2020 về ngành hàng ghế massage, Poongsan đã vươn lên trở thành thương hiệu ghế massage uy tín mang đến giải pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện cho hàng triệu gia đình Việt.

Để tận hưởng và nâng tầm cuộc sống, mỗi chúng ta hãy hành động ngay lúc này. Hãy nâng cao ý thức chăm sóc sức khỏe của bản thân, hãy sáng suốt trong việc chọn lựa các phương thức thực hiện và đừng quên những ‘người bạn’ đã đồng hành trong suốt hơn 20 năm hành trình thay đổi thói quen chăm sóc sức khỏe của người Việt. Hãy chung tay hành động vì một Việt Nam khỏe mạnh. 

Hành trình thay đổi thói quen chăm sóc sức khỏe của người Việt: Đã đến lúc hành động ngay - Ảnh 10.
Janh
Theo Trí Thức Trẻ