Phá bỏ những định kiến về cách chi tiêu của Gen Z, thế hệ này chỉ đơn giản là những người trẻ có suy nghĩ độc đáo về mọi mặt bao gồm cả tài chính.
Gen Z là thế hệ đầu tiên truy cập 24/7 vào Internet, các thiết bị công nghệ hiện đại và phương tiện truyền thông xã hội kể từ khi sinh ra. Họ là những người có sự gắn kết và thoải mái nhất với công nghệ, cũng là thế hệ bị chi phối nhiều nhất bởi sự phát triển như vũ bão của kỹ thuật số.
Bên cạnh đó, nhiều người cho rằng Gen Z còn quá trẻ để có thể kiểm soát công nghệ, thay vào đó, họ phần lớn bị ảnh hưởng tiêu cực bởi sự hiện đại hoá này. Đặc biệt, bởi vì "hưởng thụ" sự thuận tiện khi mua sắm qua MXH, hình thức thanh toán online hay sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, Gen Z được cho là thế hệ chỉ biết tiêu tiền và tận hưởng cuộc sống.
Không khó để bắt gặp các cuộc thảo luận "nảy lửa" trong kỳ vọng thu nhập của sinh viên mới ra trường. Có người cho rằng mức lương 24 triệu đồng/tháng (khoảng 1000 đô la) là nằm trong tầm tay của người trẻ vừa tốt nghiệp ra trường. Cũng có ý kiến rằng 10 triệu đồng/tháng là thu nhập phổ biến với Gen Z vừa bước chân vào thị trường lao động.
Dù khó kết luận đâu mới là con số chính xác, có thể khẳng định rằng thu nhập trung bình hiện nay của người trẻ đã tăng khá nhiều so với khoảng 10 năm về trước. Cũng bởi điều này, Gen Z được cho là thế hệ sống mà chẳng có áp lực gì trên khía cạnh tài chính.
Bên cạnh đó, Gen Z không gặp phải rào cản khi tiếp cận với những điều mới. Do vậy, người trẻ không ngại chi tiêu thiếu kiểm soát, "tất tay" cho trải nghiệm, thường xuyên đi du lịch, xem phim, hội họp với bạn bè. Đúng như trend "Đen có thể trắng lại, hết tiền có thể kiếm lại, nhưng tuổi trẻ qua rồi thì không bao giờ tìm lại được". Đây là câu mở đầu được sử dụng trong các bài đăng chia sẻ trải nghiệm, đại ý mỗi trải nghiệm ở tuổi trẻ chỉ có 1 lần hãy trân trọng nó, còn tiền thì hoàn toàn có thể tích cóp và kiếm lại.
Trên thực tế, cùng với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số, có nhiều ngành nghề mới ra đời như KOL hay Influencer, bán hàng online... Gen Z được kỳ vọng sẽ "chạy nhanh" hơn các thế hệ đi trước trên con đường gia tăng thu nhập. Họ tiếp cận với công việc trên nền tảng MXH như làm thêm về content, hay tăng thu nhập thụ động như gửi tiết kiệm online dễ dàng.
Đồng thời, Gen Z sử dụng công nghệ để hỗ trợ quản lý chi tiêu, các ứng dụng trên điện thoại để dễ dàng theo dõi dòng tiền của bản thân. Lập ngân sách cũng trở thành thói quen của phần lớn người trẻ. Thu Trà (23 tuổi) đã có thói quen tiết kiệm từ thời đại học. Sau khi đi làm, có những tháng cô bạn tích lũy được 50%-70% lương thực nhận. Tiết kiệm là vậy, Thu Trà vẫn dành 10% để chi tiêu cho trải nghiệm. Người trẻ chi tiêu tiết kiệm nhưng không dè sẻn, luôn dành 1 phần để hưởng thụ nhưng vẫn trong phạm vi cho phép.
Gen Z là thế hệ quen với việc sử dụng các ứng dụng đặt vé máy bay, khách sạn, hay xem phim để tiết kiệm nhờ có những chiết khấu. Là người đồng hành tin cậy của Gen Z, VietinBank liên kết với ví ShopeePay đưa ra ra rất nhiều chương trình khuyến mãi. Nhận 5-6 đơn hàng là chuyện thường ngày, nhưng phần lớn là nhu cầu thiết yếu.
Đối với người trẻ, một trong những động lực đến văn phòng hằng ngày chính là niềm vui đơn giản khi nhận được đơn hàng. Đặc biệt sau những ngày siêu mua sắm, không khó để bắt gặp từng top dân công sở "tay xách, nách mang" nhận 5-6 đơn hàng.
Internet đã ngày càng khẳng định tầm quan trọng của mình khi khiến nhiều thứ trở nên dễ dàng hơn, chẳng hạn sự xuất hiện của các trang thương mại điện tử. Bên cạnh đó, nhờ MXH, người trẻ cũng dễ dàng tìm kiếm các mặt hàng hơn. Hình thức thanh toán online góp phần khiến việc mua sắm qua mạng thuận tiện hơn bao giờ hết. Song, điều đó cũng khiến nhiều người nảy sinh thắc mắc: Có phải Gen Z đang chi tiêu bốc đồng vì mua sắm online?
Với Gen Z, câu trả lời là "không". Mua sắm online giúp người trẻ tiết kiệm thời gian đặc biệt trong những ngày bị "dí deadline", đến thời gian ngủ còn chẳng có. Bên cạnh đó, với hình thức này người trẻ dễ dàng tiếp cận được các sản phẩm khác nhau, so sánh giá cả để đưa ra quyết định "có lợi" nhất. Hà Nguyễn (25 tuổi) chia sẻ: "Mặc dù mình thường xuyên mua 10-12 đơn trong ngày giảm giá ‘đậm nhất’ mỗi tháng, những sản phẩm đó đều là nhu cầu thiết yếu. Mình mua từ quần áo đến các vật dụng trong nhà như nước giặt, giấy vệ sinh... Không chỉ tiện lợi mà mua sắm online cón có thể áp dụng mã giảm giá, tiết kiệm hơn rất nhiều".
Chẳng hạn trên ứng dụng Shopee, khách hàng sẽ được tặng mã giảm giá khi mua sắm hàng hoá dịch vụ. Bên cạnh đó, bạn cũng thường xuyên nhận được các mã giao hàng miễn phí hằng tháng. Khi sử dụng tài khoản thanh toán VietinBank, Gen Z mặc nhiên sẽ nhận được nhiều "món hời" hơn nhờ chương trình ưu đãi VietinBank liên kết với ví ShopeePay.
"Bỏ phố về quê" là xu hướng gần đây của một bộ phận Gen Z, họ mong muốn có nhiều trải nghiệm hơn và một cuộc sống ít xô bồ, tấp nập trên thành phố. Với nhiều người ở những thế hệ khác, điều này chẳng khác nào "nằm mơ giữa ban ngày" hay "lười biếng".
Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ khiến mọi thứ dễ dàng hơn, Gen Z có thể tăng thu nhập dù làm việc ở nhà. Dù ở quê, người trẻ cũng dễ dàng tiếp xúc với các dịch vụ tiện lợi hay thông tin mới nhất với sự phát triển vượt trội của công nghệ và kỹ thuật số. Nhiều người nhận xét rằng Gen Z không còn quan tâm tương lai, sống với châm ngôn YOLO - bạn chỉ sống 1 lần trong đời, hãy tận hưởng hiện tại.
Song, khác biệt không có nghĩa là sai, Gen Z là người rất hiểu bản thân mình. Với sự độc đáo và cá tính trong tính cách, họ đem đến cảm giác khá tự tại, "vô lo vô nghĩ" nhưng lại là người luôn chuẩn bị chu đáo cho tương lai. Có nhiều người trẻ đã sở hữu nhà khi chỉ vừa mới 20 tuổi để an cư lạc nghiệp. Cũng có một số người không có mong muốn ổn định, tuy nhiên họ tích lũy để đầu tư với để nghỉ hưu sớm trong tương lai hoặc tiền sẽ làm việc cho mình thay vì "chạy theo đồng tiền".
"Mình tính không mua các tài sản lớn như nhà hay xe. Mình thích trải nghiệm, và để thực hiện điều này cần phải có tài chính vững mạnh. Từ năm 18 tuổi, mình đã bắt đầu mở tài khoản tiết kiệm online . Bên cạnh đó, mình cũng cố gắng tích luỹ tốt hơn bằng cách thanh toán không tiền mặt để nhận voucher hay mua sắm trên các trang thương mại điện tử để có giá hời hơn", Nam Anh (24 tuổi) chia sẻ.
Ngay cả với tài khoản ngân hàng - vật bất ly thân của người trẻ, Gen Z cũng có thể "tiết kiệm" bằng cách đồng hành với VietinBank. Một cách để kiếm được "món hời" trong những khoản chi cần thiết đó là mở tài khoản thanh toán tại VietinBank để nhận ưu đãi 50 nghìn đồng.
Chưa hết tháng đã phải ăn mì tôm cầm cự qua ngày hay sử dụng thẻ tín dụng "mua trước trả sau" do hết tiền có lẽ là những hình dung phổ biến về cách chi tiêu của Gen Z. Bên cạnh đó, Gen Z cũng được cho là những người có chiến lược đầu tư "lướt sóng", ưa mạo hiểm không ngại rủi ro. Có thể nói rằng Gen Z không có khái niệm đúng đắn về tiền, "rỗng túi" là trạng thái tài chính thường gặp.
Tuy nhiên, những suy nghĩ này có phần sai lầm. Với sự phát triển của công nghệ, dễ dàng tiếp cận thông tin qua Internet, Gen Z đã có những kiến thức nền tảng tài chính từ rất sớm. Những bạn sinh viên 18, 19 tuổi không chỉ biết đến tiết kiệm mà còn học cách đầu tư để "tiền đẻ ra tiền". Cũng có những người khởi nghiệp, kinh doanh từ sớm. Vượt qua 2 năm dịch Covid, có thể nói họ càng hiểu hơn về giá trị và ý nghĩa của đồng tiền.
Thay vì cho rằng Gen Z chi tiêu theo cảm xúc, họ thực chất là những người tiêu tiền kỷ luật theo cách độc đáo. Gen Z chi tiêu cho nhu cầu và những thứ mang lại giá trị về mặt tài chính lẫn cuộc sống. Chẳng hạn, đầu tư dù thua lỗ cũng gặt hái được những bài học từ đó, hay trải nghiệm để hiểu biết hơn.
Về mặt tiền bạc, người trẻ thường xuyên cập nhật tin tức từ các chuyện gia uy tín thông qua YouTube, Podcast hay các trang tin. Bên cạnh đó, các ứng dụng điện thoại để quản lý chi tiêu được Gen Z sử dụng rất nhiều. Thậm chí nhiều người còn sử dụng công cụ để hạn chế số tiền tiêu ra trong 1 ngày.
Quả thực lớn lên trong thế giới khác biệt rất nhiều so với thế hệ trước, Gen Z có phần khó để "nắm bắt". Tuy nhiên, họ đều là những người trẻ luôn nỗ lực vì mục tiêu của bản thân và tính kỷ luật trong cách nhìn nhận khía cạnh tài chính của họ rất cao. Chi tiêu "mạnh tay" cho những điều cần thiết nhưng không lãng phí, luôn tiết kiệm khi có thể, luôn áp dụng công nghệ để làm chủ tài chính của bản thân.
Thấu hiểu "nỗi lòng" của Gen Z, đồng thời luôn quan tâm đến lớp trẻ, VietinBank liên kết với ví ShopeePay mang đến rất nhiều chương trình khuyến mãi. Không chỉ bắt kịp với xu hướng hiện tại của Gen Z, tiện lợi - nhanh chóng - hiện đại thông qua hình thức thanh toán không tiền mặt, mà còn hàng loạt voucher cho những dịch vụ "gắn liền" với thế hệ này. Dù đi xem phim, du lịch, hay đi taxi Gen Z hoàn toàn được nhận chiết khấu cao.
Bên cạnh đó, ngay cả mua sắm online trên trang TMĐT hàng đầu, bên cạnh những chương trình khuyến mãi có sẵn, Gen Z có thể "nhân đôi" lợi ích thông qua sử dụng tài khoản thanh toán VietinBank. Chỉ với thao tác mở tài khoản online đơn giản trên ứng dụng Ngân hàng số - VietinBank iPay Mobile, người trẻ sẽ nhận ngay "món hời" là 50 nghìn đồng.