Nuôi dưỡng yêu thương qua các món ăn ngon không chỉ là đặc quyền của những người mẹ, đó còn là ngôn ngữ kỳ diệu của người cha. Nghiêm khắc và kiệm lời, nhiều người cha Việt chọn cách thể hiện tình yêu với con cái qua những bữa ăn.

Có một loại ngôn ngữ, cha lặng thầm gửi gắm yêu thương - Ảnh 1.

Ba tôi đi làm ăn tận Cà Mau từ khi tôi còn rất nhỏ. Có một lần, hồi 15 tuổi, tôi một mình về Đất Mũi thăm ba. Dù ba rất bận, nào tàu, nào cá, ông đã tự mình lái chiếc vỏ lãi từ căn nhà ngoài cửa biển vào lại chợ huyện, dắt tôi đến nhà bác Năm, hôm ấy mọi người đi vắng hết. Trong căn nhà cấp 4 đơn sơ yên tĩnh, ông lấy ra khỏi thùng… mấy con mực, ba bảo mực mới bắt từ biển lên, tươi lắm, ở các chợ không có mực ngon như vậy. Rồi ba ngồi bên sàn nước, cặm cụi rửa mực. Ba bắt một cái bếp ga mini, rót vào 2 chai nước suối, phải là loại nước suối ngon nhất lúc đó. Ông luộc mực lên cái xửng, bảo tôi đến ngồi bên bàn, rồi thong thả gắp mực ra chén, bảo con ăn đi.

Có một loại ngôn ngữ, cha lặng thầm gửi gắm yêu thương - Ảnh 2.

Lần đầu tiên sau nhiều năm trong đời, tôi có cảm giác được cha mình chăm sóc. Bữa mực tươi luộc bằng nước suối ba tự tay làm đó, với tôi, giống một nghi thức thiêng liêng, một minh chứng đầu đời cho tôi tin rằng: ba có thương mình. Một người đàn ông đi biển, ăn sóng nói gió, gần như không thể hiện tình cảm gì, đã dành cho tôi cả một buổi chiều và nấu cho tôi một bữa ăn ngon. Chỉ vậy thôi, mấy con mực tươi nhất, mấy chai nước suối sạch nhất, chỉ có hai cha con. Với tôi, như vậy là đủ cho cuộc đời này.

Đó là chuyện của 20 năm trước, giờ ba vẫn ở xa, tôi cũng đủ lớn để vượt qua những trắc trở cảm xúc trong lòng, để gần ba hơn về tình cảm. Ba đã già đi, và dạo này bệnh nhiều, đi bệnh viện hai tháng một lần, và mỗi lần đi khám là một lần xách đồ ăn lên. Mấy tháng trước ba bị đau chân, có lần nhìn ba khập khiễng bước xuống xe đò với thùng cua xách cho tôi, tự nhiên mà cay mắt. Nên lần này tôi mới dặn, ba đem 3 con thôi.

Có lẽ nhiều ông bố bà mẹ như vậy, nhiều người trong số họ kiệm lời yêu thương, khó khăn bày tỏ, nhưng khi những đứa con nhìn những thùng đồ ăn họ lỉnh kỉnh xách theo, cái bữa ăn họ cặm cụi nêm nấu, dù miệng chúng có thể kêu ca, nhưng lòng chúng biết ơn, vì chẳng biết mình còn được mấy lần ăn đồ ăn cha mẹ chuẩn bị cho, những bữa ăn hơn mọi thứ sơn hào hải vị Michelin hay fine-dining thời thượng trên đời.

Đây là câu chuyện của chị Tịnh Nhân, 34 tuổi, sống tại TP.HCM, chia sẻ về kỷ niệm với người cha qua món ăn yêu thương trong ký ức.

Có một loại ngôn ngữ, cha lặng thầm gửi gắm yêu thương - Ảnh 3.

Còn nhà thơ Nguyễn Phong Việt, nhắc về tình yêu của cha qua những bữa ăn, và khi nhìn lại trải nghiệm làm cha của mình, đã tâm sự: "Bữa ăn đáng nhớ với ba anh có lẽ là những bữa ăn vào dịp Tết, thời điểm mà trong nhà mới dám ăn thịt gà, thứ thịt đắt đỏ của những năm tháng nghèo khó. Thời đó, ba của anh nuôi một đàn gà trong sân, một số ít gà để dành để bán lấy tiền mua đồ ăn, số khác thì nuôi để dành để ăn Tết hoặc một vài dịp giỗ khác. Thế nên ngày đó, cứ đến dịp Tết được ăn món thịt gà kho sả ớt cùng ba và cả nhà, là những bữa ăn mà anh nghĩ không chỉ đáng nhớ về cảm xúc ấm áp mà còn ngon, rất ngon với tâm thức của một đứa trẻ lớn lên trong nghèo khó như anh. Vì anh biết, để có đĩa thịt gà ấy, ba anh đã phải bỏ rất nhiều công sức để chăm sóc, nuôi dưỡng những con gà trong suốt một năm qua như thế nào. Bữa ăn của ba anh dạy cho anh rất nhiều thứ, anh hiểu thêm rằng thức ăn của ba không chỉ để lấp dạ dày, mà còn chan chứa cả tình yêu, sự vất vả khi ba anh chăm sóc, nuôi dưỡng đàn gà trong suốt một năm thế nào.

Lớn lên từ những bữa ăn ngày Tết của ba, anh có thêm động lực để tiếp tục nuôi dưỡng tình yêu này cho con mình. Giống như ba anh, anh luôn muốn dành những thứ tốt nhất con con, anh chăm con anh gần như tất tần tật mọi thứ từ bé, còn việc nấu ăn, bà ngoại là người nấu chính cho bé, nhưng những khi có thể, anh cũng thấy rất hạnh phúc khi có thể nấu những bữa sáng cho con mình. Ngoài ra anh nghĩ, áp lực xã hội đang rất nhiều, thế nên việc chia sẻ công việc gia đình cùng nhau nên là điều cần làm. Cá nhân anh, ở góc độ ba chăm con, thì anh thấy việc anh nấu ăn cho con anh là niềm vui, nó không phải là điều gì đó mất thời gian hay phiền phức.

Có một loại ngôn ngữ, cha lặng thầm gửi gắm yêu thương - Ảnh 4.

Tình yêu đến từ thế hệ trước không những ảnh hưởng đến quá trình trưởng thành của mỗi cá nhân mà còn là động lực để chúng ta tiếp tục nuôi dưỡng yêu thương từ quá khứ. Giống như cách các ông bố học cách yêu thương con mình từ những thế hệ trước.

Có một loại ngôn ngữ, cha lặng thầm gửi gắm yêu thương - Ảnh 5.

Nhiều người đã nghe đến khái niệm "5 ngôn ngữ tình yêu" của tác giả Gary Chapman, bao gồm lời yêu thương, cử chỉ âu yếm, quà tặng, thời gian chất lượng, sự chăm sóc… Nhưng nhiều "gạch đầu dòng" trong số đó dường như hãy còn xa lạ với nhiều người Châu Á. Tiến sĩ Patrick Wanis đã có một phát hiện thú vị, rằng thức ăn chính là một "ngôn ngữ tình yêu" toàn năng thứ sáu, một thứ "ái ngữ" với nhiều thế hệ người Châu Á. Theo cuộc khảo sát được thực hiện bởi OnePoll, trong một bữa ăn gói lấy nhiều thông điệp, nhiều người đã mua hoặc nấu một bữa ăn để nói lời yêu thương (53%), an ủi họ (53%) và bày tỏ lời cảm ơn (51%). Và gần 70% bậc cha mẹ cho biết tình cảm với con cái được thắt chặt hơn qua bữa ăn. Điều này cũng phổ biến với người Châu Á.

Có một loại ngôn ngữ, cha lặng thầm gửi gắm yêu thương - Ảnh 6.

Bên cạnh đó, nếu như các quan niệm thông thường cho rằng vai trò chăm sóc bữa ăn trong gia đình chủ yếu thuộc về người phụ nữ, thì nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, những bữa ăn của các ông bố lại đóng một vai trò không nhỏ trong sự lành mạnh về sức khỏe tinh thần và hạnh phúc của một con người khi trưởng thành.

Có một loại ngôn ngữ, cha lặng thầm gửi gắm yêu thương - Ảnh 7.

Một cách bản năng từ trong tiến hóa, tìm kiếm thức ăn cho con cái chính là bản năng của người cha. Càng kiệm lời, càng nghiêm khắc, thì món ăn lại là kênh bày tỏ tinh tế theo cách của riêng họ. Và nấu ăn không chỉ là tình yêu mà còn là cách bố dạy cho con kỹ năng sống quan trọng, dạy con cách khám phá những điều thú vị trong cuộc sống.

Có một loại ngôn ngữ, cha lặng thầm gửi gắm yêu thương - Ảnh 8.

Có một loại ngôn ngữ, cha lặng thầm gửi gắm yêu thương - Ảnh 9.

Đàn ông có những cách riêng để bày tỏ tình yêu qua món ăn. Đồng hành cùng những người cha, C.P. Việt Nam bật mí đến các ông bố một số bí quyết nâng trình bếp núc dễ thực hiện như sau

Có một loại ngôn ngữ, cha lặng thầm gửi gắm yêu thương - Ảnh 10.